Nội dung cổ phần hóa
Hiện nay ở nhiều nước ta có hai hình thức cổ phần chủ yếu đó là: Thành lập công ty cổ phần từ việc cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước. Thành lập công ty cổ phần mơí thông qua việc đóng góp cổ phần của các cổ đông. ...
Hiện nay ở nhiều nước ta có hai hình thức cổ phần chủ yếu đó là:
- Thành lập công ty cổ phần từ việc cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước.
- Thành lập công ty cổ phần mơí thông qua việc đóng góp cổ phần của các cổ đông.
Nói chung về nguyên tắc các doanh nghiệp Nhà nước đăng kí kinh doanh theo Nghị định 388/HDBT đều có thể tiến hành cổ phần hoá. Tuy nhiên trong điều kiện nước ta hiện nay với mục tiêu đã nêu ra ở trên, những doanh nghiệp có đủ các điều kiện dưới đây sẽ là đối tợng tốt để cổ phần hóa:
- Những doanh nghiệp có quy mô vừa vận dụng kinh nghiệm của các nước vào nước ta cho thấy để tiến hành cổ phần hóa có hiệu quả đối với doanh nghiệp cần bảo đảm:
- Vốn cổ phần không dưới 500 triệu đồng.
- Số người mua cổ phiếu cho phép bán hết cổ phiếu của doanh nghiệp.
- các doanh nghiệp kinh tế quốc doanh không nằm trong danh mực Nhà nước đầu tư 100% vốn.
- Những doanh nghiệp Nhà nước làm ăn có lãi thực hoặc trước mắt không có lãi thực gặp khó khăn, song có thị trường ổn định và phát triển hứa hẹn một tơng lai tốt đẹp.
Trình tự và nội dung các bước tiến hành cổ phần hoá một doanh nghiệp Nhà nước theo tiến độ sau đây:
Bước 1: Thành lập ban vận động cổ phần hoá doanh nghiệp.
Ban vận động cổ phần hoá doanh nghiệp bao gồm các chuyên gia kinh tế kĩ thuật, các cán bộ quản lý doanh nghiệp.
Các chuyên gia của các nghành quản lý Nhà nước.
Ban vận động cổ phần hoá do uỷ ban nhân dân tỉnh ra quyết định thành lập và cử giám đốc doanh nghiệp làm trưởng ban.
Ban vận động có nhiệm vụ:
- Chuẩn bị phương án cổ phần hoá theo QĐ202/CT của chủ tịch hội đồng bộ trưởng về nội dung các bước cổ phần hoá.
- Xây dựng luận chứng sơ bộ về cổ phần hoá.
Bước 2: Phân tích và tổ chức lại doanh nghiệp.
Bước này nhằm làm rõ thực trạng về các mặt, những vấn đề đặt ra cần xử lý trước khi tiến hành cổ phần hoá.
- Phân tích doanh nghiệp trên các mặt như kĩ thuật và công nghệ, tình hình tài chính, thị trường.
- Tổ chức lại doanh nghiệp.
- Lập các phương án kinh doanh và lợi nhuận trong năm năm. Phương án kinh doanh và lợi nhuận được xây dựng trên cơ sở các dự kiện về triển vọng của doanh nghiệp đã nêu.
Bước 3: Xác định trị giá của doanh nghiệp việc xác định giá trị của doanh nghiệp được tiến hành theo trình tự sau:
- Xác định trị giá vốn của doanh nghiệp.
- Đánh giá lại vốn và trị giá tài sản trong diện cổ phần hoá.
- Phân tích phương án kinh doanh và lợi nhuận trong 5 năm tới.
- Xác định sơ bộ trị giá doanh nghiệp theo phương án lợi nhuận nêu trên.
- Đối chiếu kết quả này với các sổ sách có liên quan.
- Dự kiến trị gía doanh nghiệp và báo cáo lên hội đồng thẩm định xtôi sét trước khi trình lên cấp trên có thẩm quyền quyết định.
- Xác tổng số cổ phần và mệnh giá cổ phiếu.
Bước 4: Dự tính số cổ phiếu đtôi bán và vận động người mua.
Bước 5: Xác định giá bán thực tế cổ phiếu và tiến hành bán.
Bước 6: Họp đại hội cổ đông để làm các thủ tục thành lập công ty thông qua điều lệ đăng kí tại doanh nghiệp.