24/05/2018, 23:45

Những xu hướng và kinh nghiệm phát triển ngành công nghiệp dệt may trên thế giới

Xu hướng phát triển ngành công nghiệp Dệt May trên thế giới BIỂU 2: MỘT SỐ CHỈ TIÊU KINH TẾ DỆT MAY THẾ GIỚI Các nước Lượng lao động Dệt May (USD/Giờ) Tiêu dùng (kg/Người) GDP/người (USD/người) ...

Xu hướng phát triển ngành công nghiệp Dệt May trên thế giới

BIỂU 2: MỘT SỐ CHỈ TIÊU KINH TẾ DỆT MAY THẾ GIỚI

Các nước Lượng lao động Dệt May (USD/Giờ) Tiêu dùng (kg/Người) GDP/người (USD/người)
1 Việt Nam 0,18 0,8 220
2 Thái Lan 0,87 3,0 2315
3 Philipin 0,67 1,8 1010
4 Inđônêxia 0,23 1,9 780
5 Malaixia 0,95 6,5 3530
6 Singapore 3,16 29 22,52
7 Đài Loan 5 11236
8 Trung Quốc 0,34 5,7 435
9 Hồng Kông 3,39 12,8 21,558
10 Ấn Độ 0,54 2,5 310
11 Hàn Quốc 3,6 14 8520
12 Nhật 16,37 20 38750
13 Mỹ 10,33 27 25900
14 Anh 10,16 18,5 16600
15 Pháp 12,63 25 24150
Bình quân toàn thế giới 7,2

(Nguồn: Bản tin công nghiệp Dệt- số 113/1993)

Từ lâu trên thế giới ngành công nghiệp Dệt May được hình thành và đi lên cùng với sự phát triển ban đầu của chủ nghĩa tư bản, vì ngành thu hút nhiều lao động với kỹ năng không quá cao, vốn đầu tư ban đầu không quá lớn, có điều kiện mở rộng thương mại quốc tế. Do vậy trong quá trình công nghiệp hoá tư bản từ rất sớm ở các nước tư bản như Anh, Italia, Pháp...và cho đến nay các nước công nghiệp mới như Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore... ngành Dệt May đều có vị trí quan trọng trong quá trình công nghiệp hoá của họ.

BIỂU 3: TRẢ LƯƠNG THEO LAO ĐỘNG

(Đơn vị: USD/năm)

Năm Việt Nam Trung Quốc Inđônêsia Malaixia Hàn Quốc Đài Loan Singapore
1992 210 720 2970 8730 10380 8610
1993 340 740 3100 9590 10710 8820
1994 370 420 760 3440 10550 10960 9990
1995 450 500 930 3810 12930 11620 11190
1996 550 540 940 3990 1270 11460 11430
1997 650 550 890 3840 11230 11120 10890
1998 690 570 330 2870 7820 10260 10210

Nguồn: Tổng quan về cạnh tranh Công nghiệp Việt Năm năm 1999

BIỂU 4: GIÁ TRỊ GIA TĂNG THEO LAO ĐỘNG

(Giá so sánh- USD)

Năm Việt Nam Trung Quốc Inđônêsia Malaixia Hàn Quốc Đài Loan Singapore
1992 520 1400 3000 6800 24100 21600 14060
1993 870 2260 3600 7260 27090 22300 13960
1994 990 1580 4600 8750 29900 20000 14840
1995 1380 1490 3900 9890 37870 20300 16230
1996 1720 1490 4000 10450 37210 22500 16270
1997 1720 1650 3700 10700 33160 22900 16190
1998 1770 1760 1100 7980 20510 21100 15560

Nguồn: Tổng quan về cạnh tranh công nghiệp Việt Nam 1999

Nhìn vào các bảng biểu cho thấycác nước công nghiệp phát triển: Nhật, Anh, Mỹ...có giá trị nhân công lao động cao còn những nước đang phát triển như Việt Nam, Ấn Độ...có giá trị nhân công lao động rất thấp. Trên thế giới đang có xu hướng phát triển ngành công nghiệp Dệt May như sau:

Chuyển ngành công nghiệp Dệt May sang các nước đang phát triển có giá lao động thấp. Trước đây, ngành công nghiệp Dệt May gắn liền với công nghiệp hoá chất và chế tạo máy. Vì thế mà công nghiệp Dệt May chỉ phát triển được ở các nước công nghiệp phát triển. Đến thập kỷ 60 thu nhập của người lao động đã tăng lên rất cao, công nghiệp Dệt May đã đạt đến trình độ tự động hoá. Sang đầu thập kỷ 70 ngành Dệt May các nước này dừng lại do phát hiện ra được kho nhân lực vô tận và rẻ mạt tại một số nước, nhất là vùng Đông Nam Á. Hơn nữa đầu tư vào ngành Dệt May không cần nhiều vốn, thu lãi lại

nhanh, do đó có sự dịch chuyển ngành Dệt May sang các nước NICs. Đến thập kỷ 70 một số nước NICs đã vượt trong danh sách 5 nước xuất khẩu lớn nhất thế giới. Sang thập kỷ 80 các nước NICS đã trở nên lớn mạnh về ngành Dệt May, có gía trị kim ngạch xuất khẩu lớn. Các nước này đã dùng Công nghiệp Dệt May làm đòn bẩy thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

Những nước đang phát triển là những nước có thu nhập bình quân đầu người thấp, cần giải quyết các nhu cầu thiết yếu của cuộc sống trong đó có nhu cầu ăn mặc. Xu hướng chuyển dịch như vậy là một tất yếu khách quan. Ngày nay các nước NICs Châu Á như Hàn Quốc, Đài Loan, Singapo…cũng đang chuyển sản xuất ngành Dệt May sang các nước có lao động dồi dào và mức lương thấp hơn như Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam, Inđônêxia…Như vậy đây cũng là một cơ hội tốt cho Việt Nam và cho thủ đô Hà Nội nói riêng.

Phân công lao động và chuyên môn hoá ngành Dệt và May tuỳ thuộc vào thực lực của từng quốc gia. Những quốc qia không có lợi thế cơ bản về nguồn nguyên liệu thô cung cấp cho đầu vào sẽ chuyên môn hóa theo hình thức “ mua đứt bán đoạn”, tức là mua nguyên liệu từ bên ngoài về tiến hành sản xuất và bán sản phẩm về ngành Dệt ( bao gồm kéo sợi, dệt thoi, dệt kim). Những quốc gia có giá lao động rẻ, có máy móc thiết bị tương đối hiện đại, trình độ tay nghề khéo léo sẽ chuyên môn hóa ngành May theo hình thức may xuất khẩu, may gia công.

Như vậy thông qua tìm hiểu về xu thế phát triển của Công nghiệp Dệt May của thế giới cho thấy những thuận lợi cũng như thách thức để có thể nhanh chóng phát triển ngành Dệt May cả nước và ở Hà Nội. Ngành Dệt May cần phải được đầu tư thích đáng, chuyển giao công nghệ từ các nước phát triển để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường trong và ngoài nước.

Kinh nghiệm của các nước trên thế giới

Kinh nghiệm của Trung Quốc

Trung Quốc là nước rất phát triển về ngành Dệt May, và được coi là ngành nghề truyền thống. Qua tìm hiểu về ngành Dệt May Trung Quốc có thể đưa ra những bài học kinh nghiệm cho phát triển ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam và Hà Nội như sau:

  • Phát triển công nghiệp Dệt May xuất phát từ lợi thế của mình về nguồn nhân lực, nguồn nguyên liệu, nguồn vốn đầu tư, thiết bị công nghệ để lựa chọn hình thức tự sản xuất, gia công hay liên doanh của từng vùng từng địa phương.
  • Từng bước hiện đại hóa máy móc, trang thiết bị công nghệ tại các trung tâm công nghiệp. Đồng thời chuyển giao, thải loại thanh lý các công nghệ cũ lạc hậu còn sử dụng được cho các vùng có trình độ công nghệ yếu kém. Chuyển giao công nghệ từ thành phần kinh tế quốc doanh sang thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Sử dụng đồng thời cả công nghệ truyền thống và công nghệ hiện đại để giải quyết và thu hút lao động có trình độ từ đơn giản đến phức tạp.
  • Phát triển các doanh nghiệp Dệt May với nhiều thành phần: quốc doanh, ngoài quốc doanh, liên doanh, liên kết, 100% vốn nước ngoài. Nhưng trong giai đoạn hiện nay và thời gian tới Trung Quốc sẽ phát triển ngành Dệt May của thành phần quốc doanh. Đây là thành phần có lợi thế hơn về xuất khẩu do cả nguyên nhân khách quan và chủ quan. Để phát triển khu vực này Trung Quốc đã thực hiện một số giải pháp cụ thể sau:

+ Đa dạng hoá các loại hình doanh nghiệp Nhà nước. Với những doanh nghiệp có quy mô nhỏ thì tổ chức sát nhập liên kết để phát huy sức mạnh tổng hợp. Nhữ ng doanh nghiệp có quy mô vừa và lớn thì tiến hành ký kết hợp đồng gia công sản phẩm với đối tác bên ngoài.

+ Tổ chức hoạt động theo hình thức “ công ty mẹ, công ty con”. Công ty mẹ là những công ty có uy tín trên thị trường, sản phẩm được thị trường trong và nước ngoài tín nhiệm về chất lượng, chủng loại, tính thẩm mỹ cao. Công ty mẹ đứng ra ký kết hợp đồng kinh tế, sau đó hợp đồng được phân nhỏ cho các công ty con hay cho những công ty thành viên thực hiện.

Bên cạnh đó trong thời gian gần đây, khi nắm bắt được xu thế doanh nghiệp thế giới, Trung Quốc đã đầu tư xây dựng thêm các doanh nghiệp Nhà nước có quy mô lớn thu hút và giải quyết việc làm tại các khu trung tâm thành phố như: Bắc Kinh, Thượng Hải…Trung Quốc có chiến lược phát triển đa dạng hoá sản phẩm, đầu tư máy móc thiết bị công nghệ nâng cao chất lượng hạ gía thành sản phẩm, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ tay nghề cao, trình độ quản lý vững vàng để phát triển ngành Dệt May.

Yếu tố Trung Quốc

Công nghiệp Dệt May Trung Quốc có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam như nguồn nhân lực dồi dào, giá nhân công thấp...Nhưng chính Trung Quốc là một thách thức lớn đối với Công nghiệp Dệt May Việt Nam .

Ấn tượng rõ rệt thấy được ở Việt Nam là ngành Dệt May Trung Quốc đang tạo ra cách thức cạnh tranh chính cho các doanh nghiệp Việt Nam. Theo thống kê thương mại, rõ ràng Trung Quốc là nước xuất khẩu sản phẩm Dệt May chính ở Đông Á. Hàng xuất khẩu của nước này vượt xa hàng Việt Nam, thậm chí xuất khẩu hàng Dệt May trên đầu người của Trung Quốc cũng cao hơn. Việc buôn lậu hàng Trung Quốc vào Việt Nam tràn lan và chiến dịch chống buôn lậu cũng không thành công.

Sự cạnh tranh liên quan tới Trung Quốc ở một khía cạnh nào đó là một nhân tố tích cực khích lệ sự cố gắng của Việt Nam phát triển một ngành Công nghiệp Dệt May hiệu quả mang tính quốc tế. Nhưng thực tế không theo ý muốn bởi vì hậu quả lại là sự thâm hụt thu nhập quốc gia, mặc dù người tiêu dùng được lợi khi họ mua được rẻ hơn. Chính phủ cố gắng ngăn cấm cũng không hiệu quả vì Việt Nam có đường bờ biển quốc tế dài và mặt hành chính yếu kém của các cơ quan hải quan. Thách thức của Trung Quốc đối với Dệt May Việt Nam là rất lớn. Vấn đề đối với Trung Quốc chính là ở chỗ phải làm sao nganh sức được với họ chứ không phải làm ngơ trước tính cạng tranh của họ. Việt Nam cần phải có những chiến lược phát triển lâu dài, các doanh nghiệp phải tự mình vươn lên để tự khẳng định mình.

Một số điểm cần so sánh Trung quốc với Việt Nam

Một làTrung Quốc có quá trình công nghiệp hoá lâu đời hơn so với Việt Nam và họ bắt đầu quá trình xuất khẩu công nghiệp ít nhất là trước Việt Nam một thập kỷ.

Hai là: hạn ngạch xuất khẩu đã tạo thuận lợi cho Trung Quốc.

Ba là: Trung Quốc được hưởng những ưu thế đặc biệt do sự có mặt của Hồng Kông và Đài Loan và hai lãnh thổ này bị mất ưu thế tương đối trong các ngành đó.

Tất nhiên Việt Nam không thể giống Hồng Kông nhưng có bài học về chiến lực phát triển: Việt Nam năm kề cận với Hồng Kông và Đài Loan có thuận lợi hơn so với nước khác về góc độ thương mại với vị trí địa lý này. Một điểm nữa có lẽ là bài học chính, là Việt Nam có khả năng thu hút kinh nghiệm quốc tế trong khu vực bằng việc tạo môi trường thương mại thuận lợi . Điều đó sẽ kéo theo một cuộc cải tổ để đạt được hiệu quả cao hơn và hệ thống cơ sở hạ tầng hấp dẫn với các thiết bị có chi phí cạnh tranh và một mạng lưới chính sách rõ ràng đơn giản.

Bốn là: Trung Quốc so với Việt Nam được hưởng ưu thế so qua sự phá giá lớn năm 1994 cùng với tỷ lệ lạm phát nhỏ , giảm đáng kể tiêu dùng trong nước so với giá quốc tế.

Cuối cùng có lẽ là chi phí kinh doanh ở Trung Quốc thấp hơn. Mức lương trung bình của các ngành Trung Quốc hiện nay thấp hơn Việt Nam. Mặt khác mức tiêu dùng và mức thuế hầu như thấp hơn ở Việt Nam. Ngoài ra các doanh nghiệp Trung Quốc (đặc biệt là doanh nghiệp Hương Trấn) có thể hoạt động trong môi trường tự do hơn, ít bị hạn chế hơn so với Việt Nam.

Nhiều ý kiến cho rằng Trung Quốc có ưu thế cạnh tranh hàng may mặc là do nước này có nền công nghiệp Dệt đồng bộ, vì vậy các nhà xuất khẩu may mặc có thể tìm nguồn nguyên liệu vải trong nước. Rõ ràng nguồn cung cấp trong nước là thuận lợi lớn, nhân tố nay quan trọng. Trong thực tế nghiên cứu mới đây về nền công nghiệp Trung Quốc cho thấy rằng có một vấn đề tìm thấy ở Việt Nam là một ngành công nghiệp May đầy cạnh tranh đứng cạnh một ngành Dệt kém hiệu quả cũng xuất hiện ở Trung Quốc với một mức độ nào đó.

Từ những nghiên cứu trên về ngành Dệt May Trung Quốc, chúng ta có thể đúc kết được những kinh nghiệm làm bài học bổ ích cho hướng phát triển ngành Công nghiệp Dệt May Việt Nam và thành phố Hà Nội.

Kinh nghiệm của các nước NICs Đông Á (Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore)

Vào cuối những năm 80 các nước này đã có lượng hàng Dệt May xuất khẩu rất lớn, chủ yếu sang các nước công nghiệp phát triển. Có thể nói đây là những nước có thế mạnh về mặt hàng này và dẫn đầu về mặt hàng này, giá trị kim ngạch xuất khẩu cao nhưng đang chững lại và có hướng suy giảm. Trong thời gian tới sẽ có xu hướng dịch chuyển sang các nước đang phát triển như Việt Nam, thay thế vào đó là các ngành công nghiệp kỹ thuật cao như điện tử, linh kiện máy móc, công nghệ sạch.. Với những thành tựu đạt được đầu những năm 90 trở về trước Công nghiệp Dệt May ở các nước này cho nước ta những kinh nghiệm sau:

  • Phát triển chiều sâu, tăng cường máy móc thiết bị hiện đại nâng cao chất lượng các sản phẩm cao cấp. Tổ chức các viện nghiên cứu thời trang và mẫu mốt. Các viện mẫu thời trang chỉ đóng vai trò nghiên cứu thiết kế các mẫu sản phẩm. Tiếp đó các mẫu thời trang được đưa vào Catalloge và đưa về cho các doanh nghiệp sản xuất Dệt May có yêu cầu trong từng vùng của cả nước.
  • Tiến hành chuyên môn hoá ngành Dệt May. Trước hết vào cuối những năm 70, những nước này tiến hành chuyên môn hoá ngành Dệt. Ngành Dệt thoi được đầu tư mạnh mẽ nhất do sản phẩm của ngành chủ yếu là vải thành phẩm cung cấp nguyên liệu cho ngành May và các ngành khác có sử dụng như trang trí nội thất, bao bọc đệm ga gối...Đến đầu những năm 80 thì ngành May đã được chuyên môn hoá sâu. Các nước NICs tiến hành chuyên môn hoá sản phẩm của ngành May cho từng khu vực, địa phương và cả nước.

Như vậy, từ các kinh nghiêm trên cho thấy ngành Dệt May Việt Nam đang mới chỉ ở giai đoạn đầu của thời kỳ đầu của sự phát triển, là một mảnh đất mầu mỡ chưa được khai phá hết. Với xu thế chuyển dịch thuận lợi như trên sẽ tạo điều kiện thuận lợi phát triển ngành Dệt May Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng đạt kết quả khả quan trong thời gian tới.

0