Những vấn đề chung về tín dụng
Tín dụng (credit) xuất phát từ chữ Latinh là Credittum (tin tưởng, tín nhiệm). Tín dụng được diễn giải theo ngôn ngữ dân gian của Việt Nam là sự vay mượn. Trong thực tế cuộc sống, thuật ngữ tín dụng được hiểu theo nhiều nghĩa khác ...
Tín dụng (credit) xuất phát từ chữ Latinh là Credittum (tin tưởng, tín nhiệm). Tín dụng được diễn giải theo ngôn ngữ dân gian của Việt Nam là sự vay mượn.
Trong thực tế cuộc sống, thuật ngữ tín dụng được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, ngay cả trong quan hệ tài chính, tùy theo từng bối cảnh cụ thể mà thuật ngữ tín dụng có một nội dụng riêng. Trong quan hệ tài chính, tín dụng có thể hiểu theo nhiều quan điểm khác nhau. Nhưng tập trung lại, trên cơ sở tiếp cận theo chức năng hoạt động của Ngân hàng thì tín dụng được hiểu theo nghĩa như sau:
Tín dụng là một giao dịch về tài sản ( tiền hoặc hàng hóa) giữa bên cho vay (Ngân hàng và các định chế tài chính khác) và bên đi vay ( cá nhân hoặc doanh nghiệp và các chủ thể khác), trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán. [3]
Khái niệm tín dụng được thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tín dụng
(Nguồn: Giáo trình tiền tệ - Ngân hàng, TS. Nguyễn Đăng Dờn [3])
Tóm lại tín dụng thể hiện ba mặt cơ bản sau:
- Có sự chuyển giao quyển sử dụng một lượng giá trị từ người này sang người khác.
- Sự chuyển giao chỉ mang tính tạm thời.
- Khi hoàn trả lại giá trị đã chuyển giao phải bao gồm cả vốn gốc và lãi
- Chủ thể: Ngân hàng – các doanh nghiệp, cá nhân.
- Đối tượng: Chủ yếu là tiền tệ.
- Mục đích: phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh, đầu tư, tiêu dùng,…
- Công cụ lưu thông: kỳ phiếu Ngân hàng, trái phiếu Ngân hàng, chứng chỉ tiền gửi, hợp đồng tín dụng, khế ước vay…
- Thời hạn: ngắn hạn, trung hạn, dài hạn….
- Tính chất: mang tính gián tiếp ( trong đó Ngân hàng là định chế tào chính trung gian)
Phân phối lại vốn tiền tệ trong nền kinh tế:
Tín dụng là sự vận động của vốn từ chủ thể này sang chủ thể khác, hay cụ thể hơn là sự vận động của vốn từ doanh nghiệp, cá nhân có vốn tạm thời thừa sang các doanh nghiệp, cá nhân đang tạm thời thiếu vốn. Nghĩa là, nhờ vào sự vận động của tín dụng mà các chủ thể vay vốn nhận được một phần vốn tiền tệ từ các chủ thể khác trong xã hội để phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc tiêu dùng.
Vốn tín dụng có thể phân phối dưới hai hình thức:
- Phân phối trực tiếp: là việc phân phối vốn từ chủ thể này sang chủ thể tạm thời thừa vốn sang chủ thể trực tiếp sử dụng vón đó để sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng.
- Phân phối gián tiếp: Việc phân phối được thực hiện thông qua các định chế tài chính trung gian như Ngân hàng, quỹ tín dụng, công ty tài chính……[4]
Tạo ra các công cụ lưu thông tín dụng và tiền tín dụng cho nền kinh tế:
Thông qua hoạt động tín dụng đã làm phát sinh các công cụ lưu thông tín dụng như thương phiếu, trái phiếu, kỳ phiếu,……, các công cụ này có thể lưu thông,
chuyển nhượng có thể thay thế một khối lượng lớn tiền mặt lưu hành.
Mặt khác, trong chế độ lưu thông tiền tệ dựa trên cơ sở bản vị vàng trước đây, thông qua cơ chế tín dụng ngân hàng lại có thể phát hành những đồng tiền giấy . Ở đây khách hàng sẵn sàng chấp nhận sử dụng tiền giấy này vì ngân hàng cam kết sẽ thanh toán bằng vàng trước khi họ nộp tiền giấy vào cho nó, đồng thời khách hàng chấp nhận cho vay vì tin tưởng khách hàng chắc chắn sẽ thanh toán nợ. Như vậy, các Ngân hàng chỉ với một lượng vàng nhất định bằng cơ chế tín dụng sẽ phát hành ra một cơ chế tín dụng có thể phát hành ra một lượng tiền tín dụng lớn hơn gấp bội. Tuy nhiên sẽ có thể bị rủi ro nếu như khách hàng nộp tiền giấy quá nhiều vào Ngân hàng, vượt quá lượng vàng dự trữ tại Ngân hàng đó.
Ngày nay, tiền giấy đã phát hành vào lưu thông đã tách rời dự trữ vàng của Ngân hàng. Nhưng việc phát hành tiền vẫn được thực hiện thông qua con đường tín dụng như: tái cấp vốn cho Ngân hàng trung gian, cho vay đối với Ngân sách Nhà nước…Đây là cơ sở đảm bảo cho lưu thông tiền tệ ổn định, đồng thời đảm bảo đủ phương tiện thanh tóan phục vụ lưu thông hàng hóa được bình thường.[4]
Tín dụng thúc đẩy quá trình tập trung vốn và tái sản xuất xã hội:
- Tín dụng giúp điều hòa vốn từ nơi thừa sang nơi thiếu, từ đó góp phần duy trì, thúc đẩy quá trình mở rộng, phát triển sản xuất kinh doanh được thường xuyên và liên tục với một chi phí hợp lý.
- Tín dụng là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư, từ đó, kích thích quá trình tiết kiệm và gia tăng vốn đầu tư phát triển cho xã hội.
Tuy nhiên, quá trình đầu tư tín dụng Ngân hàng phải rải đều cho mọi chủ thể có nhu cầu, mà việc đầu tư được thực hiện một cách tập trung, chủ yếu là cho các doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả.
Đầu tư tập trung là quá trình tất yếu, vừa đảm bảo an toàn, tách rủi ro tín dụng, vừa thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế.
Tín dụng là công cụ quản lý vĩ mô của Nhà nước:
- Ngày nay, Nhà nước sử dụng tín dụng của hệ thống Ngân hàng để điều tiết quá trình kinh tế thông qua các chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung Ương để thực hiện các mục tiêu vĩ mô như: ổn định giá trị tiền tệ, thúc đẩy kinh tế tăng trưởng…
- Chính sách tín dụng của Nhà nước cho phép hệ thống Ngân hàng mở rộng hay thắt chặt tín dụng để đạt được một tốc độ phát triển kinh tế như ý muốn. Với chính sách tín dụng, Nhà nước có thể hình thành cơ cấu nền kinh tế theo sự hoạch định trước.
Tín dụng Ngân hàng là chỗ dựa để các nhà doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, hiệu quả kinh doanh:
Nhờ có tín dụng mà mỗi doanh nghiệp chỉ giữ cho mình một khoản vốn tự có tối thiểu cần thiết. Khi có nhu cầu sản xuất kinh doanh tăng lên, doanh nghiệp nhờ vào tín dụng để thoã mãn cơ hội kinh doanh. Ngược lại, khi nhu cầu sản xuất kinh doanh suy giảm, doanh nghiệp sẽ gửi tiền vào Ngân hàng để sinh lợi hoặc mua các công cụ tài chính sinh lợi khác. Khi cần vốn kinh doanh họ có thể chiết khấu các công cụ tài chính này với Ngân hàng hay vay Ngân hàng bằng cách cầm cố các giấy tờ này.
Như vậy, các nhà kinh doanh có thể sử dụng nguồn vốn tự có của mình một cách có hiệu quả hơn mà không phải tập trung nguồn vốn tự có quá lớn.[4]
Căn cứ vào mục đích tín dụng:
- Cho vay bất động sản: Là loại cho vay liên quan đến việc mua sắm và xây dựng bất động sản nhà ở, đất đai, bất động sản trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại và dịch vụ.
- Cho vay công nghiệp và thương mại: là loại cho vay ngắn hạn để bổ sung vốn lưu động cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại và dịch vụ.
- Cho vay nông nghiệp: là loại cho vay để trang trải các chi phí sản xuất như: phân bón, thuốc trừ sâu, giống cây trồng, thức ăn gia súc, lao động, nhiên liệu.
- Cho vay tiêu dùng: là loại cho vay đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng của cá nhân như mua sắm các vật dụng đắt tiền, cho vay để trang trải các chi phí của đời sống…
- Cho vay khác.
Căn cứ vào thời hạn tín dụng:
- Cho vay ngắn hạn: là loại cho vay có thời hạn tối đa đến 12 tháng, được sử
dụng để bù đắp nhu cầu vốn lưư động tạm thời thiếu của các doanh nghiệp và nhu cầu cho vay ngắn hạn của các cá nhân.
- Cho vay trung hạn: là loại cho vay thời hạn từ 1-60 tháng. Chủ yếu sử dụng cho việc đầu tư mua sắm tài sản cố định, cải tiến hoặc đổi mới thiết bị, công nghệ, mở rộng, sản xuất kinh doanh, xây dựng các dự án mới có quy mô nhỏ.
- Cho vay dài hạn: là loại cho vay thời hạn từ 60 tháng trở lên. Được sử dụng để cấp vốn cho xây dựng cơ bản, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, mở rộng quy mô sản xuất lớn.
Căn cứ vào đối tượng cho vay:
- Tín dụng lưu động: là loại tín dụng được cấp phát để cho vay bù đắp mức vốn lưu động thiếu hụt tạm thời và được chia thành các loại sau:
+ Cho vay dự trữ
+ Cho vay chi phí sản xuất
+ Cho vay thanh toán các khoản nợ dưới hình thức chiết khấu thương phiếu.
- Tín dụng vốn cố định: là loại tín dụng được cấp phát hình thành tài sản cố định. Loại tín dụng này thường được đầu tư để mua sắm tài sản cố định, mở rộng, cải tiến quá trình sản xuất, thời hạn tín dụng này là trung dài hạn.
Căn cứ vào mức độ tín nhiệm đối với mức độ tín nhiệm đối với khách hàng.
- Cho vay không đảm bảo: là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc có sự bảo lãnh của người thứ ba, mà việc cho vay chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng. Đối với khách hàng tốt, trung thực trong kinh doanh, có tài chính mạnh, quản trị có hiệu quả thì Ngân hàng có thể cấp tín dụng dựa vào uy tín của khách hàng mà không cần nguồn thu nợ thứ hai bổ sung.
- Cho vay có đảm bảo: là loại cho vay được Ngân hàng cung cấp phải có tài sản thế chấp hoặc cầm cố, hoặc phải có sự bảo lãnh của người thứ ba. Nếu khách hàng không có uy tín cao đối với Ngân hàng, khi cho vay vốn đòi hỏi phải có sự đảm bảo, sự đảm bảo này là căn cứ pháp lý để Ngân hàng có thêm nguồn thu thứ hai bổ sung cho nhuồn thu nợ thứ nhất thiếu chắc chắn.
Căn cứ vào hình thái giá trị:
- Cho vay bằng tiền: là loại cho vay mà hình thái của tín dụng được cấp bằng
tiền, đây là loại cho vay chủ yếu của Ngân hàng và thực hiện bằng các kỹ thuật khác như: tín dụng ứng trước, tín dụng trả góp, tín dụng thời vụ, thấu chi.
- Cho vay bằng tài sản: là hình thức cho vay phổ biến và đa dạng riêng đối với Ngân hàng cho vay bằng tài sản được áp dụng phổ biến đó là tài trợ thuê mua. Theo phương thức cho vay này, Ngân hàng hoặc các công ty thuê mua (công ty con của Ngân hàng) cung cấp trực tiếp bằng tài sản cho người đi vay được gọi là người đi thuê, và theo định kỳ người đi thuê phải hoàn trả nợ vay bao gồm cả vốn gốc và lãi.[5]
Căn cứ vào phương pháp hoàn trả:
- Cho vay trả góp: là loại cho vay mà khách hàng phải hoàn trả vốn gốc và lãi theo định kỳ.
- Cho vay phi trả góp: là loại cho vay được hoàn trả toàn bộ vốn gốc một lần khi đáo hạn.
- Cho vay hoàn trả theo định kỳ:Là loại cho vay mà người vay có thể hoàn trả nhiềun lần theo khả năng trong thời hạn hợp đồng.[5]
Căn cứ vào mối quan hệ giữa các chủ thể:
- Cho vay trực tiếp: là loại cho vay mà Ngân hàng trực tiếp cấp vốn cho người có nhu cầu, đồng thời người vay trực tiếp hoàn trả nợ vay cho Ngân hàng.
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ cho vay trực tiếp
( Nguồn: Giáo trình tiền tệ - Ngân hàng, TS. Nguyễn Đăng Dờn [3])
- Cho vay gián tiếp: là loại cho vay được thực hiện thông qua việc mua lại khế ước hoặc chứng từ đã phát sinh và trong thời hạn thanh toán. Việc hoàn trả nợ cũng không được tựhc hiên trực tiếp bởi người đi vay mà được thực hiện gián tiếp thông qua người thụ lệnh của người đi vay.
( Nguồn: Giáo trình tiền tệ - Ngân hàng, TS. Nguyễn Đăng Dờn[3])Sơ đồ 1.3: Sơ đồ cho vay gián tiếp
Ý nghĩa:
- Hoạt động tín dụng tín dụng của Ngân hàng có hiệu quả mang lại một khoản lợi nhuận cho Ngân hàng, giúp cho Ngân hàng hoạt động ổn định và phát triển, nâng cao uy tín của Ngân hàng trong hệ thống Ngân hàng Thương mại.
- Hoạt động tín dụng có hiệu quả nói lên được trình độ chuyên môn các Cán bộ Ngân hàng, qua đó cũng thể hiện sự linh hoạt nhạy bén của Cán bộ và nhân viên trong lĩnh vực tín dụng. Hiệu quả của hoạt động tín dụng là chính sách để tạo lập thêm niềm tin cho khách hàng đến giao dịch với Ngân hàng.
- Ngoài ra việc hoạt động tín dụng có hiệu quả còn góp phần làm tăng ngân sách Nhà nước, mở rộng quy mô hoạt động cho Ngân hàng, thể hiện được chính sách đúng đắn của Ngân hàng TW trong việc quản lý và định hướng cho các Ngân hàng thương mại trong hoạt động. Chính vì thế, hiệu quả hoạt động tín dụng có ý nghĩa rất thiết thực và có vai trò rất quan trọng đối với Ngân hàng nói riêng và đối với nền kinh tế một nước nói chung.
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng:
Hiệu quả tài chính:
Hiệu quả tài chính của tín dụng Ngân hàng được đánh giá qua một số các chỉ tiêu:
- Tỷ lệ dư nợ cho vay trên vốn huy động (LDR): chỉ tiêu này cho biết hiệu quả của tình hình sử dụng vốn vay của Ngân hàng.
- Tỷ lệ vốn huy động trên tổng nguồn vốn: Chỉ tiêu này chứng tỏ uy tín của Ngân hàng trong việc huy động nguồn vốn.
- Tỷ lệ nợ quá hạn: là chỉ tiêu đo lường chất lượng tín dụng của các Ngân hàng, nếu chỉ tiêu này thấp thể hiện chất lượng tín dụng cao và ngược lại. Chỉ số này được tính như sau:
- Vòng quay vốn tín dụng: thể hiện tốc độ luân chuyển của vốn tín dụng, chỉ tiêu này chỉ phản ánh hiệu quả phục vụ nhu cầu vốn cho nền kinh tế của tín dụng. Tuy nhiên, xét về hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng, nếu chỉ số này cao thì sẽ tăng hiệu quả chi phí hoạt động và giảm thời gian khả dụng của vốn tín dụng vì thu nhập hoạt động tín dụng được tính toán được tính toán dựa trên dư nợ bình quân. Chỉ số này được tính như sau:
- Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản(ROA): chỉ tiêu này cho biết khả năng tạo ra thu nhập từ tài sản có của Ngân hàng.
- Tỷ suất sinh lợi trên vốn tự có(ROE): Chỉ tiêu này Ngân hàng rất quan tâm vì nó cho thấy được hiệu quả tình hình sử dụng vốn ccủa Ngân hàng.
- Hệ số sinh lời (lợi nhuận biên tế) của Ngân hàng: Chỉ số này cho biết hiệu quả của 1 đồng doanh thu của Ngân hàng , đồng thời đánh giá hiệu quả hiệu quả quản lý thu nhập của Ngân hàng. Chỉ số này cao chứng tỏ Ngân hàng thực hiện tốt mối tương quan giữa lãi suất huy động vốn bình quân với lãi suất cho vay bình quân.
Hiệu quả kinh tế xã hội:
Thể hiện qua một số chỉ tiêu như:
- Giá trị sản phẩm hàng hóa gia tăng, bao gồm: giá trị gia tăng trực tiếp do dự án có vốn tín dụng tác động tăng thêm và giá trị gia tăng gián tiếp thu được từ các
hoạt động kinh tế khác do phản ứng dây chuyền từ dự án có vốn tín dụng sinh ra.
- Thõa mãn nhu cầu tiêu dùng của nhân dân: tính trên cơ sở mức tăng bình quân đầu người đối với các sản phẩm do các dự án có vốn tín dụng tham gia.
- Góp phần phát triển các ngành
- 1 Mô hình hóa Use Case
- 2 Họ Rau sam
- 3 Các lệnh làm việc với khối
- 4 Đặc tuyến truyền của JFET
- 5 Lễ hội Hạn Khuống
- 6 Tiêu chuẩn khổ giấy trong bản vẽ kĩ thuật
- 7 Tiến quân ca
- 8 Tam quyền phân lập
- 9 Cơ sở hoàn thiện tổ chức hoạt động marketing của công ty kinh doanh
- 10 Những phát hiện về vạn vật /Phần 3 - Chương 9