Những thú ăn chơi xa xỉ và kì dị của Từ Hy Thái Hậu
Từ Hy Thái hậu xuất thân là người bộ tộc Mãn Châu, ban đầu là cung tần nhưng có tài hát hay, khéo nói nên được vua Hàm Phong yêu chiều. Sau đó, bà được phong làm Ý quý phi, chỉ kém Hoàng hậu trong cung. Năm 1856, bà sinh con trai, người về sau trở thành hoàng đế Đồng Trị, nên càng được vua yêu ...
Từ Hy Thái hậu xuất thân là người bộ tộc Mãn Châu, ban đầu là cung tần nhưng có tài hát hay, khéo nói nên được vua Hàm Phong yêu chiều. Sau đó, bà được phong làm Ý quý phi, chỉ kém Hoàng hậu trong cung.
Năm 1856, bà sinh con trai, người về sau trở thành hoàng đế Đồng Trị, nên càng được vua yêu mến. Người đời nay nhắc tới Từ Hy không chỉ vì tính cách mạnh mẽ của bà mà còn bởi thú ăn chơi xa xỉ.
Sở thích rửa chân xa xỉ
Mỗi năm, bà tốn tới 3.000 công thợ và 10 vạn lạng bạc để làm tất.
sống vào cuối triều Thanh, thời điểm mà tục bó chân vẫn còn rất thịnh hành. Tuy nhiên, bà không bó chân mà ung dung thưởng thức cuộc sống của mình. Bà đi tất làm từ lụa mềm màu trắng với hoa văn tinh tế. Mỗi đôi tất mất 7,8 ngày để hoàn thành nhưng Từ Hy chỉ đi đúng một lần. Mỗi năm, bà tốn tới 3.000 công thợ và 10 vạn lạng bạc để làm tất.
Từ Hy là người rất chú trọng nước rửa chân và bà chọn nước cũng tinh tế không kém. Vào những ngày nóng ẩm, nước rửa chân phải đun bằng hoa cúc Hàng Châu. Vào ngày giá lạnh, nước rửa chân của bà phải nấu cùng đu đủ. Tùy vào tình hình thời tiết mà các ngự y phải gia giảm các dược liệu bên trong để Từ Hy Thái hậu cảm thấy thoải mái nhất.
Đoàn tàu “ngự dụng”
Đoàn tàu có 16 toa, sơn màu vàng hoàng tộc, nhìn từ xa như một con rồng vàng.
Trước khi sử dụng tàu hỏa, Từ Hy Thái hậu thường sử dụng kiệu với 16 người khiêng, bất kể đi xa hay gần. Năm 1902, bà lần đầu ngồi xe lửa và cảm thấy rất thích thú với loại hình di chuyển mới này. Sau đó, bà đặt mua đoàn tàu từ Đức về và thiết kế riêng như một cung điện thu nhỏ.
Đoàn tàu có 16 toa, sơn màu vàng hoàng tộc, nhìn từ xa như một con rồng vàng. Từ Hy ngồi riêng một toa, phần còn lại chia thành 2 toa lớn nhỏ khác nhau. Toa nhỏ có giường gỗ và là nơi Từ Hy nghỉ ngơi. Toa lớn có trải thảm, đặt ngai vàng và là nơi bà tiếp các quan viên.
Trượt tuyết trên băng
Bà ngồi trên xe trượt tuyết, sau đó thái giám sẽ dùng sức kéo chiếc xe di chuyển trên mặt băng.
Vào mùa đông, Tử Cấm Thành trở thành sân băng bất đắc dĩ khi nước đọng trên đường đi và bị đông cứng. Lúc này, Từ Hy sẽ sai người hầu ra thực hiện trò tiêu khiển đặc biệt. Bà ngồi trên xe trượt tuyết, sau đó thái giám sẽ dùng sức kéo chiếc xe di chuyển trên mặt băng. Số người tham gia trò vui trong 1 tiếng của thái hậu có thể lên tới 20-30 người vì chiếc xe rất nặng và mùa đông lạnh giá tốn rất nhiều sức lực.
Một thú tiêu khiển khác được Từ Hy Thái hậu rất thích đó là ném tiền vào mặt sân băng trơn trượt. Bà sẽ yêu cầu cung nữ, thái giam, nô tì ra giữa sân băng để tranh cướp tiền. Số tiền mỗi lần bà ném lên tới hàng trăm lượng bạc và điều khiến Từ Hy thích thú là nhìn gia nhân ngã dúi dụi trên mặt băng trơn.
Quốc tiệc năm 1874 thết đãi phái đoàn từ phương Tây được cho là tốn kém hơn cả.
Trong số những bữa tiệc xa hoa nhất lịch sử Trung Quốc, quốc tiệc năm 1874 thết đãi phái đoàn từ phương Tây được cho là tốn kém hơn cả. Từ Hy Thái hậu tiêu 400 lượng vàng để đãi những thực khách từ phương Tây với hơn 400 thành viên.
Thực đơn hôm đó gồm 140 món, 1.750 người phục vụ, đầu bếp tuyển chọn khắp cả nước và kéo dài trong 1 tuần. Trong số những món sơn hào hải vị, có thể kể tới sâm thử, não hầu, nem công, chả phượng…
Sâm thử là món chuột nuôi bằng sâm, trải qua 3 đời nuôi như vậy sẽ ra một món “quốc hồn quốc túy”. Điều đặc biệt để ăn chuột sâm là thực khách phải ăn sống con chuột sơ sinh chứ không được sơ chế.
Não hầu là óc khỉ, trong đó những con khỉ ở vùng núi Thiên Sơn được nuôi bằng thức ăn bổ dưỡng, tắm gội mỗi ngày. Sau khi nuôi dưỡng tới tuổi trưởng thành, khỉ sẽ bị khoét lỗ trên đầu và dội nước sâm nóng. Thực khách lúc này sẽ dùng thìa ăn trực tiếp món óc khỉ tại bàn.