Những phản ứng kỳ lạ của cơ thể với cái lạnh
Có những bí ẩn cơ thể người mà không phải ai cũng biết và hiểu được, trong đó có những phản ứng kỳ lạ của cơ thể trước cái lạnh và những gì cái lạnh có thể gây ra với cơ thể con người. Bí ẩn cơ thể người là một điều làm thú vị, bởi vì có những việc mà bản thân con người cũng không khống chế và ...
Có những bí ẩn cơ thể người mà không phải ai cũng biết và hiểu được, trong đó có những phản ứng kỳ lạ của cơ thể trước cái lạnh và những gì cái lạnh có thể gây ra với cơ thể con người.
Bí ẩn cơ thể người là một điều làm thú vị, bởi vì có những việc mà bản thân con người cũng không khống chế và điều khiển được. Điều này càng thôi thúc các nhà khoa học đi tìm tòi và khám phá, trong đó có những phản ứng kỳ lạ của cơ thể người trước cái lạnh.
Nổi da gà
Đây là một hiện tượng ai cũng đã từng gặp, thậm chí là rất phổ biến kể cả khi không hề có tác động của cái lạnh. Nỗi sợ hãi cực độ, một cái hát hơi hay cả khi nghe một bài hát quá hay...cơ thể đều có thể nổi da gà. Nhưng nếu không thuộc những tình huống trên mà có thể vẫn nổi da gà, điều này chứng tỏ, cơ thể đang cảm thấy lạnh.
Nổi da gà không hẳn là một bí ẩn cơ thể người nhưng ít người giải thích được. (Ảnh minh họa)
Bao phủ cơ thể người là một lớp lông mỏng, bất kể ai cũng vậy, phía dưới lớp lông này, ở mỗi nang lông đều có một thành phần tương tự cơ, có thể co lại và làm lớp lông dựng đứng lên. Đây chính là cơ chế của việc nổi da gà. Nổi da gà là phản ứng của cơ thể trước cái lạnh, giống như bộ lông của mèo, lớp lông của con người tuy mỏng hơn, nhưng khi dựng đứng lên, nó sẽ tạo thành một lớp không khí giữa các sợi lông, giống như một lớp màng ngăn cản việc cơ thể tiếp xúc với không khí lạnh bên ngoài.
Núm vú co cứng
Về cơ bản, hiện tượng này giống với cơ chế nổi da gà. Việc thu nhỏ diện tích da lại, sẽ làm giảm bớt sự mất nhiệt. Hiện tượng này rất dễ xảy ra khi cơ thể gặp nước lạnh. Đây là một cơ chế hoàn toàn bình thường của cơ thể để đối phó với cái lạnh, tuy nhiên một số người sẽ cảm thấy khá ngại ngùng khi vô tình hiện tượng này xảy ra.
Khu vực "cậu nhỏ" co lại
Khu vực "cậu nhỏ" cư ngụ có chức năng đảm bảo việc sản xuất tinh binh luôn ở trong tình trạng thuận lợi nhất. Tinh binh cần nhiệt độ khoảng 35 độ C để có thể phát triển tốt nhất, nhiệt độ cao hay thấp hơn đều cản trở hoặc gây hại cho quá trình này. Phần bìu, bộ phận nhạy cảm của nam giới này, sẽ giãn khi trời nóng và co lại để đảm bảo nhiệt độ khi trời lạnh.
Tinh hoàn co vào trong
Có nhiều nguyên nhân cho việc 1 hoặc cả 2 bên tinh hoàn ẩn ngược vào vùng bẹn thay vì nằm yên vị ở vùng bìu. Tuy đảm bảo đươc nhiệt độ cho tinh hoàn nhưng bìu không phải lúc nào cũng là ngôi nhà an toàn nhất cho 2 thành phần quan trọng của nam giới này. Trong một số trường hợp, tinh hoàn sẽ ẩn vào phía trong bẹn, đảm bảo an toàn và đồng thời bảo đảm nhiệt độ sản xuất tinh binh nếu thời tiết quá lạnh.
Đàn ông cảm thấy hứng thú với "chuyện ấy" nếu trời lạnh
Đàn ông cảm thấy hứng thú hơn với "chuyện ấy" khi trời lạnh cũng là một bí ẩn cơ thể người. (Ảnh Ant Strack/ Corbis)
Có một nguyên cứu thống kê cho thấy, đàn ông có xu hướng ham muốn "chuyện ấy" nhiều hơn vào các tháng mùa đông hoặc khi thời tiết trở lạnh. Nghiên cứu khác cho thấy, đàn ông cảm thấy bị hấp dẫn bởi phụ nữ nhiều hơn vào những tháng trời lạnh. Điều này còn đang gây tranh cãi bởi vẫn chưa có một giả thuyết thống nhất cho việc này xuất phát từ khía cạnh tâm lý hay sinh lý là chủ yếu. Giải thích cho vấn đề này, có lẽ hợp lí nhất là lí do thời tiết nóng làm con người cảm thấy mệt mỏi hơn những tháng mùa lạnh.
Phụ nữ dễ bị lạnh hơn nam giới
Điều này có lẽ không phải bàn cãi, một phần vì thể chất phụ nữ luôn yếu mềm hơn nam giới, một phần nữa vì cơ thể của nam giới to lớn hơn, nên quá trình tích nhiệt cũng như mất nhiệt luôn lâu hơn phụ nữ.