28/02/2018, 11:03

Sự thật về chuyện "Sống 200 tuổi còn đáng sợ hơn cái chết?"

Các nhà khoa học đã chứng minh trường sinh bất lão sẽ đem tới sự bất hạnh cho chính cuộc sống của chúng ta. Bạn là fan cuồng của serie tiểu thuyết "Chạng vạng" ? Bạn hâm mộ cuộc tình đẹp như truyện cổ tích giữa Edward Cullen và Bella Swan? Và bạn cũng đã từng mơ rằng, một ngày kia, mình có ...

Các nhà khoa học đã chứng minh trường sinh bất lão sẽ đem tới sự bất hạnh cho chính cuộc sống của chúng ta.

Bạn là fan cuồng của serie tiểu thuyết "Chạng vạng"? Bạn hâm mộ cuộc tình đẹp như truyện cổ tích giữa Edward Cullen và Bella Swan? Và bạn cũng đã từng mơ rằng, một ngày kia, mình có thể trường sinh bất lão và sống bên cạnh những người yêu thương mãi mãi?

Nếu đã từng trải qua những điều trên, hẳn bạn sẽ hiểu được khao khát bất tử của loài người mạnh tới mức nào. Từ xa xưa, tổ tiên chúng ta đã nghĩ ra những biện pháp khác nhau như hút máu, luyện đan... với mục đích kéo dài sự sống.

Ngày nay, không ít các nhà khoa học cũng đang ngày đêm nghiên cứu để tìm ra thứ thuốc thần diệu có thể giúp con người cải lão hoàn đồng, trường sinh bất lão.

Vậy đã bao giờ bạn tự hỏi, cuộc sống của mình ra sao khi cái chết không bao giờ tới?

Từ một phát hiện quan trọng...

Mới đây, các nhà khoa học đã khám phá một trong những phát hiện quan trọng nhất ở giới động vật khi tìm ra cấu trúc gene của cá voi Bắc Cực giúp loài vật này sống thọ tới 200 năm.

Sự thật về chuyện
Cá voi Bắc Cực - loài động vật có vú sống thọ bậc nhất trên Trái đất

Cụ thể, các nhà khoa học tại Anh và Mỹ đã thực hiện một số nghiên cứu về gene của loài động vật có vú sống lâu nhất trên thế giới này. Họ lập ra sơ đồ gene của chúng với hy vọng có thể đem lại một tuổi thọ kéo dài như vậy dành cho loài người.

Sự thật về chuyện
Cấu trúc gene di truyền chính là chìa khóa trường sinh bất tử

Từ đó, họ phát hiện ra rằng sở dĩ cá voi Bắc Cực có thể sống lâu như vậy là nhờ cấu trúc gene đặc biệt trong cơ thể. Các gene di truyền của cá voi Bắc Cực có thể chữa lành các ADN bị tổn hại và chống lại các tác nhân đột biến gây ung thư.

Ngoài ra bộ gene của cá voi Bắc Cực còn giúp loài động vật này tránh khỏi các căn bệnh về tim mạch do tuổi già.

...tới việc nhận ra sự bất hạnh của cuộc sống trường sinh

Về mặt lý thuyết, nếu áp dụng được tính chất di truyền này trên con người, chẳng bao lâu nữa khái niệm trường sinh bất lão sẽ trở nên quá đỗi phổ biến.

Sự thật về chuyện
Sống thọ có thể rất cool, nhưng sống quá thọ thì là một câu chuyện hoàn toàn khác

Thoạt nhìn, có một cuộc sống dài như vậy nghe rất thú vị, bởi chúng ta sẽ có một quỹ thời gian khổng lồ để tận hưởng những gì mình thích. Thế nhưng, sống quá lâu có khả năng gây cho chúng ta không ít những vấn đề bất cập.

Các vấn đề nảy sinh trong gia đình

Nếu có một cuộc sống kéo dài 200 tuổi thì việc 6,7 thế hệ sống cùng một nhà là điều dễ hiểu. Theo các nhà xã hội học, đó không phải là điều kiện sống lý tưởng dành cho các bậc ông bà tuổi đã quá cao.

Sự thật về chuyện
Những hình ảnh như thế này sẽ rất khó xuất hiện nếu con người sống tới hàng thế kỷ

Mỗi dịp con cháu đến thăm, họ sẽ vô cùng mệt mỏi khi phải quản lý các cháu nhỏ luôn chạy nhảy, đùa nghịch, la hét. Hơn nữa, sự khác nhau trong suy nghĩ và phong cách sống rất dễ gây ra mâu thuẫn trong gia đình.

Trường sinh bất lão giết chết sự lãng mạn trong tình yêu

Các nhà tâm lý học chỉ ra rằng, tình yêu chỉ nên kéo dài qua các thập kỷ chứ không phải hàng thế kỷ. Họ lý giải rằng, mỗi ngày trôi qua, chúng ta phải tìm kiếm những câu chuyện hay, những điều bất ngờ thú vị dành cho người bạn tri kỷ của mình nếu muốn duy tình yêu lâu bền.

Việc đó vốn đã không dễ dàng và sẽ càng trở nên khó khăn nếu bạn phải làm điều đó trong hàng thế kỷ chung sống.

Sự thật về chuyện
Có lẽ, tình chỉ đẹp khi ta còn biết mình sẽ... chết

Mặt khác, các vấn đề thực tiễn như bùng nổ dân số, an sinh xã hội khi về hưu... sẽ làm gia tăng thêm mệt mỏi và căng thẳng, dẫn tới chất lượng cuộc sống giảm sút.

Vì vậy, để có một cuộc sống hạnh phúc, các nhà tâm lý học khuyên chúng ta nên bằng lòng với tuổi thọ bằng một nửa của loài cá voi Bắc Cực mà thôi.

Con người trở nên lười biếng và thèm... chết

Các nhà triết gia như Martin Heidegger cũng đồng ý với quan điểm trên. Họ cho rằng thời gian hay nguy cơ về cái chết chính là động lực cho mọi công việc trong cuộc sống của con người hiện nay.

Nếu có thể sống quá lâu, não bộ hình thành xu hướng trì hoãn với suy nghĩ rằng "Ta còn rất nhiều thời gian ở phía trước để hiện thực hóa các mục tiêu!" Điều này có nguy cơ gây ra tính lười biếng và để lại những hậu quả không tốt.

Sự thật về chuyện
Còn nhiều thời gian mà, lo gì!

Chưa hết, sống quá lâu khiến con người luôn rơi vào tình trạng lạc hậu, mù thông tin. Khoảng 10 năm tới sẽ là thời đại bùng nổ của công nghệ thông tin. Các phương tiện truyền thông, máy móc, thiết bị điện tử sẽ ngày càng được hiện đại hóa với một tốc độ chóng mặt.


Càng sống lâu càng dễ "phát điên" với công nghệ

Trong điều kiện như vậy, những người sống quá lâu sẽ không đủ thời gian và tốc độ để thích ứng với hoàn cảnh. Hệ quả là họ luôn sống trong mặc cảm, tự ti về khả năng của bản thân. Nói không quá nếu cho rằng, một cuộc sống như vậy có lẽ còn bất hạnh hơn cả cái chết.

*Bài viết dựa trên quan điểm của Olivia Goldhill đăng trên tờ Telegraph.

Tham khảo: .

0