31/10/2018, 20:53

Những mẹo nhỏ giúp bạn cải thiện tình hình học tập

1. Đặt mục tiêu hợp lý Muốn cố gắng học tập trước hết ta phải có một mục tiêu, để bản thân mình không nhừng cố gắng. Và một trong những lý do chính mà chúng ta không đạt được mục tiêu là do chúng ta đặt mục tiêu quá cao. Nếu bạn đặt mục tiêu trong tầm tay, ngay cả khi có vẻ quá đơn giản, ...

1. Đặt mục tiêu hợp lý

 

Muốn cố gắng học tập trước hết ta phải có một mục tiêu, để bản thân mình không nhừng cố gắng. Và một trong những lý do chính mà chúng ta không đạt được mục tiêu là do chúng ta đặt mục tiêu quá cao. Nếu bạn đặt mục tiêu trong tầm tay, ngay cả khi có vẻ quá đơn giản, bạn cũng có được thói quen hoàn thành mục tiêu và dần dần bạn sẽ đặt mục tiêu cao hơn. Bên cạnh đó, cũng phải nhận ra sự khác biệt giữ mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn. Thiết lập tầm nhìn dài hạn của bạn nhưng hoạt động ngày qua ngày nên tập trung riêng vào ngắn hạn, tạo từng bước.

 

2. Quản lí thời gian học tập hiệu quả.

 

Không phải cứ ngồi học thật là lâu thì sẽ hiệu quả. Việc tập trung trong khoảng thời gian học tập vừa đủ chứng minh sẽ hiệu quả hơn so với học trong suốt thời gian dài. Vì vậy, ngay cả khi bạn chỉ có 10 phút, hãy học. Sau đó nghỉ ngơi một lát và tiếp tục học thêm 10 phút. Cách “phân phối việc học” này có hiệu quả cao bởi vì nó chiều theo cách làm việc của bộ não. Não bạn cần thời gian để phục hồi và “sạc pin” để “tổng hợp protein”. Khoảng thời gian nghỉ ngơi cũng chính là lúc não bạn dung nạp tốt những nỗ lực của bạn. Đây là một công cụ mạnh mẽ mà nhiều giáo viên không ghi nhận. Ngồi xuống và học hàng giờ liền không chỉ tạo cảm giác chán nản mà còn gây mệt mỏi, căng thẳng và mất tập trung. Bạn không thể tiếp thu nếu như bạn mệt, căng thẳng và bị mât tập trung.

 

 

3. Lập thời gian biểu, lên danh sách những việc cần làm.

 

Nghe có vẻ hiển nhiên, nhưng có một sự thật là nhiều người thường gặp phải trường hợp “nước đến chân mới nhảy”, ảnh hưởng đến chất lượng của công việc và điểm số của họ. Nếu bạn muốn cải thiện kỹ năng quản lý thời gian, yêu cầu tiên quyết là bạn phải liệt kê được tất cả những gì bạn phải làm, bao gồm bài tập trên lớp, các hoạt động ngoại khoá và các công việc làm thêm của bạn (nếu có). Hãy ghi chú bên cạnh những công việc này mức độ ưu tiên cũng như khoảng thời gian bạn dự định sẽ bỏ ra để hoàn thành nó.

Sau khi đã có danh sách các công việc phải làm, hãy tìm cho mình một công cụ để lập thời khoá biểu. Bạn có thể ghi chú lên lịch để bàn, sử dụng ứng dụng trên điện thoại, trên máy tính hoặc sử dụng bất cứ thứ gì mà bạn có trong tay, miễn là bằng công cụ đó, bạn lập được một thời khoá biểu rõ ràng, mạch lạc.

 

4. Cho phép những lúc “dẹp bài vở qua một bên”

 

Mục đích của việc nghỉ ngơi này nhằm làm mới chính bạn. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy ray rứt không yên cứ nghĩ đến bài vở chưa đâu vào đâu thì bạn chỉ cảm thấy căng thẳng hơn mà thôi và làm hỏng ngày nghỉ ngơi quý giá của bạn. Não của bạn sẽ không thể tiếp thu những kiến thức mới nếu như bạn cứ cho nó bị căng thẳng. Vì vậy, vào những ngày nghỉ học, hãy thật sự tận hưởng chính mình và đừng cảm thấy tệ vì mình chưa đụng đến bài vở.

 

5. Ôn lại bài trong ngày

 

Khi bạn học kiến thức gì mới, cố gắng ôn lại hết trong cùng ngày. Nếu bạn chờ đợi một vài ngày sau đó mới bắt đầu ôn lại thì sẽ như mới, phải học lại từ đầu. Tuy nhiên, việc ôn lại nhanh chóng trong ngày sẽ củng cố các thông tin vào bộ não của bạn để các tiết sau đó, não bạn sẽ dễ nhận ra “người quen” và giúp bạn tiếp tục hấp thụ kiến thức dễ dàng hơn.

 

6. Chuẩn bị bài trước khi đến lớp.

 

Khi chuẩn bị bài trước bạn sẽ phần nào nắm được những vấn đề cơ bản của bài học, các vấn đề trọng tâm, những mục bạn đã hiểu, đã nắm bắt được, những mục mà bạn chưa hiểu, cần tìm hiểu và tham khảo thêm sách hoặc ý kiến của giáo viên để đến khi bắt đầu học trên lớp bạn sẽ không bị bỡ ngỡ, bạn sẽ tiếp thu tốt và nhanh hơn (vì bạn đã chuẩn bị bài) bạn sẽ theo kịp nhịp giảng bài của giáo viên bên cạnh đấy bạn có thể đặt câu hỏi cho những phần bạn chưa thực sự hiểu (điều này bạn không thể làm nếu bạn không chuẩn bị bài trước).... Tóm lại đối với bất kì môn học nào. Chuẩn bị bài trước khi đến lớp đều rất tốt và nên làm. 

 

 

7. Tập trung học tập.

 

Trong cách quản lý thời gian của mình, sự xao nhãng sẽ là kẻ thù của bạn, bởi chúng lấy mất đi thời gian quý báu mà bạn đã dành cho công việc của mình. Để tránh tình trạng này, hãy suy nghĩ về những địa điểm mà bạn hay lui tới để học bài, và xem thử đâu là nơi khiến bạn tập trung nhiều nhất. Bạn cũng có thể hỏi ý kiến bạn bè của mình, nhưng hãy thật cẩn thận, không phải cách nào cũng có thể áp dụng được. Lấy ví dụ, một số người thích học bài theo nhóm vì điều đó tạo động lực cho họ, nhưng cũng có người cảm thấy mất tập trung nếu xung quanh mình có quá nhiều người.

8. Chủ động linh hoạt trong học tập.

 

Hiện nay, việc học chủ động đã trở nên phổ biến và được áp dụng rộng rãi ngay từ các cấp Tiểu học, THCS và đặc biệt ở cấp THPT. Thông qua nhiều hình thức học tập khác nhau, học sinh có thể chủ động làm chủ kiến thức của mình qua các hình thức tự học như: tự ôn tập, học qua video bài giảng trên internet, học sinh chúng ta dễ dàng rút ngắn thời gian học lí thuyết và có thêm thời gian cho việc rèn luyện, thực hành kiến thức đã học vào bài tập thực tế, tránh tình trạng học bị động, học không tiếp thu,...

 

Lời kết: Những  chia sẻ về cách học trên, chúng tôi hi vọng các bạn có thể tham khảo và nâng cao kết quả học tập của bạn thân mình. Học tập là quá trình không ngừng rèn luyện và không ngừng cố gắng, đừng học khi quá muộn, nước đến chân mới nhảy các bạn nhé.

0