11/05/2018, 14:41

Những mặt tiêu cực của toàn cầu hóa

Toàn cầu hóa làm tăng thêm sự bất công xã hộiii, khoét sâu hố ngăn cách giàu nghèo trong từng nước và giữa các nước. Trong 1 báo cáo mới đây của UNDP đã khẳng định các thế lực của quá trình toàn cầu hóa đã mang lại sự giàu có vô độ cho những người biết tận dụng lợi thế của các luồng hàng hóa, ...

Toàn cầu hóa làm tăng thêm sự bất công xã hộiii, khoét sâu hố ngăn cách giàu nghèo trong từng nước và giữa các nước.
Trong 1 báo cáo mới đây của UNDP đã khẳng định các thế lực của quá trình toàn cầu hóa đã mang lại sự giàu có vô độ cho những người biết tận dụng lợi thế của các luồng hàng hóa, dịch vụ đang tràn qua các đường biên giới quốc gia trong khi đa số dân chúng bị đẩy ra ngoài lề xã hộiii. Xét theo nhiều khía cạnh, dân chúng ở gần 100 quốc gia trên thế giới đã có mức sống thấp hơn so với nhiều năm trước đây. Khoảng cách giữa giàu và nghèo ngày càng lớn. Các nước công nghiệp phát triển với khoảng 1,2 tỷ người chiếm 1/5 dân số thế giới hiện đang chiếm tới 85% GDP toàn cầu, 4/5 thị trường xuất khẩu, 1/3 đầu tư trực tiếp của nước ngoài và 75% số máy điện thoại; trong khi đó các nước nghèo nhất chiếm 1/5 dân số thế giới chỉ tạo ra 1%GDP toàn thế giới. Hiện nay vẫn còn hơn 1 tỷ người nghèo, những người giàu thì chỉ chiếm 20% dân số nhưng lại chiếm hơn 86% chi phí dành cho tiêu dùng trong khi sản xuất thực phẩm cơ bản toàn thế giới đã ở trên mức 110% nhu cầu thì hàng năm trên 30 triệu người vẫn tiếp tục chết đói, hàng triệu người vẫn thiếu ăn. Ví dụ: Người giàu tiêu thụ 45% lượng thịt cá trên thế giới trong khi người nghèo chỉ tiêu thụ 5%, số người sử dụng internet đã tăng lên hàng trăm triệu nhưng mạng thông tin toàn cầu chỉ đa số được dùng nhiều trong các nước công nghiệp phát triển. Toàn cầu hóa cũng làm cho mọi mặt hoạt động và đời sống của con người thêm kém an toàn, từ kinh tế, tài chính văn hóa xã hộiii cho tới môi trường đến an toàn chính trị và an toàn của từng con người, từng gia đình đến an toàn của quốc gia và an toàn của hệ thống kinh tế tài chính tiền tệ thế giới. Toàn cầu hóa có phần thu hẹp quyền lực, phạm vi và hiệu quả tác động của các Nhà nước dân tộc, làm rung chuyển một nền tảng tích cực quan trọng của đời sống các quốc gia, đặt ra những vấn đề nhạy cảm và gây nên những phản ứng quyết liệt. Mặt khác, về mặt xã hộiii, toàn cầu hóa cũng tạo ra nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc, đánh mất độc lập tự chủ quốc gia, nó cũng tạo ra các khả năng quốc tế hóa các hiện tượng tiêu cực như buôn bán ma túy, mại dâm, du nhập lối sống đồi trụy, chủ nghĩa khủng bố, lây truyền các bệnh dịch HIV – AIDS…

0