24/02/2018, 12:28

Những hành động nào chứng tỏ thực dân Pháp ráo riết chuẩn bị xâm lược Việt Nam?

Người phương Tây, đầu tiên là các lái buôn Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, đã biết đến Việt Nam từ thế kỉ XVI. Đến thế kỉ XVII, người Anh đã định chiếm đảo Côn Lôn của Việt Nam, nhưng không thành. Trong cuộc chạy đua thôn tính phương Đông, tư bản Pháp đã lợi dụng việc ...

Người phương Tây, đầu tiên là các lái buôn Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, đã biết đến Việt Nam từ thế kỉ XVI. Đến thế kỉ XVII, người Anh đã định chiếm đảo Côn Lôn của Việt Nam, nhưng không thành.

Trong cuộc chạy đua thôn tính phương Đông, tư bản Pháp đã lợi dụng việc truyền đạo Thiên Chúa để chuẩn bị tiến hành cuộc xâm lược. Thế kỉ XVII, các giáo sĩ Pháp đã tới Việt Nam truyền đạo; một số giáo sĩ kết hợp truyền giáo với việc dò xét tình hình, vẽ bản đồ, chuẩn bị cho cuộc xâm nhập của tư bản Pháp.

Cuối thé kỉ XVIII, khi phong trào nông dân Tây Sơn nổ ra, Nguyễn Ánh cầu cứu các thế lực nước ngoài để khôi phục lại quyền lực. Giám mục Bá Đa Lộc (Pi-nhô-đờ Bê-hen) đã năm cơ hội đó, tạo điều kiện cho tư bản Pháp can thiệp vào Việt Nam.

Nhờ sự mô giới của Bá Đa Lộc, Hiệp ước Vécxai (1787) được kí kết. Pháp hứa sẽ đem quân sang giúp Nguyễn Ánh đánh bại Tây Sơn; còn Nguyễn Ánh nhượng cho Pháp cảng Hội An, đảo Côn Lôn và được độc quyền buôn bán ở Việt Nam. Nhưng vì nhiều lí do, bản Hiệp ước này đã không thực hiện được.

Đến giữa thế kỉ XIX, nước Pháp phát triển nhanh trên con đường tư bản chủ nghĩa, càng ráo riết tìm cách đánh chiếm Việt Nam để tranh giành ảnh hưởng với Anh ở khu vực châu Á.

Năm 1857, Na-pô-lê-ông III lập ra Hội đồng Nam Kì để bàn cách can thiệp vào nước ta;tiếp đó cho sứ thần tới Huế đòi được “tự do buôn bán và truyền đạo”. Cùng lúc, Bộ trưởng Bộ Hải quân và Thuộc địa Pháp tăng viện cho hạm đội Pháp ở Thái Bình Dương để cùng Anh-Mĩ xâm lược Trung Quốc và ra lệnh cho Phó Đô đốc Ri-gôn đơ Giơ-nui-y chỉ huy hạm đội Pháp đánh Việt Nam ngay sau khi chiếm được Quảng Châu (Trung Quốc).

Từ khóa tìm kiếm nhiều:

0