Tràng giang là bức tranh thiên nhiên cổ điển và hiện đại. Ý kiến của anh/chị?
a) Ba khổ thơ đầu, Huy Cận tập trung miêu tả thiên nhiên – Trên sông: Sóng gợn, thuyền xuôi mái, nước song song, thuyền về, nước lại sầu trăm ngả, củi một cành khô, bèo dạt, nối hàng, không đò, không cầu… – Bên sông: cồn nhỏ. Nắng xuống, ...
a) Ba khổ thơ đầu, Huy Cận tập trung miêu tả thiên nhiên
– Trên sông: Sóng gợn, thuyền xuôi mái, nước song song, thuyền về, nước lại sầu trăm ngả, củi một cành khô, bèo dạt, nối hàng, không đò, không cầu…
– Bên sông: cồn nhỏ. Nắng xuống, trời lên sâu chót vót. Bờ xanh tiếp bãi vàng.
b) Những yếu tố tạo nên bức tranh của Tràng giang có thể phân làm hai loại. Một là cái hữu hạn, nhỏ bé. Hai là cái vô hạn đến không cùng.
– Cái hữu hạn, nhỏ bé bao gồm: thuyền, nước, cành củi khô, hàng bèo trôi nổi. Những sự vật này gợi nỗi buồn hiện tại, nỗi sầu nhân thế mà Huy Cận đã tìm thấy ở kiếp người. Thuyền về/ nước lại như một kiểu đối. Nó gợi ra sự chia lìa tan tác của cuộc sống con người. Cảm xúc của nhà thơ bắt đầu từ những con sóng, dù chỉ là “gợn” thôi nhưng nỗi buồn nối tiếp nỗi buồn nảy sinh từ đây: “buồn điệp điệp”. Hai tiếng “điệp điệp” vừa là sự láy âm gợi nỗi buồn nối tiếp, trùng điệp vừa như đóng lại bời hai phụ âm tắc (p) làm nỗi buồn như ủ kín trong lòng không thể nói thành lời. Cành củi khô, hàng bèo dạt dật dờ trôi nổi gợi sự liên tưởng: Phải chăng đây là những số phận bất hạnh, những kiếp người sống dở, chết dở, những con người không còn muốn sống, vắt kiệt sức rồi, khô héo tàn tạ đang lang thang sống “vô gia cư” (không gia đình), chết “vô địa táng” (chết không nơi chôn cất) đang không biết đi đến đâu, về đâu giữa dòng sông cuộc đời trăm nẻo.
– Ngoài không gian mặt đất, câu thơ mở hướng cho không gian ởtầm cao và cả chiều sâu của sông nước. Đó là không gian ba chiều:
Nắng xuống, trời lên sâu chót vót
Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.
Đối diện với không gian ấy, con người đã buồn lại càng cảm thấy cô đơn. Tất cả đều lặng lẽ, trống vắng, cô tịch… Tất cả cảnh đó tạo nên một bức tranh thiên nhiên trong Tràng giang vừa cổ điển vừa hiện đại.
c) Nỗi buồn riêng của thế hệ người cầm bút lúc bấy giờ cụ thể là nỗi buồn của thơ mới đã hoà nhập và bắt gặp nỗi sầu nhân thế để tạo ra âmhưởng buồn da diết. Một nỗi buồn "mang mang thiên cổ sầu". Đó là nồi buồn của con người gắn bó với đất nước nhưng cô đơn bất lực.
Cảnh trên sông, bên sông vừa là cảnh của tự nhiên nhưng cũng là cảnh của tâm trạng. Đó là tâm trạng của lớp người gắn bó với quê hương, đất nước nhưng bất lực, thường tìm đến cảnh mênh mông hoang vắng, cảnh chiều tà, những sự vật gợi những thân phận, kiếp người nhỏ nhoi, tội nghiệp, ngơ ngác, bơ vơ trong tàn tạ chia lìa. Đó là phong cách. Tràng giang tiêu biểu cho phong cách ấy.