01/03/2018, 16:22

Những điều bạn cần lưu ý khi đi Lễ

Dưới đây là tổng hợp những điều bạn cần phải lưu ý khi đi Lễ: 1 - Trước khi đi lễ ở đâu đó bạn nên thắp nhang ở ban thờ gia tiên và thổ địa nhà mình rồi xin phép đi lễ nói rõ địa điểm và mục đích đi lễ. 2 - Khi sắm lễ nên chú ý. - Lễ Phật thì mua nhang, hoa quả và tiền thật làm công đức.( ...

Dưới đây là tổng hợp những điều bạn cần phải lưu ý khi đi Lễ:
1- Trước khi đi lễ ở đâu đó bạn nên thắp nhang ở ban thờ gia tiên và thổ địa nhà mình rồi xin phép đi lễ nói rõ địa điểm và mục đích đi lễ.

2- Khi sắm lễ nên chú ý.
- Lễ Phật thì mua nhang, hoa quả và tiền thật làm công đức.( không được để tiền âm phủ trong đồ lễ )
- Lễ Thánh , Thần Tiên thì mua nhang, hoa quả, và vàng thỏi hàng mã hoặc giấy vàng không có chữ gọi là vàng lá, rượu, thịt xôi gà v.v... ( không được để tiền âm phủ trong đồ lễ )
- Lễ gia tiên, cúng vong, gọi hồn, đám ma v.v... Thì mua nhang, hoa quả, thịt rượu xôi gà, tiền vàng âm phủ v.v...
3- Khi cúng thì đến đâu cúng theo nghi lễ ở đó. Chúng ta không nên quen miệng cúng ở đâu cũng mở màn bằng từ "CON NAM MO A DI DA PHAT" Ta đến nhà ông PUTIN mà cứ khấn ông OBAMA như vậy vừa không đúng lại còn mang tội thất lễ.

4- Các đồ vàng mã tiền âm phủ sau khi lễ xong cần hoá ngay, nếu do mình vội mà phải đi ngay thì sau khi lên nhang khấn xong là ta có thể hoá vàng ngay lập tức. Không được quên và càng không được để đó không đốt, như vậy thất lễ và mang tội vì thần thánh gia tiên được mời về không thể ngồi chờ con cháu mấy ngày để lấy mấy đồng bạc hành lễ. Mình vừa thiếu tôn trọng lại không phải đạo tử tôn.

5- Khi cúng lễ không nghe điện thoại, không nói tục ch-ửi bậy.

6- Chỉ xin khi điều đó thực sự cần thiết chứ không phải là cứ đến làm lễ là cầu xin đủ thứ, ta sẽ mắc tội tham, tội thất kính.

7- Không được nói dối, không được làm điều xấu vì phạm điều đó thì đi lễ vô ích " vô đức thì vô đạo" mà người đời thường nói "vô đạo đức"

8- Khi hành lễ thì mở tâm, mở lòng để nói hết và đón nhận sự ban ơn.
LIÊN KẾT ĐƯỢC TÀI TRỢ




PHẦN CẬP NHẬT:

CÚNG Ở ĐÂU VÀ CÚNG THẾ NÀO?

Cúng lễ ta nên hiểu đây là văn hoá tín ngưỡng hay có thể gọi là văn hoá dân gian. Chúng ta không nên dùng từ "mê tín dị đoan" cách gọi mê tín dị đoan không phù hợp với cái tâm của mình khi hành lễ.
Bởi đã gọi là mê tín thì bất kỳ ai khi thắp nhang chắp tay lạy cái mà mình không biết chính xác là có có hay không thì đó gọi là mê tín!
Nhưng mình tin là có Trời Phật Ông Bà mà chấp tay bái lễ thì đó là hiếu nghĩa là nét đẹp trong đạo đức.
Việc chấp tay bái lễ, hay làm dấu thánh giá đều xuất phát từ đức tin và có giá trị văn hoá như nhau vì đó là cách hành lễ của mỗi quan điểm, mỗi trường phái.

Vậy nên nếu ai đả kích mê tín thì chính người đó xấu hổ trước vì họ vẫn cúng tổ tiên của họ.
- Tổ tiên là dòng giống đã sinh ra mình.
- Thánh là người tu luyện người có công đức được Vua hoặc nhân dân tôn kính phong thánh.
- Phật đã có từ rất lâu từ khi loài người còn mơ muội đã có Lục Tổ Phật. Còn đức Thích Ca là người theo đạo phật và là hiện thân của đức Phật tại thế chứ không phải đức Thích Ca sinh ra đạo phật.
- Chúa là hiện thân của đấng Thượng Đế chứ không phải Chúa sinh ra Thượng Đế.
- Người là hiện thân của kiếp trước tu hành và là kết quả của kiếp sau.

Tôi trả lời một số bạn hỏi về cách cúng lễ và nói câu gì trước ở đâu và như thế nào?:
1- Khi lễ Phật ta thường nói.
"Con nam mô a di đà phật 3 lần... Con lạy chín phương trời, con lạy mười phương đất, con lạy chư phật ở mười phương."
Tại sao chỉ có 9 phương trời? Theo quan niệm từ xưa thì tám hướng và trên đầu mình đều có bầu trời. Nên gọi chín phương chứ thật ra Thượng Đế ở muôn phương.
Mười phương đất là tám hướng trên đầu là các hành tinh khác và dưới chân mình.
Chư Phật mười phương cũng như vậy thật ra chư Phật cũng ở muôn phương, đất cũng ở muôn phương.

2- Khi lễ Thượng Đế ta nói:
"Con lạy Thượng Đế toàn năng" chứ không nhất thiết phải con nam mô a di đà phật vì Thượng Đế là cao nhất trong mọi cõi giới.

3- Khi lễ Thánh Thần hay gia tiên bạn có thể nói:
"Con lạy Thượng Đế toàn năng, con lạy Phật tổ toàn pháp"
Hay cũng có thể nói:
"Con lạy thượng đế vạn năng, con lạy phật tổ vạn pháp" sau đó khấn đến các vị thần tiên, các vị thánh, rồi gia tiên.

Một vài ví dụ:
1- Bài khấn chung.
"Con lạy thượng đế vạn năng, con lạy phật tổ phạt pháp, con lạy chư vị tam thiên chư vị phật pháp. Con lạy hội thượng phật bồ tát ma ha tát hồng niên toạ hạ. Con lạy hoàng thiên địa mẫu con lạy thái thượng lão quân con lạy ngộ không hoà thượng giá hạ phục nguyện. Con lạy chư vị tiên cô chư vị tiên cậu. Con lạy đức Vua.... Con lạy đức thánh.... Con lạy thập bát long thần... Con lạy sơn thần... Thổ địa thổ công táo quân thần kỳ lai sàng chứng giám. Con lạy.... Gia tiên v.v..."

2- Khi khấn riêng ai đó tuỳ theo tôn giáo của họ mà khấn ví như ta đến nhà thờ thiên chúa hay nhà thờ hồi giáo hay đền thờ đạo giáo mà lại khấn con nam mô a di đà phật thì thật chẳng nên chút nào.
Đó là văn hoá nhập gia tuỳ tục.

3- Khi khấn gia tiên thổ địa không nhất thiết phải mượn danh đức Phật, mà ta có thể khấn:
+ "Con lạy thổ thần thổ địa thổ công táo quân thần kỳ lai sàng chứng giám"
+ "Con lạy tổ tiên dòng họ con lạy ông bà bố mẹ..."
Hoặc khi khấn ở đền thờ Vua, thờ Thánh ta chỉ cần khấn:
+ "Con lạy đức Vua.... hay Con lạy đức Thánh... Hôm nay là ngày..tháng... Năm... Con tên là......" rồi khấn tiếp.

- Việc sắm lễ thì tuỳ theo phong tục, tôn giáo mà sắm lễ.
- Tiền âm phủ cũng vậy đó là quan niệm văn hoá dân gian
Nhưng nếu ta tôn trọng Thượng đế, Phật Tổ các vị tiên, thần thì tốt nhất là để một ít tiền thật để làm công đức hoặc để nhà đền mua hương hoa ngày lễ v.v...
- Vàng mã tiền âm phủ thì gọi là cho đủ bộ lệ phong tục cổ truyền chứ không nhất thiết phải đốt hàng xe ô tô thật là lãng phí.
Đây là những ý kiến chia sẻ nếu ai có những bài khấn hay cách khấn hay ta nên chia sẻ để mọi người mở rộng tầm mắt xin chân thành cảm ơn.
Võ sư. Gs-Vs Lương Ngọc Huỳnh.
0