Những đại biểu chính của triết học kinh viện thế kỷ XIII
Những đại biểu chính của triết học kinh viện thế kỷ XIII Những nhà kinh viện lớn nhất của thế kỷ XIII là Tômát Đacanh, ĐơnXcốt. ...
Những đại biểu chính của triết học kinh viện thế kỷ XIII
Những nhà kinh viện lớn nhất của thế kỷ XIII là Tômát Đacanh, ĐơnXcốt.
Những nhà kinh viện lớn nhất của thế kỷ XIII là Tômát Đacanh, ĐơnXcốt.
a, Tômát Đacanh (1225 - 1274)
Ông sinh ở Italia, là nhà thần học đạo Thiên chúa, nhà triết học kinh viện nổi tiếng của chế độ phong kiến Tây Âu. Học thuyết của ông được nhà thờ đạo Thiên chúa coi là triết học duy nhất đúng đắn và lấy làm hệ tư tưởng của mình. Mười tám cuốn sách trong tuyển tập của ông hợp lại như một bộ bách khoa toàn thư đặc sắc của hệ tư tưởng chính thống thời trung cổ. Những tác phẩm của ông, ngoài thần học và triết học, còn nghiên cứu cả những vấn đề pháp quyền, đạo đức, chế độ nhà nước và kinh tế.
Tuy là con của một bá tước, nhưng Tômát Đacanh đã làm trái với những người trong dòng họ mình, trở thành tu sĩ của dòng đạo Đôminích. Ông đã học ở Côlônhơ, Pari, và sau đó trở thành người nổi tiếng trong việc dạy thần học và triết học ở Pari, Côlônhơ và hàng loạt thành phố của Italia.
Trong lĩnh vực triết học, Tômát Đacanh có mưu đồ làm cho học thuyết của Arixtốt thích hợp với học thuyết đạo Thiên chúa, biến triết học của mình thành cơ sở lý luận cho các tín điều nhà thờ. Đứng trên lập trường của Arixtốt, ông chống lại triết học kinh viện cũ của Ôguýtxtanh và cả khuynh hướng duy vật cấp tiến của những người theo quan điểm Avơrôvét trong đạo Thiên chúa.
Tômát Đacanh là người có quan điểm trong việc giải quyết vấn đề mối quan hệ giữa triết học và thần học, giữa lý trí và lòng tin. Ông phân định rõ ranh giới nhưng không đối lập giữa triết học và thần học. Đối tượng của triết học là nghiên cứu "chân lý của lý trí". Đối tượng của thần học là "chân lý của lòng tin tôn giáo". Còn Thượng đế là Khách thể cuối cùng của cả triết học và thần học, là nguồn gốc của mọi chân lý. Cho nên theo Tômát không thể không có mâu thuẫn về nguyên tắc giữa chân lý đúng đắn và lòng tin tôn giáo. Nhưng vì là nhà thần học, Tômát đã hạ thấp vai trò của triết học, bắt triết học phải phụ thuộc vào thần học. Ông cho rằng, không phải mọi "chân lý của lòng tin tôn giáo" đều có thể đạt được bằng sự chứng minh hợp lý. Những chân lý thần học tuy không "chống đối lý trí”, nhưng là "siêu lý trí". Triết học phải dựa vào sự giúp đỡ của thần học và thấp hơn thần học, cho nên ở một chừng mực nào đó trí tuệ có hạn của con người thấp hơn sự anh minh của Thượng đế. Tômát nói: "chân lý tôn giáo không phải là điểm yếu mà triết học có thể xâm nhập vào được".
Quan điểm duy tâm thần học của Tômát cũng thể hiện rõ trong việc nghiên cứu giới tự nhiên. Ông cho rằng giới tự nhiên và trật tự của nó chỉ là sự chuẩn bị của cái "vương quốc giàu có ở trên trời". Theo học thuyết của Tômát, mọi cái hoàn thiện nhất trong thế giới có khả năng (thế giới của những sự vật cảm biết) đều được quyết định bởi sự thông minh của Thượng đế, đều trải qua sự hợp lý hóa của Thượng đế. Thượng đế là mục đích tối cao, là "quy luật" vĩnh cửu "đứng trên mọi cái, thống trị mọi cái. Thượng đế là hình thức thuần túy tước bỏ vật chất, là nguyên nhân sự tác động cuối cùng của thế giới, và thế giới tự nhiên không phải là vĩnh cửu, mà được Thượng đế sáng tạo từ hư vô".
Khi giải quyết vấn đề bản chất của cái chung, Tômát đứng trên lập trường của nhà duy thực ôn hòa (phần nào dung hòa với chủ nghĩa duy danh có lợi cho tôn giáo). Theo ông cái chung tồn tại trên 3 mặt: một là, nó tồn tại trước sự vật trong trí tuệ của Thượng đế như là mẫu mực lý tưởng của các sự vật riêng lẻ; hai là. cái chung được tìm thấy
trong các sự vật, cái chung chỉ tồn tại khách quan khi nó chứa đựng các sự vật riêng lẻ; ba là, cái chung được tạo ra sau khi các sự vật trong trí tuệ con người bằng con đường trừu tượng hóa khỏi các sự vật riêng lẻ. Trong học thuyết triết học của mình, Tômát cố gắng chứng minh sự tồn tại của Thượng đế, nhưng sự chứng minh của ông khác một chút với sự chứng minh có tính chất bản thể luận của các nhà duy thực trước đó. Theo ông, sự tồn tại của Thượng đế chỉ có thể được chứng minh trên cơ sở của kinh nghiệm, nghĩa là trên cơ sở tồn tại của thế giới như là sự sáng tạo của Thượng đế. Tômát đưa ra năm điều chứng minh: 1. cần có cái động lực ban đầu, vì thế giới không phải là sự vận động vĩnh cửu; 2. mục đích của những nguyên nhân tác động không thể là vô tận, nên cần phái có cái nguyên nhân đầu tiên; 3. mọi sự vật của thế giới là ngẫu nhiên, do đó cần tồn tại một cái tất nhiên tuyệt đối; 4. các sự vật bộc lộ những giai đoạn hoàn thiện tuyệt đối; 5. Tính chất hợp lý của giới tự nhiên không thể giải thích bằng những nguyên nhân tự nhiên, cần phải tồn tại một thực thể lý trí siêu tự nhiên điều chỉnh thế giới. Như vậy theo Tômát, Thượng đế chính là động lực ban đầu, là nguyên nhân ban đầu, là cái tất nhiên tuyệt đối, sự hoàn thiện tuyệt đối cũng như là nguyên nhân tạo ra sự hợp lý của giới tự nhiên.
Trong lý luận nhận thức của mình, Tômát áp dụng học thuyết Arixtốt về "hình dạng". Mọi nhận thức, theo ông, đều diễn ra trong chủ thể nhờ tiếp thu khách thể. Nhưng không phải mọi tồn tại của khách thể đều được tiếp nhận, mà chỉ tiếp nhận cái gì trong khách thể giống với chủ thể (tức hình ảnh của sự vật chứ không phải bản thân sự vật vật chất). Bởi vì, theo Tômát, khi gia nhập vào tinh thần của cái nhận thức (chủ thể) thì cái được nhận thức bị mất tính vật chất của mình và chỉ tồn tại với tính cách là hình dạng" và "hình dạng' của sự vật là hình ảnh nhận thức của nó. Nhờ hình ảnh biểu hiện yếu tố tồn tại của sự vật, yếu tố đó đồng thời giống với tinh thần mà cái vật thể được nhận thức đi vào tinh thần, vào vương quốc của tư tưởng.
Tômát còn chia thành hình dạng cảm tính và hình dạng lý tính. Theo ông, hình dạng lý tính cao hơn hình dạng cảm tính. Nhò hình dạng lý tính (hay nhận thức trí lực) ta mới biết được cái chung, cái giống với đối tượng, cái mà trong đó chứa đựng nhiều thực thể riêng biệt. Tuy nhiên hình dạng cảm tính cũng có vai trò quan trọng. Nhờ có nó mà cảm giác trẻ nên cái cảm thụ tích cực.
Lý luận nhận thức của Tômát chứa đựng những yếu tố tiêu cực của cảm giác luận, nhưng nó là bước tiến lớn trong sự phát triển triết học kinh viện trung cổ vì nó tiếp thu học thuyết của Arixtốt chứ không phải của Platôn.
Cũng cần lưu ý rằng hệ thống triết học hết sức cồng kềnh và phiền tạp của Tômát chỉ là sự khôi phục về hình thức học thuyết của Arixtốt. Về bản chất, nó khác căn bản với học thuyết của Arixtốt. Như Lênin nhận xét, chủ nghĩa kinh viện và chủ nghĩa thầy tu đã lấy ở Arixtốt cái không có sinh khí, chứ không phải cái sống động: sự đòi hỏi, sự tìm tòi.
Trong lý thuyết xã hội, Tômát tuyên truyền tư tưởng sai lầm về sự thống trị của nhà thờ đối với xã hội công dân, cuộc sống dưới trần thế chỉ là sự chuẩn bị cho cuộc sống tương lai ở thế giới bên kia. Là người theo chủ nghĩa quân chủ kiên định, Tômát cho rằng quốc vương không chỉ là người điều khiển mà còn là người sáng tạo ra nhà nước. Quyền thống trị của quốc vương là do "ý chí của Thượng đế" quy định. Ông quyết liệt chống lại sự bình đẳng xã hội, bảo vệ sự phân chia đẳng cấp. Tômát là người ủng hộ nổi tiếng chính quyền tối cao” là nhà thờ, ca ngợi Giáo hoàng như là người "đại diện của đức chúa Giêsu" đứng trên các quốc vương trên thế. Nhiệm vụ của các vương quốc trần thế là thực hiện yêu cầu của nhà thờ, trừng phạt không thương tiếc những người tà đạo. Ông nói: "Xuyên tạc tôn giáo mà đời sống vĩnh cửu phụ thuộc vào nó là một tội nặng vô cùng, hơn cả tội làm tiền giả, vì đồng tiền chỉ để thỏa mãn nhu cầu đời sống tạm thời. Cho nên quốc vương trần thế buộc những kẻ làm tiền giả và những kẻ phạm tội ác khác tội chết là đúng, thì treo cổ những người tà đạo là việc làm còn đúng hơn”. Vì vậy có thể nói tòa án tôn giáo chính là mật sau của chủ nghĩa "duy lý" của Tômát Đacanh.
b, Đơn Xcổt (1265 - 1308)
Ông là một trong những nhà kinh viện, nhà duy danh luận lớn nhất thế kỷ XIII. Ông sinh trưởng ở Anh, tốt nghiệp trường đại học Ôcxpho, sau đó trở thành giáo sư của trường này. Về tín ngưỡng tôn giáo, ĐơnXcôt theo dòng đạo Phơrăngxít.
Về mặt triết học, cũng như các nhà tư tưởng khác thời trung cổ, ĐơnXcốt coi vấn đề mối quan hệ giữa triết học và thần học là vấn đề chủ yếu. Theo ông, đối tuợng của thần học là nghiên cứu Thượng đế, còn đối tượng của triết học (siêu hình học) là tồn tại hiện thực khách quan - vật chất, giới tự nhiên), về quan hệ giữa lý trí và lòng tin tôn giáo thì Đơn Xcốt là người đề cao vai trò của lòng tin hơn lý trí. Ông nói rằng, nhận thức về Thượng đế mà dựa vào lý trí thì bị hạn chế, lý trí chỉ nhận thức được ở tồn tại cái gì mà nó không thể tách khỏi các tài liệu cảm tính, cho nên ở con người không có được một khái niệm nào về bản chất phi vật chất như Thượng đế, thiên thần.
Về vấn đề tồn tại của Thượng đế, ĐơnXcốt đã giải quyết từ lập trường thần học. Theo ông, vì Thượng đế là một tồn tại bất tận, cho nên chứng minh về sự tồn tại của Thượng đế có nghĩa là chứng minh rằng "cái tồn tại bất tận” đó là có. Và điều này chỉ có thể chứng minh được khi đi từ kết quả tới cái nguyên nhân cuối cùng và tối cao của nó là Thượng đế. Song, theo ông, tuy có thể chứng minh được sự tồn tại của Thượng đế, nhưng con người lại không thể nhận thức được bản chất của Thượng đế, vì Ngài có quyền tự do lựa chọn tuyệt đối. Chẳng hạn, Thượng đế có thể tạo ra cái thế giới hoàn toàn khác cái thế giới mà chúng ta đang biết, hoặc có thể đem lại cho con người những quy tắc hiện có.
Trong học thuyết triết học của mình. Đơn Xcốt cho rằng ngoài Thượng đế là hình thức thuần túy phi vật chất ra thì mọi thực thể còn lại (kể cả tinh thần và thiên thần) đểu là vật chất hoặc bao gồm cả hình thức và vật chất. Đơn Xcốt tự hỏi: "Không biết vật chất có thể tư duy được không?’’. Như vậy học thuyết của Đơn Xcôt là sự hạn chế lớn chủ nghĩa duy linh. Song, về căn bản, triết học của ông vẫn là duy tâm, chưa phải duy vật.
Là một nhà duy danh luận, trong học thuyết của mình, Đơn Xcôt cũng nghiên cứu vấn đề cái chung. Nhưng khác với các nhà duy danh luận đương thời, ông cho rằng cáí chung không chỉ là sản phẩm của lý trí, nó có cơ sở trong bản thân các sự vật. Cái chung vừa tồn tại trong các sự vật (với tính cách là bản chất của chúng), vừa tồn tại sau sự vật với tính cách là những khái niệm được lý trí con người trừu tượng hóa khỏi bản chất đó).
Trong lĩnh vực nhận thức luận, Đơn Xcốt đã đề cập vấn đề vai trò của yếu tố tinh thần, của lý trí và ý chí. Tinh thần, theo ông, là hình thức của thân thể con người, gắn liền với thân thể khi con người đang còn sống và do Thượng đế ban phát từ khi con người mới sinh ra. Tinh thần có sức mạnh to lớn trong nhận thức. Tri thức được hình thành từ tinh thần và từ đối tượng nhận thức. Về vai trò của lý trí và ý chí, Đơn Xcốt đã cho rằng thống trị mọi dạng hoạt động của con người không phải là lý trí mà là ý chí. Ý chí cao hơn lý trí, và hơn nữa ở Thượng đế thì ý chí trở thành tự do.
Như vậy những yếu tố có tính phê phán triết học kinh viện ở Tômát trong học thuyết của Đơn Xcốt được phát triển không phải vì lợi ích của khoa học và triết học mà vì thần học. Ông khẳng định rằng, hình như triết học bất lực trong việc cứu thoát con người vì nó coi thường mọi cái riêng, suy lý từ cái chung đến cái chung. Nó rút ra mọi cái không phải từ ý chí Thượng đế mà từ tính tất yếu. Cho nên triết học không thể chứng minh được, chẳng hạn, bản chất ba mặt của Thượng đế (đức thánh cha, đức thánh con và đức thánh thần), hoặc sự thể hiện của Thượng đế trong người con của Ngài là chúa Giêsu, sự sáng tạo thế giới từ hư vô V.V..
Về vấn đề quan hệ giữa lý trí và lòng tin, Đơn Xcốt đã giải quyết khác với Tômát Đacanh. Nếu Tômát cố gắng dung hoà lý trí và lòng tin, không hạ thấp quá đáng vai trò của lý trí, thì Đơn Xcốt là người hoài nghi năng lực của lý trí trong việc phục vụ lòng tin. Ông cho rằng, vì núp dưới chiêu bài bênh vực lòng tin một cách có lý trí mà nhiều tà đạo đã xâm nhập vào thần học. Vì vậy, lý trí và lòng tin, tri thức và thần học là không thể và không nên dung hòa, vị trí hàng đầu phải thuộc về lòng tin còn lý trí đóng vai trò phụ thuộc.
Cần lưu ý, sự phê phán của Đơn Xcối đối với những lập luận có tính chất duy lý không hề chứng tỏ học thuyết của ông phản động hơn học thuyết của Tômát. Vì sự phê phán đó không dẫn tới tư tưởng về tính chất siêu lý trí của các tín điều tôn giáo, mà dẫn tới tư tưởng về tính chất phản lý trí của các tín điều đó.
soanbailop6.com