Những chú ý quan trọng về bài đọc hiểu khi thi ĐH môn Văn
Trao đổi với PV, TS Trịnh Thu Tuyết - chuyeengia tư vấn về luyện thi ĐH,CĐ cho biết: Năm nay có câu hỏi đọc hiểu, kiểm tra đồng thời kiến thức văn, Tiếng Việt... từ cấp 2, vì vậy cô tổng hợp một số đơn vị kiến thức có thể cần cho kiểu câu này. I. Phong cách chức năng ngôn ngữ: 1- Phong cách ...
Trao đổi với PV, TS Trịnh Thu Tuyết - chuyeengia tư vấn về luyện thi ĐH,CĐ cho biết: Năm nay có câu hỏi đọc hiểu, kiểm tra đồng thời kiến thức văn, Tiếng Việt... từ cấp 2, vì vậy cô tổng hợp một số đơn vị kiến thức có thể cần cho kiểu câu này.
I. Phong cách chức năng ngôn ngữ:
1- Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (khẩu ngữ): là phong cách (PC) được dùng trong giao tiếp sinh hoạt hàng ngày, thuộc hoàn cảnh giao tiếp không mang tính nghi thức. Giao tiếp ở đây thường với tư cách cá nhân nhằm để trao đổi tư tưởng, tình cảm của mình với người thân, bạn bè, hàng xóm, đồng nghiệp, đồng hành...
Gồm các dạng: chuyện trò/ nhật kí/ thư từ
2- Phong cách ngôn ngữ khoa học: PC khoa học là PC được dùng trong lĩnh vực nghiên cứu, học tập và phổ biến khoa học. Ðây là PC ngôn ngữ đặc trưng cho các mục đích diễn đạt chuyên môn sâu. Khác với PC ngôn ngữ sinh hoạt, PC này chỉ tồn tại chủ yếu ở môi trường của những người làm khoa học (ngoại trừ dạng phổ cập khoa học).
Gồm các dạng: KH chuyên sâu/ KH giáo khoa/ KH phổ cập
3- Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật: là PC được dùng trong sáng tác văn chương. PC này là dạng tồn tại toàn vẹn và sáng chói nhất của ngôn ngữ toàn dân. PC văn chương không có giới hạn về đối tượng giao tiếp, không gian và thời gian giao tiếp.
4- Phong cách ngôn ngữ chính luận: là PC được dùng trong lĩnh vực chính trị xã hội. Người giao tiếp ở PC này thường bày tỏ chính kiến, bộc lộ công khai quan điểm chính trị, tư tưởng của mình đối với những vấn đề thời sự nóng hổi của xã hội.
5- Phong cách ngôn ngữ hành chính: là PC đuợc dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực hành chính. Ðấy là giao tiếp giữa Nhà nước với nhân dân, giữa nhân dân với cơ quan Nhà nước, giữa cơ quan với cơ quan, giữa nước này và nước khác.
PC hành chính có hai chức năng: thông báo và sai khiến. Chức năng thông báo thể hiện rõ ở giấy tờ hành chính thông thường, ví dụ như: văn bằng, chứng chỉ các loại, giấy khai sinh, hoá đơn, hợp đồng... Chức năng sai khiến bộc lộ rõ trong các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản của cấp trên gởi cho cấp dưới, của nhà nước đối với nhân dân, của tập thể với các cá nhân.
6- Phong cách ngôn ngữ báo chí (thông tấn): là PC được dùng trong lĩnh vực thông tin của xã hội về tất cả những vấn đề thời sự. (Thông tấn: có nghĩa là thu thập và biên tập tin tức để cung cấp cho các nơi).
Gồm các dạng: văn bản phản ánh tin tức/ văn bản phản ánh công luận/ thông tin quảng cáo.
Lưu ý về bài đọc hiểu trong đề thi ĐH,CĐ năm 2014
II. Phương thức biểu đạt
1. Tự sự (kể chuyện, tường thuật)
2. Miêu tả
3. Biểu cảm
4. Nghị luận
5. Thuyết minh
6. Hành chính - công vụ
III. Phương thức trần thuật:
1. Trần thuật từ ngôi thứ nhất do nhân vật tự kể chuyện (lời trực tiếp)
2. Trần thuật từ ngôi thứ ba của người kể chuyện tự giấu mình
3. Trần thuật từ ngôi thứ ba của người kể chuyện tự giấu mình, nhưng điểm nhìn và lời kể lại theo giọng điệu của nhân vật trong tác phẩm (lời nửa trực tiếp)
IV. Phép liên kết: thế - lặp - nối - liên tưởng - tương phản - tỉnh lược...
Theo Trí thức trẻ
>> Thi ĐH đợt 2: Xử phạt nặng nếu vi phạm quy chế
>> Hướng ra đề thi đợt 2 liệu có giống đợt 1?