24/05/2017, 12:34

Những câu chuyện ngắn hay nên đọc

3 câu chuyện ngắn hay thuộc thể loại văn kể chuyện rất hay và ý nghĩa mà các bạn nên đọc qua. Với mỗi câu chuyện là một góc hình về cuộc sống rất ý nghĩa và đáng học hỏi. Chúc các bạn có một ngày vui vẻ. 1. Để bài: Giới thiệu về chợ vùng cao Vùng cao - là vùng đất có ...

3 câu chuyện ngắn hay thuộc thể loại văn kể chuyện rất hay và ý nghĩa mà các bạn nên đọc qua. Với mỗi câu chuyện là một góc hình về cuộc sống rất ý nghĩa và đáng học hỏi. Chúc các bạn có một ngày vui vẻ.

1.        Để bài: Giới thiệu về chợ vùng cao

Vùng cao - là vùng đất có nhiều đồi, núi cao - thường là nơi sinh sông eủa những dân tộc ít người. Chợ ở những vùng này thường họp theo phiên. Người đi chợ mặc những bộ trang phục đẹp, hăm hở trèo đèo, leo dốc, lội suôi, đi cả ngày đường, có khi mấy ngày. Họ đến chợ bằng ngựa hoặc bằng chính đôi chân của mình. Hiện nay, một sô" nơi có diều kiện họ có thể đến chợ bằng nhiều phương tiện khác.

Chợ ở những vùng này, ngoài sản vật địa phương còn có nhiều hàng hoá khác như dầu, muối, cá khô, vải, giấy... từ dưới xuôi mang đến, từ các địa phương khác mang về. Chính vì vậy mà phiên chợ ở đây từ lâu đã là nhu cầu giao lưu kinh tế của vùng.

Chợ họp thường chỉ một ngày, nhưng nhiều người đến chợ từ chiều hôm trưởc dể gặp bạn, múa hát, thổi kèn, thổi sáo, vui chơi cùng bạn bè. Họ hát múa từ chiều tới khuya có khi suốt đêm. Vui nhất là những thanh niên nam nữ. Họ đến chợ là đến nơi hò hẹn tìm hiểu, kết bạn... Chính vì vậy mà chợ ở đây không chỉ là nơi mua bán, trao đổi hàng hoá mà còn là nơi giao lưu, sinh hoạt văn hoá của cộng đồng.

Theo Non nước Việt Nam

2.        Đề bài: Giới thiệu về chợ nổi miền Tây Nam Bộ

Gọi là chợ nổi vì chợ họp ở trên sông. Giữa một vùng sông nước bao la là hàng trăm chiếc ghe, xuồng của người quanh vùng về đây tụ tập mua bán.

Chợ họp suốt cả ngày, nhưng nhộn nhịp nhất là vào buổi sáng. Thuyền, ghe tấp nập đi lại, luồn lách trên mặt nước. Tiếng chào mời mua bán, tiếng cười nói gọi nhau, tiếng ồn ã của động cơ... làm vang động cả một vùng, quang cảnh nhộn nhịp và sôi động. Trên thuyền chất đầy hàng hoá, nhiều nhất vẫn là. trái cây, mùa nào thức nấy: chôm chôm, xoài, cam, quýt, bưởi, măng cụt, sầu riêng... sản vật của vùng sông nước kênh rạch như: cá, rùa, rắn, cua, tôm, chim đồng, bông súng, rau tươi... Chủ nhân vài ghe, thuyền treo lủng lẳng một vài thứ trái cây, hàng hoá hay một bảng hiệu quảng cáo trên chiếc sào nơi thuyền của mình, cái cao cái thấp, cái thẳng cái nghiêng trông thật lạ mắt.

Các loại dịch vụ ăn uống, hớt tóc, may vá... cũng diễn ra ngay trên ghe, xuồng, rất tiện dụng và dường như thỏa mãn mọi nhu cầu mua sắm sinh hoạt đời thường của người dân vùng này.

Các chợ nổi lớn của miền Tây như Phụng Hiệp, Phong Điền, Cái Răng (Cần Thơ), Cái Bè (Tiền Giang)... Phần lớn nông sản hàng hoá ở đây được bán sỉ cho những thương nhân rồi từ đó được chuyển tới các nhà máy chế biến thực phẩm, hoa trái hay chở ra tận Hà Nội và cấc địa phương miền Bắc. Chợ nổi là nét sinh hoạt văn hoá dộc đáo của người dân vùng châu thổ sông Cửu Long.

Theo Non nước Việt Nam

3.        Đề bài: Giới thiệu về di tích Lam Kinh

Di tích Lam Kinh thuộc huyện Thọ Xuân, cách thành phố Thanh Hoá khoảng 50 km về phía tây bắc, năm 1962 được Bộ Văn hoá xếp hạng. •'

Sau khi Lê Thái Tổ lên ngôi Hoàng đế, đóng đô ở Đông Kinh (Thăng Long), ông đã cho xây dựng ở quê hương đất tổ Lam Sơn' một thành lớn thứ hai,' thường được gọi là thành Lam Kinh, còn có tên khác là Tây Kinh.

Phía bắc thành Lam Kinh dựa vào núi Dầu (Du Sơn), phía nam nhìn ra sông Chu, qua sông khoảng 900m là núi Chúa (Chủ Sơn) làm tiền án; là núi Hướng và núi Hàm Rồng. Các công trình trong điện xây dựng theo trục nam - bắc, trên khu đồi gò có hình chữ vương. Thành có chiều dài 341m, ngang 254m. Mặt thành phía bắc xây hình cánh cung, tường dày hơn lm.

Mặt trước thành khoảng lOOm còn dấu vết của cổng vào và móng tường kéo đến sát bờ sông Ngọc, móng tường dày l,8m. Qua tường khoảng lOm là con sông đào có tên là sông Ngọc rộng khoảng 20m. Bắc qua sông là cây cầu cong Tiên Loan, trên cầu có lầu (thượng gia hạ kiều), qua cầu khoảng 50m thì đến một giếng cổ hình chữ nhật. Tiếp theo là một sân rộng dẫn đến Ngọ Môn. Giữa sân hai bên lối vào là hai con vật bằng đá tựa hai con nghê, đứng trên bệ hình chữ nhật, trên thân trang trí khá cầu kỳ, đầu vươn về phía trước trong tư thế canh phòng.

Tuy di vật còn lại không nhiều nhưng chúng ta vẫn có thể nhận ra dây là một công trình rất lớn của Vua Lê Lợi.

Nguồn:
0