25/05/2018, 08:52

Những bất lợi của cơ chế kiểm soát lãi suất trực tiếp

Trước hết phải thừa nhận rằng, kiểm soát trực tiếp lãi suất có một số ưu điểm và thuận lợi sau: Dễ thực hiện. Phù hợp với mức thị trường tài chính sơ khai và mức độ canh tranh kém. Chưa có công cụ kiểm soát tiêng tệ gián tiếp. ...

Trước hết phải thừa nhận rằng, kiểm soát trực tiếp lãi suất có một số ưu điểm và thuận lợi sau:

  • Dễ thực hiện.
  • Phù hợp với mức thị trường tài chính sơ khai và mức độ canh tranh kém.
  • Chưa có công cụ kiểm soát tiêng tệ gián tiếp.
  • Hạn chế trong năng lực quản lý.
  • Nguồn vốn tín dụng từ NHTW chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn của nền kinh tế. Nhưng đối với nền kinh tế chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường và với quá trình toàn cầu hoá đang diễn ra nhanh chóng, thì không thể duy trì lâu cách kiểm soát lãi suất. Kiểm soát lãi suất tỏ ra kém hiệu quả do dễ bị các tổ chức tín dụng lẩn tránh, khả năng cạnh tranh thấp, dẫn đến suy giảm chức năng tài chính của hệ thống ngân hàng.

Kiểm soát lãi suất dẫn đến suy giảm chức năng trung gian tài chính của hệ thống ngân hàng:

  • Nguồn tiết kiệm và tích luỹ sẽ chảy ra thị trường tài chính phi tổ chức và không bị quản lý chúng biểu hiện dưới dạng :

+ Ngân hàng kiểu chính sách tăng lên.

+ Cho vay qua thị trường không chính thức.

+ Nắm giữ ngoại tệ, tích luỹ kim loại quí hàng lâu bền.

+ Kiểm soát lãi suất kém hiệu quả trong việc điều hành chính sách tiền tệ:

+ Kiểm soát lãi suất sẽ khuyến kích kiểm soát chi tiết các chi điều kiện tiền tệ bằng cách áp đặt cơ cấu lãi suất phức tạp như tồn tại nhiều loại trần lãi suất cho vay gây kém hiệu quả và biến dạng hơn.Việc kiểm soát lãi suất sẽ giảm hiệu quả của việc kiểm soát tiền tệ, bởi vì sự gia tăng và mở rộng của các thị trường ngoài thị trường được kiểm soát. Các tổ chức kinh tế và ngân hàng thương mại thừơng tìm cách để tránh sự kiểm soát, do đó ngày càng nhiều hoạt động kinh tế diễn ra ngoài tài chính chính thức, các ngân hàng thương mại cố gắng tìm cách tránh sự kiểm soát của ngân hàng trung ương bằng cách tạo ra các sản phẩm mới hoặc các kỹ thuật tài trợ mà nằm ngoài tầm kiểm soát hoặc phạm vi quy định trần lãi suất. Trong thực tế, khi các công cụ này bị các ngân hàng lẩn tránh thì các mục tiêu của chính sách tiền tệ sẽ không thể thực hiện được.

  • Kiểm soát lãi suất không có lợi cho cạnh tranh:

Các tổ chức tín dụng kém hiệu quả có thể được bảo vệ từ sức ép của tự do cạnh trnh khiến cho quá trình giải quyết khó khăn của họ tồn tại kéo dài. Những khó khăn lớn gắn với sự kiểm soát lãi suất là vấn đề lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức. Những vấn đề này khi trở nên nghiêm trọng, thì các doanh nghiệp lành mạnh và các doanh nghiệp tư nhân mới sẽ bị loại khỏi thị trường tín dụng, bởi vì không sẵn sàng trả mức giá cao như các doanh nghiệp đang gặp khó khăn.

0