25/05/2018, 08:11

Nhu cầu,vai trò sản xuất và xuất khẩu gia vị

Căn cứ vào xu hướng nhu cầu gia vị trong thời gian tới và thực trạng tiêu thụ gia vị thời gian 5 năm cuối thập kỷ 90 (nhịp độ tăng nhập khẩu gia vị trung bình hàng năm là 3% về mặt lượng), giả sử thời gian tới, nhịp độ tăng nhập khẩu gia vị ...

Căn cứ vào xu hướng nhu cầu gia vị trong thời gian tới và thực trạng tiêu thụ gia vị thời gian 5 năm cuối thập kỷ 90 (nhịp độ tăng nhập khẩu gia vị trung bình hàng năm là 3% về mặt lượng), giả sử thời gian tới, nhịp độ tăng nhập khẩu gia vị của thế giới hàng năm vẫn đạt mức cao là 3% và tỷ trọng của các loại gia vị vẫn duy trì như mức của năm 2000 thì khối lượng của gia vị nhập khẩu của thế giới vào năm 2005 sẽ đạt 1.350.000 tấn, và nếu mức giá dự báo duy của mức ở năm 2000, thì vào năm 2005, kim ngạch nhập khẩu gia vị của thế giới sẽ đạt khoảng 3 tỷ usd. trong đó dự báo cụ thể lượng nhập khẩu các loại gia vị được thể hiện qua. (bảng số 1)

bảng số 1 : dự báo nhập khẩu gia vị của thế giới vào năm 2005

loại gia vị
thực hiện năm 2000 dự baó nhập khẩunăm 2005
lượng(tấn) tỷ trọng(%) phương án thấp(+1,5%/năm) phương án cao(+3%/năm)
tổng gia vị 1.162.722 100 1.250.000 1.350.000
hạt tiêu 232.715 20 250.000 270.000
ớt 225.518 19,4 242.500 261.900
vani 4237 0,36 4555 4860
quế 79.728 6,8 85.712 91.800
đinh hương 47.489 4,0 50.000 54.000
bạch đậu khấu và nhục đậu khấu 35.504 3,0 38.169 40.500
hạt gia vị 182.020 15,6 195.689 210.600
gừng 192.838 16,5 207.313 222.750
rau thơm, nghệ, lá nguyệt quế 15.624 1,3 16.796 17.550
các loại gia vị khác 147.349 12.6 158.409 170.100

nguồn: viện nghiên cứu thương mại - bộ thương mại

Các thị trường nhập khẩu gia vị chính của thời gian 5 năm tới, dự đoán vẫn là liên minh châu âu, mỹ, nhật, các nước trung đông và dự đoán nhập khẩu của các nước này vẫn sẽ chiếm khoảng 70-80% lượng nhập khẩu gia vị của thế giới.

sản xuất và xuất khẩu gia vị nói chung và hạt tiêu nói riêng có ý nghĩa lớn đối với nền kinh tế và xuất khẩu của việt nam. từ năm 1999, việt nam đã trở thành nước sản xuất hạt tiêu lớn thứ 3 trên thế giới chỉ sau ấn độ và inđônêxia và là nước xuất khẩu hạt tiêu lớn thứ 2 thế giới sau inđônêxia. đặc biệt, với kim ngạch xuất khẩu hàng năm vượt 100 triệu usd, năm cao nhất năm 2000 đạt 153 triệu usd. hạt tiêu nằm trong số 10 mặt hàng nông sản có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất việt nam hiện nay. ngoài xuất khẩu hạt tiêu, việt nam còn sản xuất và xuất khẩu một số gia vị quan trọng khác như: quế, hồi, ớt, gừng, nghệ, hành, tỏi... hai mặt hàng quế và hồi đạt kim ngạch xuất khẩu khoảng 5-7 triệu usd/năm/mặt hàng...

xuất khẩu gia vị trong đó có xuất khẩu hạt tiêu hàng năm đã thu nhập ngoại tệ trên 145-160 triệu usd cho đất nước, đóng góp lớn vào việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển nông nghiệp, góp phần xoá đói, giảm nghèo, cải thiện thu nhập cho người nông dân...

Chất lượng:

phần lớn các mặt hàng gia vị của việt nam như: hạt tiêu, quế, hồi, ớt, gừng, tỏi đều có hàm lượng tinh dầu cao, thơm ngon hơn các mặt hàng cùng loại của các nước trong khu vực. yếu tố này khiến nhiều khách hàng tìm đến đặt mua nguyên liệu thô trong nhiều năm qua.

Năng suất cao:

hiện nay, cây hồ tiêu của việt nam cho năng suất khá cao so với các nước sản xuất hồ tiêu khác trên thế giới. chẳng hạn, tại bình phước, đắc lắc, có vụ năng suất đạt từ 4-7 tấn/ha, trong khi ấn độ, nước sản xuất hồ tiêu lớn nhất thế giới chỉ đạt khoảng 2 tấn/ha.

Người sản xuất năng động, sáng tạo:

điều này thể hiện rõ nhất trong việc trồng cây hồ tiêu. trước năm 2000, phần khá tốn kém trong đầu tư phát triển cây hồ tiêu ở việt nam là cọc choái để các nọc tiêu leo lên (phải dùng các cây gỗ khô với chi phí 3 triệu đồng/ha), chiếm tới 60% giá thành hạt tiêu. vài ba năm trở lại đây, các hộ trồng tiêu đã nghiên cứu và mạnh dạn trồng các loại cây thân gỗ, mọc thẳng như cây muồng làm choái (họ gọi là dùng cây sống làm choái cho cây chết). kết quả là vừa tạo được bóng mát cho cây tiêu phát triển tốt, lại không phải tìm nguồn gố thay thế hàng năm khi chân thoái khô bị mục và đặc biệt là hạ giá thành hạt tiêu thành phẩm xuống còn một nửa so với trước.

một điều quan trọng nữa là trong việc nuôi dưỡng cây hồ tiêu, nước tưới là một yếu tố không thể thiếu. vậy mà ở quảng bình, có những vùng đồi rất xa nguồn nước nhưng cây tiêu vẫn phát triển tốt. đó là nhờ sự sáng tạo của những người nông dân nơi đây khi họ nghĩ ra cách nối các dây kim tiêm (loại dùng một lần) đã bị thải từ những bệnh viện vào các ống cao su dẫn nước, để lượng nước rỉ ra từ những chiếc kim tiêm suốt ngày đêm vừa đủ giữ độ ẩm liên tục cho cây hồ tiêu.

lợi thế sản xuất và xuất khẩu gia vị của việt nam còn được thể hiện ở diện tích canh tác vùng đồi núi, vùng tây nguyên rộng lớn, khí hậu ấm áp phù hợp với các loại cây gia vị nhất là hạt tiêu. tập quán trồng các loại cây này đã hình thành từ lâu, nay có điều kiện phát triển. các loại cây này được xếp vào loại cây xoá đói giảm nghèo và phát triển kinh tế. ở các vùng dân cần có công ăn việc làm, đã có tập quán trồng và khai thác. ngoài ra được nhà nước khuyến khích, loại hình kinh tế gia đình và thôn xóm, làng bản, canh tác tuỳ theo thời gian thuận tiện của nông dân nên người nông dân chăm chỉ làm ăn, tăng thu nhập cho gia đình.

sản xuất và xuất khẩu gia vị của việt nam có được những lợi thế nhất định về chất lượng, năng suất, nước tưới tiêu, nguồn nhân lực dồi dào và nhân công rẻ. như vậy, cần có một chiến lược đúng đắn để khai thác một cách có hiệu quả nhất những lợi thế mà ta có được. từ những lợi thế nêu trên, thấy rõ sự cần thiết phải có một chiến lược đúng đắn để phát triển sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu gia vị.

0