Nhật Bản từ năm 1991 đến năm 2000
Nhật Bản từ năm 1991 đến năm 2000 Từ đầu thập kỉ 90, kinh tế Nhật Bản lâm vào tình trạng suy thoái nhưng Nhật Bản vẫn là một trong ba trung tâm kinh tế-tài chính lớn của thế giới. ...
Nhật Bản từ năm 1991 đến năm 2000
Từ đầu thập kỉ 90, kinh tế Nhật Bản lâm vào tình trạng suy thoái nhưng Nhật Bản vẫn là một trong ba trung tâm kinh tế-tài chính lớn của thế giới.
Từ đầu thập kỉ 90, kinh tế Nhật Bản lâm vào tình trạng suy thoái nhưng Nhật Bản vẫn là một trong ba trung tâm kinh tế-tài chính lớn của thế giới.
Tỉ trọng của Nhật Bản trong nền sản xuất của thế giới là 1/10. GDP của Nhật Bản năm 2000 là 4 746 tỉ USD và bình quân GDP trên đầu người là 37 408 USD.
Khoa học- kĩ thuật của Nhật Bản vẫn tiếp tục phát triển ở trình độ cao. Tính đến năm 1992, Nhật Bản đã phóng 49 vệ tinh khác nhau và hợp tác có hiệu quả với Mĩ, Liên Xô (sau là Liên bang Nga), trong các chương trình vũ trụ quốc tế.
Về văn hóa, tuy là một nước tư bản phát triển cao nhưng Nhật Bản vẫn giữ được những giá trị truyền thống và bản sắc văn hóa của mình. Sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại là nét đáng chú ý trong đời sống văn hóa Nhật Bản.
Về chính trị, sau 38 năm Đảng Dân chủ Tự do liên tục cầm quyền (1955-1993), từ năm 1993 đến năm 2000, chính quyền ở Nhật Bản thuộc về các đảng đối lập hoặc liên minh các đảng phái khác nhau, tình hình xã hội Nhật Bản có phần không ổn định.
Trận động đất ở Côbê (1-1995) đã gây thiệt hại lớn về người và của; vụ khủng bố bằng hơi độc trong đường tàu điện ngầm của giáo phái Aum (3-1995) và nạn thất nghiệp tăng cao v.v. đã làm cho nhiều người dân Nhật Bản hết sức lo lắng.
Về đối ngoại, Nhật Bản tiếp tục duy trì sự liên minh chặt chẽ với Mĩ. Tháng 4-1996, hai nước ra tuyên bố khẳng định lại việc kéo dài vĩnh viễn Hiệp ước an ninh Mĩ-Nhật. Mặt khác, với học thuyết Miyadaoa (1-1993), và học thuyết Hasimôtô (1-1997), Nhật Bản vẫn coi trọng quan hệ với Tây Âu, mở rộng hoạt động đối ngoại với các nước Đông Nam Á.
Từ đầu những năm 90, Nhật Bản nỗ lực vươn lên thành một cường quốc chính trị để tương xứng với vị trí siêu cường kinh tế.