31/05/2017, 13:12

Nhận xét về năng lực quan sát của G. Lân-đơn qua việc ông miêu tả bầy chó của Giôn Thoóc-tơn trong đoạn trích Con chó Bấc

Đề bài: Nhận xét về năng lực quan sát của G. Lân-đơn qua việc ông miêu tả bầy chó của Giôn Thoóc-tơn trong đoạn trích Con chó Bấc Tiếng gọi nơi hoang dã (1903) là một trong những tác phẩm nỗi tiếng của G. Lân-đơn. Truyện là kết quả của những chuyến đi cùng với các nhóm tìm vàng lên tận miền ...

Đề bài: Nhận xét về năng lực quan sát của G. Lân-đơn qua việc ông miêu tả bầy chó của Giôn Thoóc-tơn trong đoạn trích Con chó Bấc

Tiếng gọi nơi hoang dã (1903) là một trong những tác phẩm nỗi tiếng của G. Lân-đơn. Truyện là kết quả của những chuyến đi cùng với các nhóm tìm vàng lên tận miền bắc Ca-na-đa gần Bắc cực. Tiếng gọi nơi hoang dã kể về số phận con chó Bấc. Bấc là một chú chó nhà khoẻ mạnh tinh khôn. Nó bị bắt cóc đưa lên vùng Bắc cực để kéo xe trượt tuyết cho những người đi tìm vàng. Bấc đã phải qua tay nhiêu ông chủ tàn bạo, độc ác. Chỉ có Giôn Thoóc-tơn là ông chủ duy nhất thương yêu nó và cảm hoá được nó. Nhóm tìm vàng của Thoóc-tơncùng lũ chó tiến sâu mãi vào núi rừng miền Bắc hoang vu, lạnh lẽo. Sống giữa thiên nhiên hoang dại, khắc nghiệt, tiếng gọi của rừng thẳm, của tổ tiên hoang dã cứ thức dậy trong lòng Bấc. Dần dần nó đã trở thành một con chó to lớn hung dữ, ranh ma, chỉ thờ phụng riêng mình Thoóc-tơn. Nhưng rồi Thoóc-tơn và cả nhóm chết thê thảm trong rừng. Không cò gì có thể níu giữ Bấc với con người, nó mãi mãi đi theo tiếng gọi hoang dã của bầy sói rừng và trờ thành một con sói thần khủng khiếp. Truyện hấp dẫn người đọc bời cảnh thiên nhiên miên Bắc hoang dã, khắc nghiệt, dữ dội, đầy bí ẩn, bởi "xã hội" những người đi tìm vận may ở vùng đất bốn mùa tuyết phủ. Một xã hội có cả người mạnh mẽ, tự tin, dũng mãnh và nhân từ như Thoóc-tơn, có cả những kẻ tham lam, ngu xuẩn và độc ác như Han. Nhưng truyện còn đặc biệt hấp dẫn bởi những trang miêu tả đời sống tình cảm loài chó vừa sát thực, vừa sinh động. Do đâu mà tác giả có được những trang miêu tả đời sống "tâm hồn”con chó Bấc như đoạn trích trong sách giáo khoa Ngữ văn 9? Chính là do khả năng quan sát tinh tế của nhà văn.

G. Lân-đơn không nhân cách hoá các con chó của ông. ông chỉ miêu tả chúng một cách chính xác, tinh tế, tỉ mỉ. Những biểu hiện tình cảm của các con chó trong đoạn trích là của chung loài chó, nhưng nhà văn, với tài quan sát của mình vẫn thấy chúng khác nhau. Xơ-kít, Ních, Bấc đều yêu mến, trung thành với Thoóc-tơn, nhưng mỗi con có một biểu hiện riêng. Cô ả Xơ-kít thì thích được chủ vuốt ve, âu yếm. Nó "có thói quen thọc cái mũi của nó vào dưới bàn tay của Thoóc-tơn rồi hích, hích mãi cho đến khi được vỗ về". Còn con Ních biểu lộ tình cảm sôi nổi vụng về hơn "thường chồm lên, tì cái đầu to tướng của cu cậu lên đầu gối Thoóc-tơn. Đặc biệt, mọi hành động, mọi biểu hiện của Bấc được tác giả quan sát và miêu tả vô cùng tỉ mỉ, tinh tường. Dường như Bấc cũng có các cungbậc tình cảm như con người. Khi thì Bấc "bật dậy trên hai chân, miệng cười, mắt long lanh, họng rung lên những ầm thanh không thốt nên lời...". Ấy là lúc chú ta sung sướng ngây ngất khi được Thoóc-tơn đùa với nó, mắng yêu nó. Cũng có khi Bấc bộc lộ tình cảm như một đứa trẻ con: "Nó thường hay há miệng ra cắn lấy bàn tay Thooc-tơn rồi ép răng xuống mạnh đến nỗi vết răng hằn vào da thịt một lúc lâu". Ấy là những lúc tình cảm của Bấc dành cho Thoóc-tơn phá bờ tràn ra mãnh liệt. Thật thú vị khi ta đọc những câu miêu tả sự tôn thờ của Bấc đối với Thoóc-tơn. Sự miêu tả ấy đúng là hành động của loài chó mà chúng ta thường thấy, nhưng không nhận ra hết ý nghĩa của nó. Chỉ đến khi đọc đoạn trích Con chó Bấc chúng ta mới hiểu được "loài khuyển mã chí tình" này: "Nó thường nằm phục ở chân Thoóc- tơn hàng giờ, mắt háo hức tỉnh táo nhìn lên mặt anh, chăm chú xem xét, hết sức quan tâm theo dõi từng biểu hiện thoáng qua, mọi cử động hoặc thay đổi trên nét mặt.', và "tình cảm của Bấc ngời lên qua ánh mắt toả rạng ra ngoài". Đặc biệt, tác giả đã hết sức nhạy cảm, tinh tế khi nhận xét: "Bấc không muốn rời Thoóc-tơn một bước. Từ lúc anh ra khỏi lều cho đến lúc anh quay trở về" chính là xuất phát từ nỗi sợ hãi bản năng, như là một dự cảm mơ hồ của Bấc về những nỗi hiểm nguy, về cả cái chết có thể ập đến với ông chủ bất cứ lúc nào.

Đó là nỗi sợ hãi mất Thoóc-tơn (mà sau này là sự thật thê thảm): "Việc thay thây đổi chủ luôn xoành xoạch từ khi nó đến vùng đất phương bắc đã làm nảy sinh trong lòng nó nỗi lo sợ là không người chủ nào có thể gắn bó lâu dài. Nó sợ Thooc-tơn lại cũng biến khỏi cuộc đời nó như Pê-rôn và Phơ-răng-xoa và haianh chàng người lai Ê-cốt đã đi qua rồi biến mất trước đây. Ngay cả ban đêm, trong các giấc mơ, nó cũng bị nỗi lo sợ này ám ảnh. Những lúc ấy, nó vội vùng dậy không ngủ nữa, trườn qua giá lạnh đến tận mép lều, đứng đấy, lắng nghe tiếng thở đều đều của chủ".

Đoạn trích Con chó Bấc thể hiện óc quan sát tinh tế, tài miêu tả loài vật của . G. Lân-đơn. Nhưng sức hấp dẫn người đọc của đoạn trích cũng như của toàn bộ tiểu thuyết Tiếng gọi nơi hoang dã không phải là ở đó mà là con chó Bấc kì lạ làm thức dậy trong lòng ta những tình cảm trong sáng, vị tha. Ai có lòng thương yêu bao dung loài vật chân thành, người đó ít có khả năng làm điều ác, sẽ sống cao đẹp, lương thiện với con người

Nguồn: Những Bài Văn Hay
0