NHẬN THỨC VỀ HỘI ĐỒNG TRƯỜNG TẠI CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG, ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
LỜI CÁM ƠN Xin chân thành cám ơn Thầy GVC. TS. Phạm Hữu Ngãi đã tận tâm giảng dạy và hướng dẫn tôi hoàn thành tiểu luận này. Xin gửi lời cảm ơn đến quý Thầy, Cô Trung tâm đào tạo nghiệp vụ sư phạm, Ban giám hiệu Trường Đại Học Đồng Tháp đã nhiệt tình ...
LỜI CÁM ƠN
Xin chân thành cám ơn Thầy GVC. TS. Phạm Hữu Ngãi đã tận tâm giảng dạy và hướng dẫn tôi hoàn thành tiểu luận này.
Xin gửi lời cảm ơn đến quý Thầy, Cô Trung tâm đào tạo nghiệp vụ sư phạm, Ban giám hiệu Trường Đại Học Đồng Tháp đã nhiệt tình giúp đỡ, hỗ trợ tôi trong suốt môn học.
Sau cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể Cán bộ, Viên chức Trường Đại Học Kỹ thuật Công nghệ Cần Thơ đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành tốt tiểu luận này.
Cần Thơ, ngày 16 tháng 09 năm 2017
Học viên thực hiện
Nguyễn Minh Chiến
1. MỞ ĐẦU
Trong cuộc cạnh tranh ngày càng khốc liệt, giáo dục là cần thiết cho tất cả các nước trên thế giới. Giáo dục là một trong những yếu tố quan trọng để đo lường các nguồn lực con người trong một xã hội. Nó cung cấp cho tăng trưởng kinh tế tri thức và tài sản của dân tộc, uy tín của con người, đổi mới và sáng tạo đột phá.
Giáo dục đặc biệt là giáo dục chuyên biệt tạo ra một thị trường cạnh tranh và thế giới kiến thức mới. Vì thế giáo dục chiếm vị trí quan trọng và nó có ý nghĩa to lớn trong tất cả các xã hội loài người trên toàn thế giới. Chính phủ các nước, các tổ chức xã hội được cung cấp bởi nhiều cấp bậc giáo dục như giáo dục: mẫu giáo, tiểu học, trung học, đại học và sau đại học và giáo dục tôn giáo cũng được cung cấp bởi các tổ chức tôn giáo, mỗi cấp bậc giáo dục đều có những mô hình trường học khác nhau. Xuất phát từ nhu cầu của xã hội theo xu thế hội nhập một quốc gia phát triển đòi hỏi sản phẩm đầu ra của giáo dục phải đạt chất lượng cao mới có thể đáp ứng nhu cầu trong nước và cạnh tranh với khu vực Đông Nam Á cũng như trên toàn thế giới. Từ xưa đến nay để xã hội phát triển thì yếu tố cạnh tranh không thể thiếu trong môi trường giáo dục, mà phát triển sản phẩm giáo dục là phát triển con người toàn diện và để đào tạo ra con người có đầy đủ năng lực và có trí lực thì đòi hỏi các trường phải có đủ thực lực và nguồn lực của các Trường về chất lượng giảng viên cơ hữu, tài chính, cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại đáp ứng nhu cầu truyền đạt tri thức cho sinh viên giúp cho sinh viên học tập thoải mái, nghiên cứu chuyên sâu. Từ đó đặt ra thách thức về quản trị hiệu quả cho các trường. Cho nên Hội đồng các trường được thành lập.
Vậy Hội đồng trường tại các trường Cao đẳng, Đại học bao gồm những ai? Hội đồng trường tại các trường Cao đẳng, Đại học có chức năng và nhiệm vụ ra sao? Vấn đề này còn chưa có tính đồng thuận cao của nhà trường tại các trường Cao đẳng, Đại học. Chính vì lẻ đó mà “Nhận thức về Hội đồng trường tại các trường Cao đẳng và Đại học ở Việt Nam hiện nay” là vấn đề cần thiết nhất.
2. NỘI DUNG
Theo Luật Giáo dục 2005 quy định, Hội đồng trường là tổ chức chịu trách nhiệm quyết định phương hướng hoạt động của nhà trường, huy động và giám sát việc sử dụng các nguồn lực dành cho nhà trường, gắn nhà trường với cộng đồng xã hội, bảo đảm thực hiện mục tiêu giáo dục. Hội đồng trường là tổ chức quản trị, đại diện chủ sở hữu của nhà trường. Mặc dù đã được đưa vào các văn bản cụ thể thậm chí có một số trường đã thành lập nhưng quá trình áp dụng thể chế Hội đồng trường cho đến nay còn nhiều bất cập.
Cho đến nay, nếu không giải quyết được vấn đề Hội đồng trường thì việc tự chủ hóa hệ thống các Tường Cao đẳng, đại học sẽ rất khó thực hiện. Chính việc chậm thành lập các Hội đồng trường cũng là nguyên nhân chủ yếu gây khó cho Nhà nước ta khi muốn trao quyền tự chủ nhiều hơn cho các cơ sở giáo dục Cao đẳng, Đại học. Tuy nhiên, Hội đồng trường của các trường Cao đẳng, Đại học ở Việt Nam hiện nay đều mang tính tư vấn. Một trong những nguyên nhân khiến hội đồng trường chưa được thành lập hoặc đã thành lập nhưng hoạt động chiếu lệ là Hiệu trưởng các trường Cao đẳng, Đại học công lập chưa thực sự sẵn sàng trao quyền cho Hội đồng trường. Một số trường có Hội đồng trường thì thành viên của hội đồng lại gồm hiệu trưởng, các trưởng khoa, phòng, ban, Đảng ủy, công đoàn, một số giáo sư… Về bản chất vẫn là hội đồng hành chính “bên trong” của nhà trường, thay vì một hội đồng gồm những thành viên “bên ngoài” trường. Hơn nữa, Hiệu trưởng không muốn chia sẻ quyền lực. Chẳng ai muốn thành lập ra một tổ chức giám sát mình, bắt mình phải giải trình. Chủ tịch Hội đồng trường phải là do cơ quan cấp trên thành lập, đưa ra tranh cử và bầu trực tiếp. Chủ tịch Hội đồng trường phải là người ngoài trường và không kiêm nhiệm bất cứ vị trí nào trong trường. Chủ tịch Hội đồng trường phải là người lãnh đạo số một của ngôi trường đó, phải có trình độ ngang bằng hoặc giỏi hơn hiệu trưởng vì họ còn là người bầu ra Hiệu trưởng. Nhìn chung Hội đồng trường các trường đại học được thành lập ra hầu như chỉ để cho có trong các trường công lập. Hội đồng trường không có ban kiểm soát hoặc bộ phận riêng có nhiệm vụ giám sát các hoạt động của nhà trường. Còn ở các trường cao đẳng, Đại học tư thục các trường đều có Hội đồng quản trị của trường và thực hiện theo luật giáo dục Việt Nam và áp dụng mô hình của các trường nước ngoài (Miền Tây Việt Nam có Trường Đại học Tây Đô, Trường Đại học Nam Cần Thơ hay Trường Đại học Võ Trường Toản…).
Hiện nay mô hình hội đồng trường có vai trò rõ rệt, và chiếm một vị trí quan trọng thường thấy tại các trường cao đẳng và đại học tư thục. Trong hội đồng trường có rất nhiều thành phần quan trọng, chủ chốt là những nhà đầu tư, kinh doanh giỏi có nhiều tài lực thành lập ra Hội đồng quản trị của nhà trường. Hơn nữa, họ trả lương cho Viên chức, Giảng viên và Người lao động của họ khá cao. Vì thế mà họ thu hút được nguồn nhân lực và gữi chân được nhân tài cho Trường của họ.
3. KẾT LUẬN
Hội đồng trường thành lập ở những trường Cao đảng, Đại học hội đủ các điều kiện như: Đã thể hiện đủ năng lực để được Nhà nước trao quyền tự chủ trên cơ sở nhận thức đầy đủ trách nhiệm xã hội của mình; đã được giải phóng khỏi cơ chế bộ chủ quản. Sự lãnh đạo của cơ quan chủ quản đối với nhà trường được thực hiện qua vai trò của các đại diện của mình trong Hội đồng trường (chấp nhận có số lượng tham gia chiếm tỷ lệ cao). Cơ cấu đa dạng (về tuổi tác, trình độ, tính chất công việc), thành phần bên ngoài trường lớn hơn thành phần bên trong trường, Hội đồng trường chỉ ra quyết định trong các kỳ họp, ngoài ra không can thiệp và ra lệnh với Hiệu trưởng cũng như các thành viên khác của trường.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Nguyễn Văn Đệ - Nguyễn Thanh Hưng – Hoàng Thị Minh Phương (2016). Giáo trình lí luận dạy học đại học trong khoa học giáo dục. Nxb – Giáo dục Việt Nam, 120 tr.
- Phạm Hữu Ngãi (2017). Bài giảng Giáo dục học Thế giới và Việt Nam. Lưu hành nội bộ Trường Đại học Đồng Tháp.
PHỤ LỤC
HƯỚNG DẪN VIẾT TIỂU LUẬN MÔN HỌC
Yêu cầu: Mỗi học viên chọn một vấn đề dưới đây viết tiểu luận dài không quá 2 đến 3 trang A4 (thay cho thi kết thúc môn); nộp vào thứ 7 (16/09/2017)
Nhận thức về Hội đồng trường tại các Trường Cao đẳng, Đại học ở Việt Nam hiện nay.