Nhận định về Nam Cao, sách Ngữ văn 11 nâng cao, Tập một viết: “Nam cao có tài đặc biệt trong việc phân tích và diễn tả tâm lí nhân vật”. Qua nhân vật Hộ trong truyện ngắn Đời thừa, anh (chị) hãy chứng minh nhận định trên.
Nhận định về Nam Cao, sách Ngữ văn 11 nâng cao, Tập một viết: "Nam cao có tài đặc biệt trong việc phân tích và diễn tả tâm lí nhân vật". Qua nhân vật Hộ trong truyện ngắn Đời thừa, anh (chị) hãy chứng minh nhận định trên. I. MỞ BÀI – Nam cao là nhà văn ...
Nhận định về Nam Cao, sách Ngữ văn 11 nâng cao, Tập một viết: "Nam cao có tài đặc biệt trong việc phân tích và diễn tả tâm lí nhân vật". Qua nhân vật Hộ trong truyện ngắn Đời thừa, anh (chị) hãy chứng minh nhận định trên.
I. MỞ BÀI
– Nam cao là nhà văn hiện thực xuất sắc trước cách mạng. Ông có vốn sống phong phú, khả năng đồng cảm đặc biệt với mọi cảnh ngộ, tâm trạng của con người, có biệt tài diễn tả, phân tích tâm lí nhân vật.
– Sở trường đó của Nam Cao được thể hiện rõ nét ở truyện ngắn Đời thừa (1943) qua việc diễn tả, phân tích những diễn biến tâm lí phức tạp của nhân vật Hộ.
II. THÂN BÀI
A. DIỄN TẢ, PHÂN TÍCH SÂU SẮC TÂM LÍ NHÂN VẬT
Nam cao đã diễn tả, phân tích rất sâu sắc những giằng xé trong tâm trạng nhân vật Hộ.
– Trước hết là những day dứt của Hộ về nghề nghiệp. Anh có khát vọng cao đẹp, muốn nâng cao giá trị đời sống của mình bằng lao động sáng tạo nghệ thuật, cống hiến cho đời những tác phẩm có giá trị. Nhưng thực tại đen tối, hoàn cảnh gia đình túng quẫn buộc anh phải viết thứ văn chương vô vị, nhạt nhẽo. Anh đau khổ vì thấy mình đã thành một kẻ vô ích, một người thừa.
– Nam Cao còn miêu tả rất tinh tế những dằn vặt của Hộ về nhân cách. Hộ vốn là một người nhân hậu, vị tha. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, Hộ cũng không từ bỏ tình thương, làm một kẻ tàn nhẫn. Nhưng do bức xúc về công việc viết lách, anh trút hết bực bội lên đầu vợ con, gây đau khổ cho người mà mình yêu thương, rồi lại hối hận vì chính điều đó.
B. XÂY DỰNG TÌNH HUỐNG ĐẦY KỊCH TÍNH
Nam Cao đã khéo léo tạo tình huống đầy kịch tính để đẩy xung đột nội tâm của nhân vật lén đỉnh điểm. Xung đột nội tâm của Hộ thể hiện ở mâu thuẫn không thể dung hòa giữa sống với hoài bão nghệ thuật và sống theo nguyên tắc tình thương. Chính vì không thể chọn một trong hai con đường nên Hộ rơi vào bế tắc.
Tâm trạng căng thẳng, bế tắc của Hộ được diễn tả theo cái vòng quẩn quanh: khát vọng — thất vọng – nhẫn tâm – hối hận – khát vọng – thất vọng… càng ngày càng nặng nề hơn.
C. SỬ DỤNG NGÔN NGỮ RẤT LINH HOẠT
Nam Cao rất linh hoạt trong việc sử dụng ngôn ngữ để miêu tả nội tâm. Có chỗ nhà văn dùng lời người kể chuyện để miêu tả tâm lí nhân vật: “Hắn băn khoăn nghĩ đến một tác phẩm nó sẽ làm mờ hết các tác phẩm khác cùng thời. Có khi là lời nhân vật tự biểu hiện nội tâm của mình: Ta đành phí một vài năm để kiếm tiền… Có lúc là lời người kể chuyện, vừa là lời nội tâm của nhân vật: Khốn nạn! Khốn nạn thay cho hắn!… Chao ôi! Hắn đã viết những gì?… Tất cả góp phần diễn tả sinh động tâm lí nhân vật Hộ.
III. KẾT BÀI
– Nghệ thuật diễn tả, phân tích tâm lí nhân vật của Nam Cao rất sắc sảo, tinh tế với những thủ pháp đặc sắc: tạo tình huống đầy kịch tính: diễn tả sự vận động nội tâm theo vòng quấn quanh: sử dụng ngôn ngữ linh hoạt… tất cả khắc họa rõ nét tâm lí, tính cách nhân vật Hộ.
– Qua nhân vật Hộ, Nam Cao đã cho thấy khát vọng vươn tới một cuộc sống có ích có ý nghĩa của người trí thức nghèo, đồng thời cho thấy tình cảnh đau khổ, bế tắc của họ trong xã hội cũ: muốn theo đuổi lí tưởng nghệ thuật thì phải bỏ tình thương; muốn sống cho tử tế theo lẽ sống nhân đạo thì phải chấp nhận làm “người thừa” trong văn chương. Từ đó dẫn tới ý tưởng: chỉ khi nào xóa bỏ cái xã hội đen tối, bất công đương thời thì khi đó mới có thể chấm dứt được cái cảnh ngộ quẫn bách, cái bi kịch đáng thương của những người như Hộ.