25/05/2018, 13:18

Nguyễn Văn Siêu

Phó bảng (1795-1872), tự là Tốn Ban, hiệu là Phương Đình, là một nhà văn, nhà thơ nổi tiếng, đồng thời là kiến trúc sư xây dựng nên quần thể đền Ngọc Sơn, Đài Nghiên-Tháp Bút, cầu Thê Húc ở hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội. Ông quê ở làng Kim Lũ ...

Phó bảng (1795-1872), tự là Tốn Ban, hiệu là Phương Đình, là một nhà văn, nhà thơ nổi tiếng, đồng thời là kiến trúc sư xây dựng nên quần thể đền Ngọc Sơn, Đài Nghiên-Tháp Bút, cầu Thê Húc ở hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Ông quê ở làng Kim Lũ (Đại Kim), huyện Thanh Trì (nay là quận Hoàng Mai, Hà Nội). Năm Mậu Tuất 1838 ông được dự kỳ thi đình, đỗ phó bảng (thứ 9/10 Phó bảng) (cùng khoa có các tiến sĩ nổi tiếng: Phạm Văn Nghị, Doãn Khuê). Tuy chỉ đỗ đến phó bảng nhưng về tài viết văn của ông thì đã có câu thơ của người đương thời (tác giả có thể là vua Tự Đức) ca ngợi:

Văn như Siêu Quát vô tiền Hán,

Thi đáo Tùng Tuy thất thịnh Đường.

Nghĩa là:

* về văn chương thì và Cao Bá Quát hơn cả những nhà văn Trung Quốc thời nhà Hán (thời văn học phát triển nhất) như: Tư Mã Thiên, Bang Cố.

* về thơ phú thì Tùng Thiện vương và Tuy Lý vương hơn đứt các thi nhân Trung Quốc thời nhà Đường (triều đại thơ phú nở rộ) như: Lý Bạch, Đỗ Phủ.

Cũng từ đây mới có danh hiệu thần Siêu và thánh Quát đặt cho ông và Cao Bá Quát.

Năm 1865 ông huy động công đức, đồng thời bỏ công sức và tài trí của mình vào việc tôn tạo quần thể chùa Ngọc Sơn, cầu Thê Húc, Đài Nghiên Tháp Bút, nằm bên hồ Hoàn Kiếm (tại tọa độ: 21°01'50,46" vĩ bắc và 105°51'12,74" kinh đông). Quần thể kiến trúc này hiện vẫn giữ được nguyên vẹn dáng vẻ thời đó.

Các tác phẩm chính lưu truyền:

* Phương Đình dư địa chí

* Chư sử khảo thích

* Phương Đình tùy bút lục

* Chư sinh khảo ước

* Tứ thư bị giang

* Phương Đình thi văn tập

0