Nguyễn Trãi – nhà thơ trữ tình sâu sắc
- Hơn nhiều tác giả trước đó và những tác giả cùng thời, khi sáng tác Nguyễn Trãi bước đầu tự giác ý thức mình là một nhà thơ. + Trước Nguyễn Trãi, văn học Việt Nam dường như chỉ mới có kiểu tác giả - tăng lữ, tác giả - ...
- Hơn nhiều tác giả trước đó và những tác giả cùng thời, khi sáng tác Nguyễn Trãi bước đầu tự giác ý thức mình là một nhà thơ.
+ Trước Nguyễn Trãi, văn học Việt Nam dường như chỉ mới có kiểu tác giả - tăng lữ, tác giả - nhà nho, tác giả - vua quan, tướng lĩnh...Con người chức năng chi phối con người nghệ sĩ.
+ Đến Nguyễn Trãi, văn học dân tộc xuất hiện một kiểu tác giả mới, trước đó hầu như chưa thấy: kiểu tác giả - nghệ sĩ. Đây là bước tiến lớn của văn học dân tộc. Khi sáng tác, một mặt Nguyễn Trãi vẫn xuất hiện với tư cách tác giả - nhà nho, mặt khác ông còn xuất hiện với tư cách tác giả - nghệ sĩ. Con người nghệ sĩ chi phối tác giả trong sáng tác.
+ Ức Trai bước đầu tự giác được hai điều cực kì quan trọng:
* Nhà thơ khác mọi người nói chung.
* Cái làm cho nhà thơ khác mọi người chính là sự giàu có, phong phú của tâm hồn để có thể phát hiện ra những vẻ đẹp mà người đời nhiều khi chưa nhận thấy.
Việc tác giả ý thức được mình là nhà thơ đã tạo ra một bước phát triển mới thay đổi về chất trong sáng tác.
- Ở những tác phẩm thơ trữ tình, con người công dân và con người cá nhân Nguyễn Trãi hài hoà với nhau tạo nên sự thống nhất sâu sắc giữa nhà thơ - chiến sĩ, nhà thơ của những biến cố lịch sử và nhà thơ - nhân tình, nhà thơ của đời thường với con người "trần thế nhất trần gian" (trong những tác phẩm mang tính chính luận chủ yếu là con người công dân Nguyễn Trãi cất lên tiếng nói của nhân dân, của thời đại).
Về lý tưởng
Nguyến Trãi nhắc nhiều đến lí tưởng "ái quốc ưu dân" - một nội dung quan trọng của học thuyết Nho giáo. Tuy nhiên thơ ông không phải sự lặp lại một cách khô cứng những lí thuyết có sẵn mà thể hiện chiều sâu những suy tư trăn trở. "Ái ưu" ở đây không chỉ là vấn đề nhận thức mà đã trở thành tâm trạng
"Tiên ưu niệm", "tiên ưu chí" ở Ức Trai cao hơn nhiều so với lí tưởng "tiên ưu hậu lạc" thông thường. Nhà Nho đề cao quan niệm "tiên ưu hậu lạc" của Phạm Trọng Yêm, một danh thần đời Tống: "Tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu, hậu thiên hạ chi lạc nhi lạc" (Lo thì lo trước thiên hạ, vui thì vui sau thiên hạ). Nguyễn Trãi thường chỉ nói tới tiên ưu mà không nói tới hậu lạc. Nguyễn Trãi không dành cho mình sự "hậu lạc", dù đó chỉ là niềm vui sau mọi người.
Côn Sơn trong thơ Nguyễn Trãi
- Tác phẩm đầu tiên viết bằng ngôn ngữ dân tộc hiện còn, là tập đại thành của thơ ca tiếng Việt (“tác phẩm mở đầu nền văn học cổ điển Việt Nam”- Xuân Diệu).
- Sáng tạo thể loại: thơ Nôm Đường luật.
- Phát triển ngôn ngữ: khẳng định vai trò và khả năng to lớn của ngôn ngữ tiếng Việt trong chức năng thẩm mĩ, trong việc phản ánh đời sống xã hội và tâm trạng con người (đưa tiếng việt thành ngôn ngữ văn học).
- Khẳng định sự tồn tại trong thực tế dòng văn học tiếng Việt (phát triển song song cùng văn học chữ Hán, làm cho văn học dân tộc phát triển toàn diện và mạnh mẽ hơn).
Chân dung người anh hùng yêu nước vĩ đại
Hình ảnh Nguyễn Trãi hiện lên qua Quốc âm thi tập trước hết là con người hết lòng vì dân vì nước – người anh hùng yêu nước vĩ đại. Hình ảnh này được thể hiện với nhiều sắc thái khác nhau:
- Thể hiện trực tiếp, mạnh mẽ thôi thúc mãnh liệt (Tự thán – bài 2)
- Quyện hòa giữa yêu nước, nhân nghĩa, anh hùng ( Bảo kính cảnh giới – bài 5). Trong hoàn cảnh hòa bình xây dựng đất nước thì yêu nước, nhân nghĩa anh hùng là chống bọn gian thần, quyền thần, chiến đấu cho công lí, lẽ phải ( Tự thán – bài 40)
- Tất cả đều vì nước, vi dân ( Tùng)
Chân dung con người đời thường của Nguyễn Trãi
Quốc âm thi tập đã thể hiện thành công và rất sâu sắc chân dung Nguyễn Trãi - người nghệ sĩ "yêu tình yêu con người". Nó được thể hiện trên những phương diện sau:
- Tình yêu thiên nhiên: Tập thơ thường phản ánh vẻ đẹp của thiên nhiên kì thú và bình dị ( Bảo kính cảnh giới - bài 26 ), ( Tự thuật - bài 31), thiên nhiên là những bức kí hoạ tự nhiên, mộc mạc (Ngôn chí - bài 8), (Ngôn chí - bài 11)
Thơ thiên nhiên bình dị trong Quốc âm thi tập thể hiện sự thay đổi cảm hứng sáng tạo, cảm hứng thẩm mĩ của nhà thơ: cái bình dị, đời thường cũng trở thành đối tượng của cái đẹp. Sự thay đổi này mang ý nghĩa cách tân theo hướng dân chủ, tiến bộ.
Đặc điểm cảm xúc về thiên nhiên: nồng nàn và tinh tế (Ngôn chí - bài 10), thiên nhiên trở thành môi trường sống thnh tao, con người chan hoà với thiên nhiên, tạo vật (Ngôn chí - bài 20)
- Tình yêu giữa người với người : Tình cha con ( Ngôn chí - bài 7), tình bạn (Bảo kính cảnh giới - bài 34), Tình yêu đôi lứa (Bảo kính cảnh giới - bài 26) ( Cây chuối)…
Khía cạnh “con người” trong người anh hùng Nguyễn Trãi chính là vẻ đẹp nhân bản đã nâng người anh hùng dân tộc lên tầm cao nhân loại.
Thành tựu giá trị ngôn ngữ
+ Sử dụng từ Việt: tiếng Việt không chỉ làm tốt chức năng biểu đạt mà còn mang chức năng thẩm mĩ. Nhà thơ đã hoặc giữ nguyên vẻ đẹp thô sơ, mộc mạc của từ Việt hoặc bằng cách kết hợp từ, cấp cho từ Việt những nghĩa bóng, những nét nghĩa “tinh thần” thoát khỏi tính cụ thể, đơn nghĩa. ( Bảo kính cảnh giới - bài 7 )
Sử dụng từ Việt một cách thanh thoát, nghệ thuật ( Thuật hoài - bài 3 )
+ Sử dụng ngôn ngữ đời sống, ngôn ngữ văn học dân gian:
Lớp từ vựng khẩu ngữ: ( Mạn thuật - bài 6 )Vận dụng sáng tạo ngôn ngữ văn học dân gian: sử dụng thành ngữ tục ngữ. (Bảo kính cảnh giới - bài 15)
+ Sử dụng từ Hán Việt, điển cố thi liệu Hán học (Tự thán - bài 37 )
Nguyễn Trãi dùng điển không cầu kì
Cách dùng điển có kèm nội dung giải thích ( Mạn thuật - bài 4), dùng điển nhiều người quen thuộc, chỉ cần nhắc đến là có thể hiểu ( Tự thán - bài 4 )
Thành tựu về nghệ thuật thể loại
Sử dụng câu thơ sáu chữ trong bài thơ thất ngôn Đường luật, tạo ra cấu trúc mới có phân tự do hơn.
Câu thơ sáu chữ thường dồn nén cảm xúc, thường cô đọng ý tính của bài thơ
Cách bắt vần trong câu thơ lục ngôn có những dấu hiệu ảnh hưởng qua lại với tục ngữ
Sử dụng khá nhiều vần lưng ở những vị trí khác nhau, phổ biến nhất là vần ở chữ thứ tư và chữ thứ năm – vần cuối ở câu thơ trên hiệp vần với chữ thứ tư hoặc chữ thứ năm trong câu thơ dưới ( Tự thán – bài 2; Thuật hứng – bài 10)
Trong thơ lục bát, cách bắt nhịp chữ cuối câu sáu với chữ thứ tư câu tám là hình thức cổ hơn cách bắt nhịp xuống chữ thứ sáu câu tám. Cách gieo vần lưng của Nguyễn Trãi trong Quốc âm thi tập rõ ràng là có hơn cách gieo vần của lục bát và song thất lục bát. Vì vậy, phải chăng với câu lục ngôn của Nguyễn Trãi đã hình thành quá trình tạo vần lưng của thơ ca dân tộc một cách không ngừng để đi đến ổn định ở thơ lục bát?
Sử dụng cách ngắt nhịp 3/4 ( lẻ trước chẵn sau), khác thơ Đường ngắt nhịp 3/4 (chẵn trước lẻ sau)