Nguyên nhân một số bệnh ở tim
Định nghĩa Cơ tâm nhĩ và tâm thất tác động trở lại tới sức căng vật ly theo cách giống như cơ xương: Những cơ này mở rộng khi tăng cường độ luyện tập. Sức căng thêm có thể nảy sinh kết quả làm cho tăng tải thể tích và áp ...
Định nghĩa
Cơ tâm nhĩ và tâm thất tác động trở lại tới sức căng vật ly theo cách giống như cơ xương: Những cơ này mở rộng khi tăng cường độ luyện tập. Sức căng thêm có thể nảy sinh kết quả làm cho tăng tải thể tích và áp suất. Lượng quá tải áp suất là kết quả của sự tăng trở kháng trong miền trải rộng liên quan đến ngăn đặc biệt (ví dụ như hẹp động mạch chủ). Lượng quá tải thể tích nghĩa là van dòng chảy ra ngoài hay chảy vào trong của ngăn không đủ khả năng, như thế đòi hỏi phải có một lương thể tích trả lại để bù vào dòng chảy ngược lại.
Sự tăng kích cỡ tâm nhĩ hay tâm thất được gọi là trương tâm thất hay tâm nhĩ. Sự tăng của bề dày vách ngăn tâm nhĩ và tâm thất được gọi là phì đại tâm thất hay tâm nhĩ. Thường thì cả 2 đều được gọi là sự phì đại, như đã được trình bày ở trên. Phì đại tâm thất và tâm nhĩ được thể hiện tương ứng ở hình 19.6 và 19.7.
Phì đại tâm nhĩ
Phì đại tâm nhĩ phải
Chứng phì đại tâm nhĩ phải là kết quả của sự quá tải tâm nhĩ phải. điều này có thể là 1 hệ quả của sự rối loạn hoạt động của van ba lá (hẹp van), rối loạn van phổi, hoặc tăng huyết áp phổi. Sau cùng là một hệ quả thông thường của bệnh bế (tắc) phổi kinh niên hay nghẽn mạch phổi.
Trong chứng phì đại tâm nhĩ phải, lực điện gây bởi tâm nhĩ phải trương lên sẽ lớn hơn. Lực điện này được hướng chủ yếu theo chiều của đạo trình II . Trong tất cả những đạo trình này, sóng P lớn bất thường (i.e., ≥.0.25 mV) được nhìn thấy
Phì đại tâm nhĩ trái
Phì đại tâm nhĩ trái là kết quả của sự quá tải tâm nhĩ trái. Điều này có thể là hệ quả của sự rối loạn van 2 lá (hẹp van), rối loạn van động mạch chủ, hoặc tăng huyết áp trong quá trình tuần hoàn cơ thể.
Trong sự phì đại tâm nhĩ trái, xung điện gây bởi tâm nhĩ trái trương lên sẽ trở nên mạnh. Xung điện này có hướng chủ yếu theo chiều của đạo trình I hay là hướng đối diện với điện áp đạo trình V1. Bởi vì khi tâm nhĩ bắt đầu hoạt động từ cửa bên phải, như đã nói ở trên hoạt động của tâm nhĩ trái is seen later, và bởi vậy, sóng P bao gồm hai pha. Trong đạo trình I những pha này có chiều phân cực giống nhau và trong điện áp đạo trình V1 thì chiều phân cực ngược nhau. Hình dạng đặc trưng này của sóng P được gọi là van hai lá sóng P. Các tiêu chí chẩn đoán cụ thể sự phì đại tâm nhĩ trái là phần cuối của sóng P trong V1, có khoảng thời gian ≥.0.04 s và biên độ âm ≥.0.1 mV.
Phì đại tâm nhĩ.
PHÌ ĐẠI TÂM THẤT
Phì đại tâm thất phải Sự phì đại tâm thất phải là kết quả của sự quá tải tâm thất phải. điều này gây ra bởi sự hẹp van phổi, hở van ba lá, hoặc tăng huyết áp phổi (xem ở trên). Ngoài ra cũng có nhiều chứng bất thường của tim bẩm sinh, giống như khuyết vách ngăn tâm thất, có thể làm cho tâm thất phải quá tải.
Phì đại tâm thất phải làm tăng lực điện hướng đến tâm thất phải – hay nói cách khác là hướng sang phải và phía trước. Điều này có thể thấy trong đạo trình V1, chiều cao sóng R ≥ 0.7 mV.
Phì đại tâm thất phải.
Phì đại tâm thất trái Tâm thất trái có nhiệm vụ nặng nề nhất là đẩy máu từ tim vào động mạch chủ rồi tỏa đi khắp nơi trong cơ thể.Nó phát sinh khi phải làm việc với cường độ cao hoặc dòng máu đi từ tâm thất trái gặp một cản trở nào đó ( ví dụ hẹp van động mạch chủ , hẹp động mạch chủ , cao huyết áp ) thì cơ tim sẽ dày lên và bản thân tâm thất trái sẽ phình to ra.
Phì đại tâm thất trái làm tăng lực điện tâm thất hướng tới tâm thất trái – hay là hướng sang trái và ra sau. Bằng chứng của cái này được thể hiện trong đạo trình I, chiều cao sóng R và trong đạo trình III, chiều cao sóng S(≥2.5 mV). Cũng như chiều cao sóng S được thấy ở vùng thượng vị của đạo trình V1 and V2 và chiều cao sóng R trong đạo trình V5 and V6, (≥3.5 mV).
Phì đại tâm thất trái.
Thiếu máu cục bộ là hiện tượng hạn chế tưới máu (cung cấp máu) đến mô, thường do yếu tố bên trong mạch máu với hậu quả tổn thương hoặc rối loạn chức năng mô. Thiếu máu cục bộ xảy ra khi lượng máu đến tưới mô không đủ cho nhu cầu oxy hoá của mô.
Thiếu máu cục bộ gây ra sự thay đổi trong điện thế nghỉ và sự tái phân cực của các vùng cơ, cái được xem như những thay đổi trong sóng T. Nếu lượng oxy truyền bị tắc nghẽn tại một khu vực nhất định, cơ tim sẽ chết trong vùng đó. Nó được gọi là hiện tượng nhồi máu.Những điều đó được minh họa ở hình 19.8
Theo định lý góc khối (phần 11.2.2) sự mất mát của lưỡng cực hướng ra ngoài là lượng tương đương lực điện hướng vào trong.Với phương pháp này có thể xác định được vị trí nhồi máu.
Nhồi máu cơ tim là tình trạng của một phần cơ tim bị hủy khi lượng máu cung cấp đến phần đó bị giảm sút.
Nguyên nhân chính gây ra nhồi máu cơ tim là do máu đông hình thành làm tắc động mạch vành, khi mảng xơ vữa bị nứt, vỡ ra (thường xảy ra trên nền của bệnh cảnh động mạch vành bị hẹp do mỡ tụ trong thành mạch máu và xơ vữa từ trước). Ngoài ra, tình trạng co thắt mạch vành cũng có thể làm ngừng trệ dòng máu dẫn đến nuôi cơ tim.
