28/02/2018, 10:28

Người hay thức khuya thích tình một đêm?

Những người thích thức khuya nhiều khả năng cũng là các đối tượng ưa mạo hiểm và chuộng tình một đêm, theo một nghiên cứu mới. các nhà nghiên cứu phát hiện, nhóm "cú đêm" - những người thích thức khuya vào buổi tối và dậy muộn vào buổi sáng - có xu hướng độc thân và hay thay đổi những mối ...

Những người thích thức khuya nhiều khả năng cũng là các đối tượng ưa mạo hiểm và chuộng tình một đêm, theo một nghiên cứu mới.

các nhà nghiên cứu phát hiện, nhóm "cú đêm" - những người thích thức khuya vào buổi tối và dậy muộn vào buổi sáng - có xu hướng độc thân và hay thay đổi những mối quan hệ tình cảm ngắn hạn. Tính trung bình, các chàng "cú đêm" có số bạn tình nhiều gấp đôi bạn đồng giới thuộc nhóm "chim sớm" - những người đi ngủ sớm vào dậy sớm.

Trong nghiên cứu, các nhà khoa học đã kiểm tra lượng hormone cortisoltestosterone trong nước bọt của những người tình nguyện. Điều này được thực hiện trước và sau khi các đối tượng nghiên cứu tham gia một cuộc kiểm tra mức độ mạo hiểm của họ với tiền bạc. Những người tình nguyện cũng thông báo với nhóm nghiên cứu về kiểu ngủ cũng như việc họ có thích mạo hiểm hay không.


Những nam giới thích thức khuya, dậy muốn có số bạn tình nhiều gấp đôi bạn đồng giới ngủ sớm, dậy sớm. (Ảnh minh họa: Corbis)

Kết quả cho thấy, đàn ông nhìn chung có lượng cortisol và testosterone cao hơn phụ nữ. Tuy nhiên, các chị em thuộc nhóm "cú đêm" có lượng cortisol tương đương phái mạnh thuộc cả 2 nhóm. Các đối tượng thuộc nhóm "cú đêm", cả nam lẫn nữ, nhìn chung có lượng cortisol cao hơn bình thường và dễ thực hiện hành vi mạo hiểm hơn.

Giáo sư Dario Maestripieri thuộc Đại học Chicago (Mỹ) nhận định, lượng cortisol cao có thể là một trong những cơ chế sinh học giúp lý giải việc ưa mạo hiểm ở nhóm "cú đêm". Ông giải thích, một số người có lượng hormone này cao kinh niên, không liên quan đến sự căng thẳng - tình trạng làm gia tăng cortisol trong thời gian ngắn. Những người này có sự trao đổi chất cao, mức năng lượng dồi dào và dễ bị kích thích.

Lượng cortisol cao cũng có thể gắn liền với chức năng nhận thức cao hơn. Theo giáo sư Maestripieri, một số nghiên cứu từng chỉ ra rằng, những người thành đạt sở hữu lượng cortisol tương đối cao.

Ông Maestripieri cho rằng, xu hướng trở thành "cú đêm" hay "chim sớm" ở người phụ thuộc một phần vào đặc điểm sinh vật học và di truyền, nhưng cũng có thể chịu ảnh hưởng từ những yếu tối môi trường như làm ca đêm hay chăm sóc con cái. Mối liên hệ giữa nhóm "cú đêm" và việc ưa mạo hiểm được cho là bắt nguồn từ các chiến lược tìm kiếm bạn tình trong quá trình tiến hóa của con người.

0