Người bất đồng chính kiến
' , hiểu theo nghĩa rộng, là người tích cực phản đối một học thuyết, một chính sách của nhà nước, thường là ôn hòa bất bạo động và thể hiện ý kiến qua dạng phát biểu phản biện, viết báo... thường là trên phương tiện ngoài tầm kiểm soát của chính quyền và ...
', hiểu theo nghĩa rộng, là người tích cực phản đối một học thuyết, một chính sách của nhà nước, thường là ôn hòa bất bạo động và thể hiện ý kiến qua dạng phát biểu phản biện, viết báo... thường là trên phương tiện ngoài tầm kiểm soát của chính quyền và không được nhà nước chính thức thừa nhận, loan tải hay cho phép. Khi nhiều người bất đồng chính kiến tập hợp lại và cùng vì một mục đích thì có thể thành phong trào bất đồng chính kiến. Khi được hoạt động công khai và được chính quyền cho phép thì họ trở thành lực lượng đối lập, có thể nêu quan điểm công khai hay ra tranh cử. Có thể nói bất đồng chính kiến là bước đầu, nếu chính quyền cho phép thành lập đối lập thì họ liên kết, tổ chức và hoạt động công khai thành lực lượng đối lập, nếu bị cấm đoán nữa thì đôi khi lực lượng đối lập chuyển sang hoạt động bí mật, dùng vũ khí tìm cách lật đổ chính quyền thì thành lực lượng cách mạng. Tuy nhiên, tùy thuộc vào bản chất chính nghĩa của lực lượng đó, nhiều lực lượng vũ trang trên thế giới vẫn bị gọi là "tổ chức tội phạm", "tổ chức khủng bố".
Bất đồng chính kiến với nhà cầm quyền là một hiện tượng tự nhiên, tồn tại trong tất cả các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, phần lớn những người được gọi là "người bất đồng chính kiến" là người sống trong các quốc gia có thể chế độc tài, toàn trị bởi nhà cầm quyền ở những quốc gia này thường không công nhận tính hợp pháp của những người có quan điểm đối lập. Trong các quốc gia có thể chế chính trị dân chủ, đa nguyên, những người có quan điểm đối lập với nhà cầm quyền có quyền thành lập hoặc gia nhập các đảng phái chính trị đối lập với nhà cầm quyền, khi đó, họ được gọi là người của chính đảng đối lập hay trở thành phe đối lập
Các chính quyền toàn trị thường cho rằng hoạt động của những người bất đồng chính kiến là hành vi khủng bố, đi ngược lại lợi ích của xã hội, làm ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, có mục đích lật đổ chính quyền, và kết án họ với những án tù dài hạn, tống giam và các nhà tù không qua xét xử với lý do "tình nghi khủng bố", theo dõi chặt chẽ, cô lập về kinh tế và hoạt động xã hội, thậm chí có những trường hợp bị hành quyết.
Có những người bất đồng chính kiến đạt được ảnh hưởng và sự ủng hộ đủ lớn để trở thành phe đối lập và tạo ra những cuộc cách mạng thay đổi chế độ, ví dụ như trường hợp của Nelson Mandela hay Lech Wałęsa.
Việc định nghĩa thế nào là "bất đồng chính kiến" và ai là đối tượng bất đồng chính kiến hiện vẫn gây nhiều tranh cãi. Nhiều chính phủ và các hệ thống chính trị khác nhau trên thế giới vẫn kết tội "vi phạm luật pháp", "tội phạm có tổ chức", "khủng bố" cho những người chống họ, đặc biệt là các nhóm áp dụng biện pháp bạo lực.
Ở Việt Nam vào thế kỷ 21, nhiều người bất đồng chính kiến phản đối chế độ độc đảng và ủng hộ phương pháp đấu tranh bất bạo động. Một số nhân vật bất đồng chính kiến là Hoàng Minh Chính, Bùi Tín, Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Văn Lý, Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung, Nguyễn Văn Đài, Trần Huỳnh Duy Thức, Phạm Hồng Sơn, Nguyễn Khắc Toàn, Lê Chí Quang, Nguyễn Văn Trội, Cù Huy Hà Vũ...