12/01/2018, 17:27

Ngữ pháp Unit 12 SGK Tiếng Anh lớp 5 mới

Ngữ pháp Unit 12 SGK Tiếng Anh lớp 5 mới Câu mệnh lệnh là câu bắt đầu bằng một động từ nguyên mẫu không "to", ở thể khẳng định có nghĩa là hãy làm điều gì đó phụ thuộc vào động từ mà người nói sử dụng. ...

Ngữ pháp Unit 12 SGK Tiếng Anh lớp 5 mới

Câu mệnh lệnh là câu bắt đầu bằng một động từ nguyên mẫu không "to", ở thể khẳng định có nghĩa là hãy làm điều gì đó phụ thuộc vào động từ mà người nói sử dụng.

NGỮ PHÁP

1. Câu mệnh lệnh (hay yêu cầu)

a)  Câu khẳng định

Câu mệnh lệnh là câu bắt đầu bằng một động từ nguyên mẫu không "to", ở thể khẳng định có nghĩa là hãy làm điều gì đó phụ thuộc vào động từ mà người nói sử dụng.

Động từ (V) + tân ngữ (O)/bổ ngữ (C)/trạng ngữ (adv)!

Chú ý: O (tân ngữ) có thể theo sau một số động từ khi cần. Trong tiếng Anh có một số động từ không cần tân ngữ. Tùy vào ý nghĩa của câu mà chúng ta có thể sử dụng dấu (!) để sử dụng yêu cầu "nhẹ nhàng" hơn. Còn không dùng dấu (!) mang nghĩa ra lệnh với ngữ khí "rất mạnh".

Ex: Go. Hãy đi đi.

Come in. Hãy vào đi.

Sit down! Hãy ngồi xuống!

Close vour book! Hãy gấp sách của bạn lại

V                O

Open your book! Hãy mở sách của bạn ra!

V                O

b)  Câu phủ định

Còn ở thể phủ định có nghĩa là đừng làm điều gì đó phụ thuộc động từ mã người nói sử dụng.

Don’t + động từ (V) + tân ngữ (Q)/bổ ngữ (C)/trạng ngữ (adv)!

V  là động từ thường nên ta dùng trợ động từ do để chia ở thể phủ và thêm not vào sau trợ động từ là do not viết tắt là don’t.

Ex: Don't go. Đừng đi.

Don't ride your bike too fast! Đừng cưỡi xe đạp quá nhanh!

Don't climb the tree! Đừng leo cây!

LƯU Ý: Để câu mệnh lệnh hay yêu cầu có phần lịch sự hơn ta thêm "please" (xin, xin vui lòng) vào trước hoặc sau câu mệnh lệnh đó và dấu (!) vào cuối câu (có hoặc không có cũng được) nếu có thì nghĩa của câu mang tính lịch sự hơn.

Ex: Sit down, please. Vui lòng ngồi.

Sit down, please! Xin vui lòng ngồi xuốngị

Please open your book! Xin vui lòng mở sách của bạn ra!

Please don't open your book. Vui lòng đừng mở sách ra.

Don't go, please. Xin đừng đi.

2. Hỏi đáp lý do tôi không nên làm điều gì                                      

Khi muốn hỏi đáp lý do tôi không nên làm điều gì đó, chúng ta có thể sử dụng cấu trúc sau:

Why shouldn’t I + ...?

Tại sao tôi không nên...?

Because you may + ...

Bởi vì bạn có thể...

Ex: Why shouldn't I play with the knife?

Tại sao tôi không nên chơi với dao?

Because you may cut ỵourselt

Bởi vì bạn có thể bị đứt tay

3. Mở rộng: Cách dùng “may” may (có thể, biết)

a)  Cách thành lập “may”

1) Câu khẳng định

Chủ ngữ (V) + may + động từ (V bare-infi) +…


Ex:  He may speak English and Japanese.

Anh ta có thể nói tiếng Anh và tiếng Nhật.

2). Câu phủ định

Chủ ngữ (S) + may not + dộng từ V (bare-infi) +...

I may not speak French. Tôi không thể nói tiếng Pháp.

3)  Câu nghi vấn

May + chủ ngữ (S) + động từ (V bare-infi) +...?

Để trả lời cho câu hỏi trên, ta có thể dùng cấu trúc sau với 2 trường hợp:

*  Nếu có thể làm dược yêu cầu của người hỏi, ta dùng:

Yes, chủ ngữ (S) + may.

Còn nếu không thể làm được yêu cầu của người hỏi, ta dùng:

No, chủ ngữ (S) + may not.

Ex: May you speak French? Bạn có thể nói tiếng Pháp không?

Yes, I may. Vâng, tôi có thể nói được tiếng Pháp.

No, I may not. Không, tôi không thể nói được tiếng Pháp.

Câu hỏi Wh- với may:

Wh- + may + chủ ngữ (S) + động từ (V bare-infi) +...?

Ex: What may you do? Bạn có thể làm gì?

b)   Cách dùng “may”

1)  “may” có nghĩa là có thể, được dùng để xin phép một cách rất lịch sự, trang trọng.

Ex: May I go out? Cho tôi ra ngoài được không ạ?

May I use your pen to write a letter?

Tỏi có thể dùng viết của anh để viết thư được không ợ?

May I take this book? - Yes, you may.

Tôi có thể lấy quyển sách này không? - Vâng, bạn có thể.

2)  “may” được dùng để diễn đạt khả năng một hành động, sự việc có thể hoặc không thể xảy ra, khả năng này không chắc chắn lắm.

Ex: You can try calling her. She may go out.

Bạn có thể thử gọi điện thoại cho cô ta. Cô ấy có thể đi ra ngoài.

It may rain. Có lẽ trời mưa.

He admitted that the news might be true

Anh ta thừa nhận rằng tin tức đó có thể là sự thật.

3)  Dùng trong câu cảm thán may diễn tả một lời câu chúc.

Ex: May all your dreams come true!

Chúc cho tất cả ước mơ của bạn sẽ thành sự thật!

Lưu ý:

-    maybe (có lẽ) là trạng từ chỉ mức độ chắc chắn.

Ex: Maybe I will go to the cinema tonight.

Có lẽ tối nay tôi sẽ đi xem phim.

-        may be là động từ khiếm khuyết may dùng với động từ to be

Ex: He looks unhappy. I don't think he is unhappy. He may be tired.

Anh ta trông không được vui. Tôi không nghĩ là anh ta đang buồn. Anh ta có thể đang mệt.

0