Ngủ ngồi không ảnh hưởng tới trí nhớ
Ngủ ngồi Tại sao không ngủ nằm cho thoải mái mà phải ngủ ngồi, trừ trường hợp ngủ gật trong chốc lát ở các hội nghị mà người báo cáo…quá chán! Vậy mà ở nước ta có một sắc tộc có tập quán chuyên ngủ ngồi đấy. Dân tộc thiểu số Đan Lai chỉ còn hơn 3.000 người sinh sống ở huyện ...

Ngủ ngồi
Tại sao không ngủ nằm cho thoải mái mà phải ngủ ngồi, trừ trường hợp ngủ gật trong chốc lát ở các hội nghị mà người báo cáo…quá chán! Vậy mà ở nước ta có một sắc tộc có tập quán chuyên ngủ ngồi đấy. Dân tộc thiểu số Đan Lai chỉ còn hơn 3.000 người sinh sống ở huyện miền núi Con Cuông (Nghệ An).
Tập tục ngủ ngồi để cảnh giác với thú dữ nơi thâm sơn cùng cốc vẫn là nét riêng của người Đan Lai. Trước kia, vì ở tận nơi “thâm sơn cùng cốc” đầy thú dữ nên người Đan Lai dựng chòi phủ cành cây ở tạm, không giường, chiếu, chăn, màn. Họ thường dùng chạc cây chống vào cằm ngồi ngủ để phòng thú dữ. Già Quyết cho biết: Ngủ ngồi là cái nếp tự xa xưa. Ngày xưa con hổ, con báo ở nơi này nhiều vô kể. Nếu mình không cảnh giác là nó vồ ngay, đó là chưa kể quan quân bạo chúa truy lùng bộ tộc có thể đến bất cứ lúc nào, nên mới sinh tật “ngủ ngồi” từ khi nào cũng chẳng ai hay. “Ngủ ngồi” là để có thế mà vùng dậy chạy ngay vào rừng sâu...
Tập tục “ngủ ngồi” có lẽ được hình thành từ đấy và cho đến bây giờ vẫn còn được lưu giữ ở tộc người này. Tại bản Pủng và Cò Phạt ở trong vùng lõi Vườn Quốc gia Pù Mát, huyện Con Cuông vẫn có gần 1.000 người dân Đai Lai sinh sống. Để vào thăm tộc người thiểu số Đan Lai chỉ có một con đường độc đạo là ngồi thuyền vượt hết sông Giăng, ngược theo Khe Khặng mới tới được bản Pủng và bản Co Phạt. Ngồi trên thuyền vượt thác dữ cho mọi người “cảm giác mạnh” vừa thỏa thích ngắm cảnh Vườn Quốc gia Pù Mát trù phú. Người dân quen ngủ ngồi và cũng không thấy ảnh hưởng gì đến trí nhớ.