Ngôi nhà nhỏ nhất thế giới chỉ quan sát được bằng kính hiển vi
Các kỹ sư Pháp tại Viện Femto-ST ở Besançon vừa hoàn thành công trình xây dựng ngôi nhà nhỏ nhất thế giới với chiều cao chỉ 15 micromet. Ngôi nhà tí hon này đặt vừa trên bề mặt của một sợi quang và độ dày của nó nhỏ hơn cả một sợi tóc con người, có chiều rộng 10 micromet, chiều cao là 15 ...
Các kỹ sư Pháp tại Viện Femto-ST ở Besançon vừa hoàn thành công trình xây dựng ngôi nhà nhỏ nhất thế giới với chiều cao chỉ 15 micromet.
Ngôi nhà tí hon này đặt vừa trên bề mặt của một sợi quang và độ dày của nó nhỏ hơn cả một sợi tóc con người, có chiều rộng 10 micromet, chiều cao là 15 micromet (1 micromet = 0.001 mm).
Quá trình hoàn thành ngôi nhà nhỏ nhất thế giới. (Ảnh: Labroots).
Các kỹ sư đã sử dụng hệ thống uRobotex độc đáo để xây dựng ngôi nhà này. Nguyên tắc hoạt động của nó dựa trên sự tương tác của một số robot vi mô có khả năng tạo ra các cấu trúc nhỏ. Tất cả các thao tác của robot được điều khiển bởi hệ thống máy tính.
Cận cảnh ngôi nhà nhỏ nhất thế giới phải nhìn dưới kính hiển vi. (Ảnh: Labroots)
Việc xây dựng căn nhà được thực hiện trong buồng chân không. Các nhà khoa học phải dùng kính hiển vi để quan sát quá trình lắp ráp.
Trong tương lai, các kỹ sư muốn hoàn toàn tự động hóa quá trình lắp ráp của hệ thống này và hy vọng tạo ra các cấu trúc kính hiển vi có kích thước lên tới một trăm nanomet.