Ngôi làng nhiều người sống thọ nhất thế giới
Hòn đảo Sardinia ở Italy được coi là một trong năm ngôi làng có nhiều người già nhất trên thế giới, tuổi thọ từ 90 trở lên. Theo các nhà nghiên cứu về tuổi già, ngoài Sardinia, 4 ngôi làng trên thế giới có nhiều người sống thọ là Okinawa (Nhật Bản), Nicoya (Costa Rica), Icaria (Hy Lạp) và cộng ...
Hòn đảo Sardinia ở Italy được coi là một trong năm ngôi làng có nhiều người già nhất trên thế giới, tuổi thọ từ 90 trở lên.
Theo các nhà nghiên cứu về tuổi già, ngoài Sardinia, 4 ngôi làng trên thế giới có nhiều người sống thọ là Okinawa (Nhật Bản), Nicoya (Costa Rica), Icaria (Hy Lạp) và cộng đồng Cơ Đốc Phục Lâm ở Loma Linda, Calif.
Cụ bà Zelinda Paglieno, một cư dân hòn đảo Sardinia đã bước sang tuổi 102. So với những người dân nơi đây, tuổi của bà không phải là đặc biệt. Ba người hàng xóm của bà đều trên 100 tuổi.
Bà Paglieno cho biết, vào giờ ăn trưa mỗi ngày, bà thường uống một chút rượu vang đỏ. Đây là thực phẩm được biết đến giàu polyphenol, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Ngoài ra, bà tuyệt đối không bao giờ hút thuốc.
Ở tuổi của mình, Paglieno vẫn có sức khỏe tốt và luôn vui. Bà cho rằng muốn có được tuổi thọ cao thì nên sống xa khỏi vùng đất đai cũ, tránh tham gia vào các công việc vất vả, nên thay đổi môi trường sống, di chuyển lên những vùng núi, khí hậu mát mẻ, thanh tịnh, sẽ tốt cho sức khỏe và kéo dài tuổi thọ.
Theo các nhà nghiên cứu học trăm tuổi ở vùng núi Sardinia, một nguyên nhân khác khiến ngôi làng này có tuổi thọ cao chính là do yếu tố di truyền. Các bảng xếp hạng về ngôi làng lân cận như Seulo, đã có 20 người sống trăm tuổi trong hai thập kỷ qua, trong đó có 11 người là nam giới.
Cụ bà Caterina Moi 97 tuổi, tại ngôi làng này kết hôn với người cụ ông trăm tuổi cuối cùng của làng tên là Salvato Angelo. Ông đã qua đời vào tháng 8 vừa qua. Người anh em họ của cô chỉ mới bước sang tuổi 103. Đến nay, cụ bà Caterina vẫn có thể nghe rất rõ từng âm thanh trên dốc bậc thang hàng ngày và có thể kể lại từng khoảnh khắc quá khứ trong cuộc đời bà.
“Lý do tôi sống lâu bởi vì ngày còn trẻ, tôi luôn làm việc”, bà cho biết. “Chồng tôi cũng là một người chăm chỉ, hai vợ chồng hàng ngày lao động chân tay để kiếm sống, chủ yếu là trồng cây hái quả. Tôi ăn những thực phẩm đó, chúng rất lành mạnh và an toàn, điều đó làm sức khỏe chúng tôi bền bỉ và dẻo dai hơn”.
Ngoài ra, các cư dân ở ngôi làng này thường đi bộ đều đặn trên sườn đồi và những con đường không bằng phẳng. Xung quanh họ, những bức ảnh đen trắng về chân dung những người già trăm tuổi từ năm 1996 được tô điểm trên 20 ngôi nhà. Vào ngày sinh nhật thứ 100 của mình, mỗi người được tổ chức sinh nhật và tôn vinh.
Những người sống trăm tuổi ở ngôi làng Seulo và Esterzili hầu hết đều đã từng sống và làm việc cùng gia đình trên đất liền nhiều thế hệ. Các nhà nghiên cứu cho rằng, thực phẩm và chế độ ăn uống hàng ngày khoa học là một cách giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính và tăng cơ hội sống lâu hơn.