06/02/2018, 15:08

Nghị luận xã hội về thanh niên với lý tưởng cách mạng

Như chúng ta đã biết, sinh thời Lý Tự Trọng – là một trong những nhà cách mạng trẻ tuổi của Việt Nam.: “Tôi chưa đến tuổi thành niên thật, nhưng tôi đủ trí khôn để hiểu rằng con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng và không thể là con đường nào khác”. ...


Như chúng ta đã biết, sinh thời Lý Tự Trọng – là một trong những nhà cách mạng trẻ tuổi của Việt Nam.: “Tôi chưa đến tuổi thành niên thật, nhưng tôi đủ trí khôn để hiểu rằng con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng và không thể là con đường nào khác”.

Nước Việt Nam tươi đẹp của chúng ta có được như ngày hôm nay thì đâu phải là điều đơn giản. Cả dân tộc ta phải trải qua biết bao nhiêu khó khăn, mồ hôi, nước mắt và máu của đồng bào và bao thế hệ  anh hùng bất khuất, kiên cường. Hôm nay, chúng ta được sống trong hạnh phúc và bình yên là nhờ hàng triệu người con đất Việt đã ngã xuống vì một lý tưởng duy nhất: “ Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Khi cả dân tộc ta đang chìm đắm trong những đêm dài nô lệ, muôn dân đói khổ, cơ hàn, hàng triệu, hàng triệu người sẵn sàng ra đi theo tiếng gọi của non sông, đi theo Đảng,  Cách mạng và Bác Hồ với một tinh thần hăng hái và lý tưởng hết sức cao đẹp: rằng sẽ góp sức mình đem lại hòa bình, đập lập, tư do hạnh phúc cho quê hương, đất nước vào một ngày sớm nhất. Nói đến đây chúng ta thể không nhớ đến những người con anh hùng của Tổ quốc Việt Nam đã anh dũng ngã xuống, như: Kim Đồng, Lý Tự Trọng, Võ Thị Sáu, Trần Văn Ơn,….

 Và giờ đây, khi nhìn lại lịch sử hào hùng của dân tộc, cùng những thắng lợi to lớn mà Đảng, nhân dân ta đã đạt được, mỗi một chúng ta thấy rằng mình phải có trách nhiệm với đất nước và với Cách mạng Việt Nam. Mỗi người có một lý tưởng sống riêng, một cách nhìn nhận vấn đề riêng.

Sinh trưởng trong xã hội, đặt biệt là trong nền kinh tế thị trường, chúng ta ai cũng mang trong mình hoặc nhiều hoặc ít vết tích, tật xấu xa của xã hội đó về tư tưởng, về thói quen… Vết tích xấu nhất và nguy hiểm nhất của xã hội cũ là chủ nghĩa cá nhân. Chủ nghĩa cá nhân trái ngược với đạo đức cách mạng, nếu nó còn lại trong mình, dù là ít thôi, thì nó sẽ chờ dịp để phát triển, để che lấp đạo đức cách mạng, để ngǎn trở ta một lòng một dạ đấu tranh cho sự nghiệp cách mạng.

Chủ nghĩa cá nhân là một thứ rất gian giảo, xảo quyệt; nó khéo dỗ dành người ta đi xuống dốc. Mà ai cũng biết rằng xuống dốc thì dễ hơn lên dốc. Vì thế mà càng nguy hiểm.

Muốn gột rửa sạch những vết tích xấu xa của xã hội cũ, muốn rèn luyện đạo đức cách mạng, thì chúng ta phải ra sức học tập, tu dưỡng, tự cải tạo để tiến bộ mãi. Nếu không cố gắng để tiến bộ, thì tức là thoái bộ, là lạc hậu.

Mà thoái bộ và lạc hậu thì sẽ bị xã hội tiến bộ sa thải.

Không phải chỉ ở tại nhà trường, có lên lớp, mới học tập, tu dưỡng, rèn luyện và tự cải tạo được. Trong mọi hoạt động cách mạng, chúng ta đều có thể và đều phải học tập, tự cải tạo. Thời kỳ hoạt động bí mật, thời kỳ khởi nghĩa, thời kỳ kháng chiến và ngày nay trong công việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều là những trường học rất tốt cho chúng ta rèn luyện đạo đức cách mạng.

Có đạo đức cách mạng thì khi gặp khó khǎn, gian khổ, thất bại, cũng không sợ sệt, rụt rè, lùi bước. Vì lợi ích chung của Đảng, của cách mạng, của giai cấp, của dân tộc và của loài người mà không ngần ngại hy sinh tất cả lợi ích riêng của cá nhân mình. Khi cần, thì sẵn sàng hy sinh cả tính mạng của mình cũng không tiếc. Đó là biểu hiện rất rõ rệt, rất cao quý của đạo đức cách mạng.

Trong Đảng ta, các đồng chí Trần Phú, Ngô Gia Tự, Lê Hồng Phong, Nguyễn Vǎn Cừ, Hoàng Vǎn Thụ, Nguyễn Thị Minh Khai và nhiều đồng chí khác đã vì dân, vì Đảng mà oanh liệt hy sinh, đã nêu gương chói lọi của đạo đức cách mạng chí công vô tư cho tất cả chúng ta học tập.

Có đạo đức cách mạng thì khi gặp thuận lợi và thành công cũng vẫn giữ vững tinh thần gian khổ, chất phác, khiêm tốn, "lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ"; lo hoàn thành nhiệm vụ cho tốt chứ không kèn cựa về mặt hưởng thụ; không công thần, không quan liêu, không kiêu ngạo, không hủ hoá. Đó cũng là biểu hiện của đạo đức cách mạng.

“Cách mạng” là cụm từ hết sức cao đẹp mà nhờ đó nước Việt Nam chúng ta mới được như ngày hôm nay. Như nhà thơ Tố Hữu, ngay từ khi còn 15 tuổi đã sớm giác ngộ lý tưởng cách mạng đó và bằng cả tài đức, trí tuệ mình suốt đời nguyện và công nhiến cho mách mạng:

“ Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lý chói qua tim

Hồn tôi là một vườn hoa lá

Rất đậm hương và rộn tiếng chim”

“…Với cách mạng tôi không hề đùa bỡn

Và không hề dám chối một nguy nan…”

Ngược lại với tất cả những cống hiến và lý tưởng cao đẹp, hi sinh vì Tổ quốc đó, hiện nay có một bộ phận không nhỏ trong thanh thiếu niên, học sinh có biểu hiện suy thoái đạo đức, lối sống, đạo đức xã hội có nơi có hiện tượng lệch chuẩn. Hiện tượng mơ hồ về truyền thống dân tộc, truyền thống cách mạng ngày càng phổ biến ở giới trẻ. “ Cách mạng” có còn là gì đối với một số thanh niên đang có suy nghĩ lạc lỏng hay không? Tiếc thay, bên cạnh những thanh niên có lý tưởng đẹp thì có một bộ phận thanh niên đang sống thiếu trách nhiệm với gia đình, với quê hương, phai nhạt lý tưởng, dửng dưng với những gì đang diễn ra trong cuộc sống và xã hội. Ngọn lữa nhiệt huyết sống và Tổ quốc giờ nhường lại cho những toan tính, ích lợi cá nhân với cuộc sống ích kỷ, hẹp hòi, đua đòi…, sống chạy đua theo vật chất mà quên đi những giá trị cao đẹp của cuộc sống, giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Không cần những suy nghĩ xa xôi, chỉ cần các bạn và tôi sống sao cho có ích cho xã hội, xây dựng quê hương bình yên, đất nước vững mạnh, góp mình vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước…thì cũng đã là người là “cách mạng”.

Hãy suy ngẫm câu nới của Pavel và bạn sẽ nhận ra được điều đó: “ Cái quý nhất của đời người là cuộc sống. Đời người chỉ sống có một lần, phải sống sao cho khỏi xót xa ân hận vì những năm tháng sống hoài, sống phí để khi nhắm mắt xuôi tay ta có thể nói rằng: Cả đời ta, cả sức ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời, sự nghiệp đấu trang giải phóng loài người”.

Từ khóa tìm kiếm

0