13/01/2018, 16:42

Nghị luận xã hội về sự ích kỷ – Văn hay lớp 12

Nghị luận xã hội về sự ích kỷ – Văn hay lớp 12 Nghị luận xã hội về sự ích kỷ – Bài làm số 1 của một bạn học sinh giỏi văn tỉnh An Giang Cuộc sống là chuỗi ngày mỗi con người tự hoàn thiện mình. Mỗi ngày là một bài học vô giá ta nhận được từ cuộc sống. Quá trình hoàn thiện mình này ...

Nghị luận xã hội về sự ích kỷ – Văn hay lớp 12

Nghị luận xã hội về sự ích kỷ – Bài làm số 1 của một bạn học sinh giỏi văn tỉnh An Giang

Cuộc sống là chuỗi ngày mỗi con người tự hoàn thiện mình. Mỗi ngày là một bài học vô giá ta nhận được từ cuộc sống. Quá trình hoàn thiện mình này chính là gạt bỏ đi từng cái xấu và vun đắp thêm từng cái tốt dù rất nhỏ. Và bài học mà chúng tôi nhận được từ chương trình "Văn hóa chiều thứ bảy”, câu lạc bộ kĩ năng sống tuần này là về "SỰ ÍCH KỶ" trong mỗi con người.

Cổ nhân có nói:“Nhân bất vị kỷ, thiên tru địa diệt".

Mở rộng ra ý nghĩa của câu này là con người ta sống và làm việc gì cũng đều vì lợi ích cho bản thân. Ý kiến của bạn về câu này như thế nào? Hãy tiếp tục suy nghĩ đi nhé, còn chúng tôi ngồi quây tròn, bàn luận khí thế.

Cuộc sống là cái đáng quý, cuộc sống của bản thân mình là cái quý nhất. Mình không quý, không yêu thương ngay chính bản thân mình thì hỏi còn quý ai, yêu thương ai (người khác, đất nước, con người…) được nữa.

Có một giai thoại như sau:

Nhà vua muốn thử Lão Tử, bèn đem nửa giang sơn đổi lấy một sợi lông nhưng Lão Tử cũng ko đổi. Ngài nói: "Dù là một sợi lông thì cũng là máu ta, thịt của ta. Máu thịt ta mà ta còn không xót thì hỏi còn sống để làm gì."

Mỗi người một góc nhìn, một quan điểm nhưng quy tụ lại tất cả đều đồng ý rằng bất kì ai cũng sống và làm việc cũng đều là vì lợi ích của bản thân mình. Chú ý lợi ở đây là cả vật chất và tình thần.

Như vậy có thể tạm khẳng định rằng: sống và làm việc gì cũng đều vì lợi ích cho bản thân là ĐÚNG.

Quay lại phân tích về định nghĩa "ÍCH KỶ" là gì?

Ích là lợi ích, kỷ là bản thân và ích kỷ là làm việc có lợi cho bản thân va ích ký là đúng?

Suy luận tới đây ai đây cũng gãi đầu, chống cằm suy nghĩ. Thật là bất ngờ khi mà mọi người đều cho rằng ích kỷ là một cái gì đó xấu và cần phải gạt bỏ nó nhưng ở đây suy luận cho rằng nó là đúng.

Tạm gác suy nghĩ, rẽ nhánh sang một hướng khác, nếu xét về những hành động mà bản thân người đưa ra hành động đó có lợi thì có 3 loại: lợi mình hại người (những hành động thường bị cấm bởi luật lệ), lợi mình lợi người (khuyên khích). Chúng tôi xét loại còn lại là lợi mình, không lợi người.

Vậy có chăng "ÍCH KỶ" là làm những hành động mà có lợi cho bản thân những người khác không có lợi?

Mặt khác, bạn thử nghĩ xem khi nào bạn bị cho là ích kỷ?

Trong một lần kiểm tra, bạn đã không chỉ bài cho người bạn ngồi cùng bàn và kết quả là bạn ấy bị điểm kém. Bạn bị người đó cho là người ích kỷ, bởi nếu bạn giúp bạn ấy thì bạn ấy đã không bị điểm kém.

Hai người yêu nhau, người nam luôn muốn người con gái của mình chỉ là của riêng mình thôi dẫn đến nhiều mối quan hệ trước đây của cô gái dần mất hết liên lạc và cuộc sống của cô ngày càng bó hẹp. Trường hợp này bạn có cho rằng người nam đó quá ích kỷ khi đã lấy đi sự tự do của người con gái không? Ngược lại nếu người nam quá thả lỏng và không quan tâm đến những mối quan hệ khác của người con gái, liệu cặp đôi đó có thể tồn tại?

Bạn bị cho là "ÍCH KỶ" khi bạn không đem lại lợi ích cho người khác. Hay nói cách khác, những người khác luôn muốn bạn đưa cho họ những điều họ mong muốn ở bạn. Nếu như bạn không đáp ứng được những điều họ mong muốn thì bạn bị cho là ÍCH KỶ. Giải pháp cho vấn đề này có thể là bạn là người có thể đáp ứng mọi mong muốn của người khác hoặc là bạn không có ích gì nên họ chả mong muốn ở bạn điều gì cả.

"Người nào nói bạn ích kỷ, người đó ích kỷ".

Vậy nếu "ÍCH KỶ" là đúng thì lấy đâu ra cho đủ số lợi ích để đáp ứng cho tất cả mọi người trên thế giới này nhỉ và lợi ích có bảo toàn không? -> câu trả lời sẽ là KHÔNG ở đâu ra nhiều lợi ích như vậy, chúng tôi tiếp tục phân tích tiếp một khía cạnh khác.

Sự phát triển của loài người gắn liền với sự phát triển của phương thức sản xuất. Thời nguyên thủy, con người đã biết cùng nhau đi săn bắt, hái lượm để có thể thu hoạch được nhiều lợi phẩm hơn. Phương thức này ngày càng phát triển và ngày càng chuyên môn hóa cao hơn. Ví dụ trong may mặc quần áo chia làm nhiều khâu cắt vải, may cánh tay, may túi, kết nút,… cuối cùng mới có được một chiếc áo hoàn chỉnh để đem đến cho người sử dụng. Giả sử như một khâu trong đó mất đi thì có chiếc áo ra đời không nhỉ?

Như vậy, việc giúp đỡ những người khác, tức là đem lợi ích đến cho họ thì sẽ tạo ra lợi ích lớn hơn cho tất cả.

Từ tất cả những phân tích và dẫn chứng trên có thể kết luận: "Sống vì lợi mình là đúng, nhưng không giúp đỡ (làm lợi cho người khác) thì cũng sẽ không được người khác giúp đỡ, dần dà bị cô lập khỏi tập thể —> có hại —> ngược lại với quy tắc đầu tiên —> giúp đỡ người khác cũng là đem lại lợi ích cho mình".

Vậy khi bạn bị ai đó nói là là người ÍCH KỶ bạn sẽ làm gì? Đừng bận tâm mà hãy xem xét trong khả năng có thể giúp đỡ người khác được hay không.

Nghị luận xã hội về sự ích kỷ – Bài làm số 2

Ngày 4/12/2013, tài xế Hồ Kim Hậu (quê Bình Định) điều khiển xe tải chở 1.360 thùng bia Tiger và Henineken đi trên quốc lộ 1A theo hướng TP. HCM về tận Bình Thuận. Khi tới vòng xoay Tân Hiệp (thuộc phường Bình Đa, TP Biên Hòa) vì cú cua gấp nên dây cáp chằng sau xe bị đứt, làm hơn 1000 thùng bia văng xuống đường. Nhiều người dân đã lao vòa hôi bia, bất chấp sự van xin của tài xế, đặc biệt là không ai giúp đỡ nạn nhân. Sự kiện trên là một minh chứng cho thói ích kỉ đang ngày càng lan rộng trong đời sống xã hội như ý kiến cho rằng: “Khi thói ích kỉ trở thành lối sống của con người thì tinh thần hi sinh vì cộng đồng, tình thương yêu đồng loại, sự sẻ chia với mọi người chỉ còn là những giá trị lạc lõng”. Nếu giả thiết này trở thành sự thật thì đời sống loài người sẽ trở nên đáng sợ biết bao nhiêu. Chúng ta dễ dàng nhận thấy ý kiến trên đề cập đến lối sống ích kỉ. Với người có lối sống ích kỉ thì những chuẩn mực đạo đức xã hội (tinh thần hi sinh, lòng nhân ái…) chỉ là những giá trị xa lạ hoặc không có ý nghĩa gì bởi mối quan tâm duy nhất của họ trong cuộc sống chỉ làm sao để bản thân mình có lợi ích mà thôi. Thực chất, câu nói nhằm nêu lên những tác hại của lối sống ích kỉ và cảnh báo về một hiện tượng đời sống: thói ích kỉ đang trở thành lối sống của khá nhiều người trong xã hội.

Ích kỉ là chỉ biết vì lợi ích của riêng mình. Người sống ích kỉ luôn nghĩ về bản thân, lấy lợi ích cá nhân làm thước đo mọi giá trị, bất chấp quyền lợi của người khác. Trong tập thể một lớp học hay một số tổ chức luôn tồn tại những cá nhân gây hại như vậy. Khi thói ích kỉ trở thành lối sống của con người thì sẽ dẫn đến sự tha hóa về nhân cách. Khi lối sống ích kỉ trở nên phổ biến trong đời sống thì những giá trị đạo đức truyền thống sẽ trở nên xa lạ, lạc lõng. Chẳng hạn như dân tộc Việt Nam ta vốn có truyền thống “Thương người như thể thương thân”, “Lá lành đùm lá rách”, nếu không chú trọng gìn giữ, để cho lối sống ích kỉ lấn át thì phẩm chất tốt đẹp của dân tộc sẽ biến mất, cái ác sẽ từ từ thống lĩnh tâm hồn con người.

Người có lối sống ích kỉ thường xem nhẹ trách nhiệm của mình đối với xã hội, thờ ơ trước niềm vui của những người xung quanh; đồng thời, họ cũng không coi trọng tinh thần hi sinh vì cộng đồng, tình thương yêu đồng loại, sự sẻ chia của người khác. Những người này có thể cảm thấy những Hiệp sĩ đường phố hay những người làm từ thiện Quán cơm 2000, Trà đá miễn phí, Bánh mì miễn phí là những kẻ dở hơi, rỗi việc, “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng”. Đối với họ quan trọng nhất là bản thân vẫn còn sung sướng, họ sống theo kiểu “sống chết mặc bay” nên họ hoàn toàn xa lạ với “trách nhiệm xã hội” hay “tình yêu thương đồng loại”.

Tác hại là thế nhưng đáng buồn thay lối sống ích kỉ này lại đang tồn tại trong một bộ phận của đời sống xã hội và đôi khi được che đậy bằng nhiều hình thức bóng bẩy, giả tạo. Khi con người không dám đấu tranh với nó nghĩa là đang dung túng, tạo môi trường và điêu kiện cho lối sống đó lên ngôi. Bởi một lẽ đơn giản, lối sống ích kỉ có thể đem lại nhiều lợi ích vật chất, làm giảm nhẹ trách nhiệm với cộng đồng nên nhiều người đã im lặng để đồng lõa với nó. Họ có thể nói “Tôi ích kỉ nhưng tôi có làm hại ai đâu”. Thoạt nghe thì có vẻ có lí nhưng sống trong cộng đồng mà không vì ai cả thì đó chính là vô trách nhiệm, gián tiếp gây hại cho lợi ích của người khác.

Là học sinh, chúng ta cần lên án và đấu tranh chống lại lối sống ích kỉ, chẳng hạn như không im lặng trước bạn chỉ biết giữ khư khư tài liệu học tập bổ ích cho riêng mình mà không biết chia sẻ cho người khác hoặc rút vào vỏ ốc cá nhân sống như “người trong bao”. Chúng ta phải biết sống vị tha, có tinh thần trách nhiệm, kết hợp hài hòa giữa quyền lợi cá nhân và lợi ích cộng đồng thì mới là một con người có nhân cách đạo đức.

Ý kiến trên đã chỉ ra những tác hại to lớn của lối sống ích kỉ cũng như gióng lên hồi chuông cảnh báo một bộ phận không nhỏ trong xã hội ta đang có lối sống sai lầm như thế. Từ việc nhận thức sâu sắc tác hại của lối sống ích kỉ, mỗi người cần tu dưỡng bản thân và quan tâm giúp đỡ người khác để xây dựng một cộng đồng xã hội tương thân tương ái như truyền thống bao đời của dân tộc Việt Nam. 

Nghị luận xã hội về sự ích kỷ – Bài làm số 3

Mỗi con người sinh ra là một cá thể khác biệt, có những nét tính cách khác nhau. Chúng ta phải hoàn thiện bản thân từng ngày để trở thành người có ích cho xã hội. Tuy nhiên có nhiều đức tính khiến cho bản thân mình trở nên đáng trách, một trong số đó chính là tính ích kỉ.

Vậy tính ích kỉ là gì? Ích kỉ có thể hiểu là chỉ sống cho bản thân mình, lo cho bản thân mình, còn người khác thì mặc kệ, không quan tâm. Những người sống ích kỉ thường chỉ quan tâm đến lợi ích của bản thân, thua thiệt như thế nào.

Biểu hiện của tính ích kỉ trong mỗi con người rất rõ nét. Họ sẽ luôn sống trong tư thế không chịu mở lòng, làm việc gì cũng phải tính toán hơn thua với người khác, nếu thấy lợi về mình thì mới làm còn ngược lại thì thôi. Ích kỉ là một lối sống tiêu cực, không chỉ bào mòn bản chất của chính mình mà còn ảnh hưởng đến xã hội.

Những người chỉ lo đến mình, khư khư giữ lấy lợi ích của riêng mình luôn phải sống trong cái vỏ bọc mà họ tạo ra, rất kín đáo. Chúng ta không thể chui vào đó được, vì hàng rào rất chắc chắn, họ sẽ ít mở lòng, ít hòa đồng và hơn hết là khi nào thấy có lợi ích thì mới làm.

Trong một lớp học, sự ích kỉ biểu hiện rất rõ nét. Khi mình học giỏi hơn bạn, nhưng bạn hỏi về bài toán thì lại bảo không biết, chưa làm được. Đây là một hành động không nên. Và chúng ta nên hạn chế, đừng để nó xảy ra trong cuộc sống của mình. Vì làm như thế chúng ta sẽ bị họ xa lánh, bị bạn bè nói này nói nọ. Bản thân bạn càng ngày càng có thêm thói quen xấu.

Lòng ích kỉ còn có biểu hiện khác, không kém phần sắc nét. Những người có sẵn tính ích kỉ trong người thường né tránh những việc khó khăn, thử thách. Họ sẽ đùn đẩy trách nhiệm cho người khác, vì ngại khó khăn gian khổ, chỉ muốn đươc hưởng thụ quyền lợi. Có thể họ làm được lần đầu tiên nhưng sẽ không có lần thứ 2 và thứ 3 vì mọi người đã biết tính cách của bạn xấu xa như thế nào.

Một người luôn mơ ước có cái này cái kia, thành ông này ông nọ nhưng lại ngại khó khăn, gian khổ, luôn toan tính để đạt được mọi việc bằng thủ đoạn thì chẳng mấy chốc lâu đài cát ấy sụp đổ.

Hậu quả của tính ích kỉ thật khó lường. Bị mọi người xa lánh, và chính bản thân mình cũng không bao giờ có thể phát triển được. Vì ích kỉ nên khi bạn gặp khó khăn thì chỉ một mình bạn vượt qua, không có bạn bè, không có ai bên cạnh. Bạn gieo nhân nào thì gặp quả đấy. Đó chính là luật nhân quả mà bạn phải biết để có thể hoàn thiện bản thân mình từng ngày.

Nếu xã hội có rất nhiều người như vậy thì chắc chắn rằng xã hội đó sẽ không bao giờ phát triển được.

Bởi vậy để có thể mang lại một xã hội tốt đẹp cũng như giúp bạn có thể hoàn thiện mình hơn thì hãy vứt bỏ tính ích kỉ, không ngừng rèn luyện bản thân bằng cách giúp đỡ mọi người, quan tâm đến mọi người. Như thế bạn đang tự xây dựng một con người tốt đẹp cho mình.

Hồng Loan tổng hợp

Từ khóa tìm kiếm:

  • dẫn chứng về tính ích kỷ
  • nghị luận về sự ích kỷ
  • Viết 5 đến 7 câu nói về tác hại của lối sốg ích kỉ
  • nghị luận xã hội về lối sống ích kỷ
  • nhhi luan tinh ixh ki

Bài viết liên quan

  • Tả bác nông dân đang gặt lúa – Văn hay lớp 6
  • Phân tích tác phẩm Chiến thắng Mtao-Mxây – Văn hay lớp 10
  • Nghị luận xã hội về sự thành công – Văn hay lớp 10
  • Thuyết minh về con trâu – Văn hay lớp 8
  • Tả một cây ăn quả đang trong mùa quả chín – Văn hay lớp 4
  • Ý nghĩa bài ca dao “Trâu ơi ta bảo trâu này …” – Văn hay lớp 8
  • Tả cây bưởi nhà em – Văn hay lớp 5
  • Nghị luận xã hội về kĩ năng sống – Văn hay lớp 12
0