Nghị luận xã hội về một thói quen xâu trong xã hội: sự nịnh bợ – Văn hay lớp 12
Nghị luận xã hội về một thói quen xâu trong xã hội: sự nịnh bợ – Văn hay lớp 12 Nghị luận xã hội về một thói quen xâu trong xã hội: sự nịnh bợ – Bài làm số 1 của một bạn học sinh giỏi văn tỉnh Quảng Ninh Lời khen ngợi phải chân thực, thích hợp, xúc động. Nó mở ra những lời tán ...
Nghị luận xã hội về một thói quen xâu trong xã hội: sự nịnh bợ – Văn hay lớp 12
Nghị luận xã hội về một thói quen xâu trong xã hội: sự nịnh bợ – Bài làm số 1 của một bạn học sinh giỏi văn tỉnh Quảng Ninh
Lời khen ngợi phải chân thực, thích hợp, xúc động. Nó mở ra những lời tán dương mà người la chưa diễn đạt hết và cũng tìm thấy ở đó đầy sự khoan dung. Nhưng nếu khen tặng lộ liễu thì có khi làm tổn thương tới tính khiêm tốn.
Xu nịnh tức khen ngợi quá đáng hay hoang tưởng nảy sinh từ quyền lợi riêng tư, có thể được định nghĩa: “Đó là cử chi đáng khinh bỉ. Đó là quà tặng xấu xa và chỉ là bài học của những kẻ hợm hĩnh”. Kẻ nịnh hót thường là những tên ích kỉ nguy hiểm. Nó cố nhét vào trí óc con người những điều hư ảo hòm kiếm chát ân huệ hay đổi lại sự giúp đỡ thực lòng. Đó là kẻ xấu xa nhất trong số những kẻ thù. Nó vừa là tội phạm, vừa là nhân chứng: “Kẻ này lừa dối người phân xử, kẻ kia lừa dối chúng ta”. Một triết gia nói rằng: “Trong số những con thú hoang dã thì con thú gièm pha là đáng sợ nhất, còn trong số những người trong nhà thì đáng sợ nhất là kẻ xu nịnh”. Kẻ nịnh hót chỉ tìm kiếm cái lợi ích riêng tư và nó sống nhờ vào những kẻ đã lắng nghe nó.
Những kẻ chân chính thường ít bị lường gạt bởi sự nịnh hót, bởi tâm địa của kẻ tim kiếm cái lợi ích riêng tư và sống nhờ vào những kẻ đã lắng nghe nó. Trong một số bức thư với lời lẽ dịu dàng, Louis Veuillot kể rằng hàng ngày ông nhận được những lời tán dương của biết bao bạn bè thân, sơ. Rồi cũng hàng ngày, đứng trước tấm gương để cạo mặt, ông tự hỏi: “Ta sẽ cạo nhẵn bao nhiêu người?”.
Một người có chức vị, không muốn bị kẻ thuộc quyền khống chế, phải đương đầu chống lại bọn xu phụ, nịnh hót. Chúng cố nắm chỗ yếu của anh ta, làm cho anh ta tin phục, và coi những người khác đều là kẻ thù nghịch.
Một hôm, vua Henry V đi ngang qua Amiens nghe thấy một vị quan tòa đang diễn thuyết. Ông ta ráng cổ trình bày những tiêu đề như: “Rất lớn, rất mạnh, rất tốt, rát nhân từ, rất cao thượng”. Nhà vua bèn nói: “Hãy thêm là rất mệt!”. Nhà vua làm ông quan tòa sửng sốt.
Người tự trọng không bao giờ nịnh hót. Sự ca ngợi, còn gọi là “tâng bốc” là lời nói bùi tai, cách gợi cảm ngọt ngào cốt để cho người nghe thấy dễ chịu và nhấn mạnh về sự thành công cùa anh ta.
Công tước De Morny nổi tiếng về nghệ thuật tỏ lời khen tặng. Vào năm 1862, tại Cleront Ferrand, ông kết thúc bài diễn văn bằng lòng khen ngợi hoàng hậu “là người đã đưa nhiều ân huệ lên ngai vàng, và hàng ngày ban bố xuống thần dân biết bao nhiêu lòng nhân ái”.
Lời khen ngợi phải chân thực, thích hợp, xúc động. Nó mở ra những lời tán dương mà người la chưa diễn đạt hết và cũng tìm thấy ở đó đầy sự khoan dung. Nhưng nếu khen tặng lộ liễu thì có khi làm tổn thương tới tính khiêm tốn. Nếu nói thái quá thì trở thành kì cục, đôi khi còn bị người nghe phản đối. Sự khen tặng phải được cân nhắc cho hợp lí và công bằng, nhất là khi hạ thấp giá trị của người này để khen tặng người kia. Chẳng hạn có kẻ nói “Anh cũng rộng rãi như A, còn B thì hà tiện”. Phải trân trọng lời khuyên và cần lánh xa nó. Người ta lắng nghe và cử chỉ khiêm tốn ngay khi được khen, không nên tỏ vẻ vui mừng trên nét mặt và chỉ tỏ vẻ cảm ơn bằng cách nói: tôi chỉ làm hết bổn phận. Có lẽ khôn ngoan hơn là đừng nói gì cả…
Hồng Loan tổng hợp
Bài viết liên quan
- Phát biểu cảm nghĩ về truyện Thánh Gióng – Văn hay lớp 6
- Phân tích tác phẩm Cô bé bán diêm – Văn hay lớp 8
- Phân tích tác phẩm Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang – Văn hay lớp 9
- Phân tích tác phẩm Lời tiễn dặn – Văn hay lớp 10
- Thuyết minh về di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi – Văn hay lớp 9
- Nghị luận xã hội về nạn bạo lực học đường đang thường xuyên xảy ra hôm nay – Văn hay lớp 12
- Kể về người bà kính yêu của em – Văn hay lớp 6
- Phân tích tác phẩm Bố của Xi-mông – Văn hay lớp 9