13/01/2018, 16:36

Nghị luận xã hội về câu nói: Không phải nghề nghiệp làm danh giá cho con người, mà chính con người làm danh giá cho nghề nghiệp – Văn hay lớp 12

Nghị luận xã hội về câu nói: Không phải nghề nghiệp làm danh giá cho con người, mà chính con người làm danh giá cho nghề nghiệp – Văn hay lớp 12 Nghị luận xã hội về câu nói: Không phải nghề nghiệp làm danh giá cho con người, mà chính con người làm danh giá cho nghề nghiệp – Bài làm số 1 ...

Nghị luận xã hội về câu nói: Không phải nghề nghiệp làm danh giá cho con người, mà chính con người làm danh giá cho nghề nghiệp – Văn hay lớp 12

Nghị luận xã hội về câu nói: Không phải nghề nghiệp làm danh giá cho con người, mà chính con người làm danh giá cho nghề nghiệp – Bài làm số 1 của một bạn học sinh giỏi văn tỉnh Bắc Ninh

Chọn ngành nghề là nguyện vọng và quyền lợi riêng của mỗi người. Nhưng cần chọn sao cho phù hợp với bản thân mình đồng thời kết hợp với nhu cầu của đất nước để có thể phát huy khả năng của mình, làm danh giá cho nghề nghiệp và phục vụ cho dân tộc.

Mười hai năm đèn sách, sắp ra trường, ai mà chẳng mong chọn được một nghề nghiệp cho cuộc đời minh như ông cha ta vẫn thường nói “Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”.

Nhưng chọn ngành nghề như thế nào? Hãy nghe lời khuyên của nhà khoa học Pa-xtơ: ‘'Không phải nghề nghiệp làm danh giá cho con người, mà chính con người làm danh giá cho nghề nghiệp”. Đúng như vậy. Nghề nghiệp chỉ là công việc của mỗi con người trong xã hội, còn danh giá là giá trị của con người đó đối với xã hội. Cho nên bản thân nghề nghiệp không thể làm nên danh giá cho con người. Không thể nói người thầy giáo danh giá hơn người thầy thuốc hay người công nhân danh giá hơn người nông dân… bởi nghề nào trong xã hội cũng đều cao quý, đều cần thiết. Nhưng ngược lại, “chính con người làm danh giá cho nghề nghiệp” – đây mới là nghề nghiệp của mình thì lúc ấy xã hội mới thấy được giá trị của nó và nghề ấy mới có danh giá. Thử hỏi, nếu những người thầy giáo không hết lòng vì thế hệ trẻ của đất nước thì làm sao được nhân dân tôn vinh là “kĩ sư của tâm hồn”; những người thầy thuốc không yêu thương cứu chữa người bệnh thì cũng không thể được vinh danh là “lương y như từ mầu?” Giá trị của nghề dạy học và nghề chữa bệnh chỉ được tạo nên từ chính những người thầy giáo và những người thầy thuốc là như vậy. Và những nghề khác cũng như thế. Vì vậy, yếu tố quyết định ở đây là con người chứ không phải nghề nghiệp.

Trên ý nghĩa đó, câu nói của Pa-xtơ gợi cho ta điều gì trong việc chọn ngành nghề khi sắp ra trường? Trước hết, nếu "nghề nghiệp không làm danh giá cho con người” thì có cần phải chạy theo các nghề “thời thượng” trong xã hội, chẳng hạn như kinh tế, tài chính, ngân hàng, công nghệ thông tin, y dược, bách khoa..? Một sự “chạy theo” như thế có hợp lí không? Đối với các bạn yêu thích và có năng lực về các ngành nghề đó thì không sao, nhưng đối với các bạn chỉ “chạy theo” vì cảm tính, vì phong trào thi cần suy nghĩ lại, bởi tiêu chí quan trọng nhất để chọn ngành nghề là phù hợp với bản thân mình chứ không phải chọn ngành nghề để có “danh giá!” Danh giá ở đây là danh giá cho chính minh, nhưng bản thân “nghề nghiệp không làm danh giá cho con người” thì một sự “chạy theo” như thế chỉ là ảo tưởng, làm sao có danh giá thực được? Vả lại, nếu ai cũng chạy theo những ngành nghề đó, thì những ngành nghề khác sẽ thế nào? Ở đây còn có vấn đề nhu cầu của đất nước, yêu cầu của sự nghiệp cách mạng nữa. Chúng ta sống trong cộng đồng dân tộc chứ đâu phải chỉ sống riêng một mình, vì vậy cũng phải có trách nhiệm với dân tộc trong việc chọn ngành nghề. Sau nữa, muốn “con người làm danh giá cho nghề nghiệp” như Pa-xtơ nói, thì phải chọn ngành nghề như thế nào để tự bản thân mình có thể làm cho nghề nghiệp ấy trở nên danh giá? Câu trả lời thật rõ ràng và tất yếu: cần phải chọn ngành nghề phù hợp với bản thân mình (sở thích, đam mê, năng lực…) thì mới có thể phát huy hết nhiệt tình và năng lực để làm cho nghề đó trở nên tốt dẹp, có danh giá, được xã hội thừa nhận, tôn vinh. Và một khi đã góp phần làm cho nghề nghiệp có danh giá thì cũng tức là góp phần làm cho đất nước giàu mạnh, đem lại lợi ích cho xã hội, cho dân tộc. Chữ “danh giá” trong câu nói của Pa-xtơ cần được hiểu theo nghĩa rộng như vậy. Cho nên nếu chọn nghề không phù hợp với bản thân mình, thì khó phát huy năng lực, dễ sinh chán nản, mặc cảm tự ti, vừa không “làm danh giá cho nghề nghiệp” lại chẳng đóng góp được bao nhiêu cho đất nước. Thực tiễn cuộc sống không hiếm những trường hợp chọn nghề chạy theo hư danh như thế và đã để lại những bài học đau xót, thâm thía cho lớp trẻ chúng ta khi bước vào đời.

Chọn ngành nghề là nguyện vọng và quyền lợi riêng của mỗi người. Nhưng cần chọn sao cho phù hợp với bản thân mình đồng thời kết hợp với nhu cầu của đất nước để có thể phát huy khả năng của mình, làm danh giá cho nghề nghiệp và phục vụ cho dân tộc. Trong việc này, cần luôn nhớ rằng danh giá là do chính con người tạo ra cho mình và làm nên danh giá cho nghề nghiệp mà mình đã chọn. Mọi sự chạy theo hư danh, không chú ý đến thực chất trong việc chọn ngành nghề đều đem lại những hậu quả không tốt, có khi gây hại đến cả cuộc đời.

Nghị luận xã hội về câu nói: Không phải nghề nghiệp làm danh giá cho con người, mà chính con người làm danh giá cho nghề nghiệp – Bài làm số 2

Nói về mối tương quan giữa nghề nghiệp với con người, có ý kiến cho rằng: “Nghề nghiệp không làm nên sự cao quý cho con người mà chính con người mới làm nên sự cao quý cho nghề nghiệp".

Ý kiến trên đây chỉ ra rằng: “đạo đức tốt đẹp của con người và tay nghề giỏi giang mới đem lại sự cao quý cho nghề nghiệp.

Có người lao động chân tay như làm ruộng (cày, bừa, cấy, hái), làm vườn, làm thợ (thợ thủ công, công nhân trong các xí nghiệp), có nghề lao động trí óc (dạy học, bác sĩ, kỹ sư, nhà nghiên cứu…). Nghề lao động nào cũng đáng quý, đáng trọng. Bởi vậy, mới có thể nói: Lao động là vẻ vang, người lao động là cao quý.

Người ta thường căn cứ vào nghề nghiệp và vị thế xã hội để đánh giá con người; căn cứ vào lao động chân tay với lao động kỹ thuật để đánh giá con người. Lương của một công nhân quét rác không thể nào bằng lương một kỹ sư trong nhà máy, nhưng đạo đức nghề nghiệp, tay nghề bậc cao mới làm nên sự cao quý cho con người. Một y tá ở bệnh xá, một bà mụ ở vùng sâu với một bác sĩ ở Hà Nội, một giáo viên cấp 1 ở nông thôn với một giáo sư Đại học, địa vị khác xa nhau! Tại sao, các em nhỏ lại hát: “Em ở nhà, mẹ là cô giáo. Em đến trường, cô giáo là mẹ hiền..."! Tại sao bác sĩ Cát Tường và giáo sư Hiệu trưởng trường Đại học Quy Nhơn lại bị truy tố, bị phạt tù? Tại sao bà lang vườn lại được trẻ con trong làng, trong xã gọi là bà, là mẹ?

Qua đó, ta thấy đạo đức nghề nghiệp cực kỳ quan trọng.

Ngoài đạo đức, người làm bất cứ nghề nghiệp nào cũng phải có tay nghề giỏi, tinh xảo. Ra thăm đồng, chỉ nhìn sắc lúa, có nông dân đã biết “bệnh" của lúa, và nên bón thứ phân nào, nên phun thứ thuốc nào! Chì nghe tiếng nổ của máy, có kỹ sư đã chỉ ra “bệnh" của cồ máy. Các bác sĩ giỏi đã trở thành niềm tin yêu của bệnh nhân.

Nói đến nghề y, nhân dân ta thường nhắc đến cụ Tuệ Tĩnh, cụ Lãn Ông, bác sĩ Tôn Thất Tùng, giáo sư Đặng Văn Ngữ, v.v… Nhà nông học Lương Định Của, tên tuổi gắn liền với nhiều giống lúa được lai tạo, người nông dân nào cũng nhớ ơn.

Hơn bao giờ, ta thấy rõ: “Chính con người mới làm nên sự cao quý cho nghề nghiệp". Vì thế người ta thường nói: “bàn tay vàng”, “lương tâm nghề nghiệp”, “lương y như từ mẫu ”, v.v…

Đi đến các làng nghề như Bát Tràng (làm gốm sứ), Đồng Kỵ (đục chạm gỗ), làng Chuồng (làm nón), làng Hới (dệt chiếu),… ta mới cảm thấy thấm thìa ý kiến trên đây: 

“Nghề nghiệp không làm nên sự cao quý cho con người mà chính con người mới làm nên sự cao quý cho nghề nghiệp".

Nước ta đang đổi mới và phát triển trên con đường công nghiệp hóa, điện khí hóa. Em chỉ mới thi đậu Đại học, được đào tạo thành một kỹ thuật viên, để phục vụ đất nước. Câu tục ngữ: “Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh" tạo cho em nhiều cố gắng và niềm tin.

Hồng Loan tổng hợp

Từ khóa tìm kiếm:

  • nghề nghiệp không làm nên sự cao quý

Bài viết liên quan

  • Thuyết minh về cái phích nước – Văn hay lớp 8
  • Nghị luận về câu tục ngữ: Cái khó bó cái khôn – Văn hay lớp 10
  • Tả em gái của em – Văn hay lớp 6
  • Kể về bà ngoại của em – Văn hay lớp 6
  • Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Lượm – Văn hay lớp 6
  • “Không thầy đó mày làm nên” và “Học thầy không tày học bạn” – Văn hay lớp 7
  • Tả lại cảnh đẹp quê hương em – Văn hay lớp 5
  • Thuyết minh cách làm diều – Văn hay lớp 8
0