Nghị luận xã hội về lòng tự trọng
Đề bài: Trong tác phẩm Một người Hà Nội (Nguyễn Khải), nhân vật bà Hiền từng bày tỏ quan niệm dạy dỗ con cái, chỉ chú ý dạy con: “biết tự trọng, biết xấu hổ, còn sau này muốn sống ra sao thì tuỳ Từ quan niệm của nhân vật trên, anh (chị) hãy bày tỏ suy nghĩ về vấn đề lòng tự trọng của con ...
Đề bài: Trong tác phẩm Một người Hà Nội (Nguyễn Khải), nhân vật bà Hiền từng bày tỏ quan niệm dạy dỗ con cái, chỉ chú ý dạy con: “biết tự trọng, biết xấu hổ, còn sau này muốn sống ra sao thì tuỳ Từ quan niệm của nhân vật trên, anh (chị) hãy bày tỏ suy nghĩ về vấn đề lòng tự trọng của con người. BÀI LÀM Đọc truyện ngắn Một người Hà Nội của Nguyễn Khải ta nhận thấy được những vấn đề nhân sinh thiết thực mà nhà văn đặt ra. Trong tác phẩm, nhân vật bà Hiền từng bày tỏ quan niệm ...
Đề bài: Trong tác phẩm Một người Hà Nội (Nguyễn Khải), nhân vật bà Hiền từng bày tỏ quan niệm dạy dỗ con cái, chỉ chú ý dạy con: “biết tự trọng, biết xấu hổ, còn sau này muốn sống ra sao thì tuỳ
Từ quan niệm của nhân vật trên, anh (chị) hãy bày tỏ suy nghĩ về vấn đề lòng tự trọng của con người.
BÀI LÀM
Đọc truyện ngắn Một người Hà Nội của Nguyễn Khải ta nhận thấy được những vấn đề nhân sinh thiết thực mà nhà văn đặt ra. Trong tác phẩm, nhân vật bà Hiền từng bày tỏ quan niệm dạy dỗ con cái. chú ý cách dạy con: “biết tự trọng, biết xấu hổ còn sau này muốn sống ra sao thì tuỳ vấn đề “lòng tự trọng” mà nhà văn đề cập đến trong câu nói của nhân vật, là một trong những quan niệm nhân sinh thiết thực ấy.
Là một người Hà Nội, bà Hiền đã rất quan tâm đến việc dạy dỗ, chỉ bảo con cái. Bà dạy con học lối sống của người Hà Nội, “học cách nói năng, đi đứng phải có chuẩn, không được sống tuỳ tiện, buông tuồng”. Bên cạnh đó, bà còn dạy con phải biết tự trọng. Dạy con biết tự trọng, biết xấu hổ là dạy một nhân cách sống có văn hoá. Điều đó chứng tỏ bà là người có ý thức rất cao về lòng tự trọng. Điều đó thế hiện khi người con trai đầu xin đi lính, bà Hiền “đau đớn mà bằng lòng”, bởi “bà không muốn nó sống bám vào sự hi sinh của bạn bè”. Trong mắt bà, người con trai “dám đi cũng là biết tự trọng”. Đến khi, sau ba năm đằng đẵng, tin tức người con trai đầu vẫn biệt vô âm tín, người con trai thứ xin tòng quân, bà đã “không khuyến khích cũng không ngăn cản con” bởi “ngăn cản tức là bảo nó tìm đường sống để các bạn nó phải chết cũng là một cách giết chết nó!”. Qua những suy nghĩ từ tận sâu thẳm đáy lòng ấy, ta đọc được ở bà Hiền, một người coi lòng tự trọng là nguyên tắc hành xử cao nhất của con người. Bà ghét sự ăn bám, sống bám, ghết sự dựa dẫm vào nguời khác. Với bà, để có thể mưu sinh mỗi người cần tự thân vận động, tự đóng góp công sức của mình vào công việc chung của đất nước. Dạy con biết tự trọng, biết xấu hổ thì chính bà là người ý thức sâu sắc nhất về điều đó. Bà đã tâm sự những lời gan ruột rằng: “Tao cũng muốn sống bình đẳng với các bà mẹ khác, hoặc sống cả, hoặc chết cả, vui lẻ thì có hay hớm gì”. Ở bà Hiền, lòng tự trọng gắn liền với ý thức và trách nhiệm của một công dân yêu nước, một bản lĩnh cá nhân mạnh mẽ. Những lời bộc bạch chân thành chứng tỏ bà có khả năng vượt lên trên cái nhất thòi, cái thói thường để đạt tới cái vững bền theo niềm tin riêng của chính mình. Việc bà đặt quyền lợi đất nước lên trên quyền lợi cá nhân cũng là biểu hiện của lòng tự trọng, của một cốt cách văn hoá người Việt lắng sâu tấm lòng yêu nước.
Vậy, thế nào là lòng tự trọng? Lòng tự trọng là ý thức coi trọng giá trị của bản thân mình. Và sự thật, trong mỗi con người luôn tồn tại những giá trị sẵn có vì con người là “tinh hoa của tạo hoá”. Việc coi mình có giá trị, biết giữ gìn danh dự, phẩm cách của mình là thái độ sống đúng đắn.
Trong cuộc sống, lòng tự trọng đơn giản là sự tự nhận thức giá trị của bản thân mình để phát huy sức mạnh vốn có. Bạn không phải là người thật sự mạnh dạn, thế nhưng bạn đã đủ dũng khí để đại diện cho tổ mình trình bày bài thuyết trình trước lóp. Trước giờ phút ấy, bao ý nghĩ đan xen: Mình có thể hay không thể làm được? Và cuối cùng, chính niềm tin vào năng lực của mình đã giúp bạn vượt qua thách thúc, thành công mĩ mãn. Tôi từng nở nụ cười như vậy bởi tràng pháo tay của cô giáo và các hạn khi chấm dứt câu nói cuối cùng: “Cảm ơn các bạn đã lắng nghe!”. Lòng tự trọng còn là ý thức gìn giữ phẩm chất danh dự của ban thân mình. Đọc Truyện Kiều của cụ Nguyễn Tiên Điền, ta biết đến một Thuý Kiều đã từng khổ đau, quằn quại, trăn trở thế nào khi ở chốn thanh lâu:
Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh
Giật mình mình lại thương mình xót xa
Cao đẹp thay, cái “giật mình” ấy của Kiều chính là sự ý thức giữ gìn phẩm cách. Với cô Kiều, sự thức tỉnh nỗi đau tinh thần chính là biểu hiện của lòng tự trọng. Lòng tự trọng không chí là sự coi trọng giá trị của mình để toả sáng những giá trị ấy bất cứ lúc nào, cũng không chí là sự nhận thức về danh dự, phẩm chất, nhân cách của mình để giữ gìn nó mà còn là sự ý thức về hạn chế, thiếu sót của mình để có sự chỉnh sửa đúng đắn, thích hợp. Một vị tổng thống của đất nước nọ khi nhận ra mình không đủ khả năng để đưa đất nước đi lên đã đệ đơn xin từ chức. Lòng tự trọng của vị tổng thống ấy chính là biết nhìn thẳng vào sự thật, đối mặt với những hạn chế của mình để rồi có những hành động đúng đắn. Đến đây, ta càng thấm thía hơn lời tâm sự của nhân vật cô Hiền: “Tao chỉ dạy cho chúng biết tự trọng, biết xấu hổ còn sau này muốn sống ra sao thì tuỳ .
Lòng tự trọng là “điều kiện cần” trong cuộc sống của bạn. Một khi biết tôn trọng bản thân, bạn sẽ vững tin hơn vào những việc bạn làm. Một khi, biết giữ gìn phẩm cách, danh dự của mình, bạn sẽ thận trọng và làm chủ mình khi đương đầu với thách thức. Nhìn ra được hạn chế, thiếu sót của mình để kịp thời sửa đổi, bạn sẽ dần dần hoàn thiện nhân cách của mình. Tin vào bản thân là động lực để người khác đặt niềm tin vào bạn.
Hiểu được giá trị của mình, ta sẽ hiểu được giá trị của những người khác. Lòng tự trọng là cơ sở đầu tiên để xây dựng lòng tin vào xã hội. Marden từng nói: “Những gì chúng ta thật sự tin vào bản thân chúng ta đều đúng”. Vì vậy, lòng tự trọng là nền tảng để trên đó bạn định hình thái độ sống lạc quan, yêu đời.
Thế nhưng, khi lòng tự trọng lên đến quá cao có thể sẽ dễ dẫn đến tính tự kiêu, tự đắc. Hẳn ta còn nhớ đến cuộc thách đấu giữa “Thỏ và Rùa”. Thât bại thuộc về kẻ say sưa, huyễn hoặc vào giá trị của mình. Sự tự cao, tự đắc sinh ra thói khinh người, ngạo mạn. Tuổi trẻ hiếu thắng và bồng bột với nhiều thiên kiến hợm hĩnh dễ dẫn ta đến thái độ này. Trái lại, lòng tự trọng phải luôn đi kèm với sự khiêm nhường, từ tốn, biết người, biết ta. Còn khi thiếu lòng tự trọng, con người ta sẽ cho mình là lượng vốn có để có thể làm đẹp cho mình, cho cuộc đời. Khi gặp khó khăn, họ dễ bi quan, chán nản, vì thế mà sinh ra “cái chết trong tâm hồn”. Ấy là sự nản lòng.
Thực tế, trong cuộc sống, có nhiều người ý thức được về lòng tự trọng, về giá trị, nhân cách, danh dự của bản thân mình. Thế nhưng, nếu họ chỉ có ý thức mà không đi kèm với hành động, không hiện thực hoá những gì mình suy nghĩ thì có phải là đã biết tự trọng? Lòng tự trọng là sự song hành giữa nhận thức và hành động, lời nói và việc làm. Đó mới là bản chất đích thực của lòng tự trọng. Lòng tự trọng đâu chỉ gói gọn trong vấn đề mỗi cá nhân mà nó còn là vấn đề của một dân tộc. Một dân tộc có lòng tự trọng sẽ khẳng định được chỗ đứng của mình trên trường quốc tế, vị thế và tầm vóc của dân tộc đó cũng được nâng cao lên cùng với thời gian.
Rõ ràng, lòng tự trọng là phẩm chất đầu tiên mà mỗi con người cần phải có, nó là con đường ngắn nhất đưa ta đến bến bờ của thành công. Cội nguồn, gốc rễ của lòng lạc quan, tình yêu cuộc sống cũng xuất phát từ đó.
Bùi Thị Cẩm Hằng
Lớp 11 Văn – THPT chuyên Hà Tĩnh – Hà Tĩnh
Từ khóa tìm kiếm
- nghi luan ve long tu trong
- nghị luận xã hội về lòng tự trọng
- văn nghị luận về lòng tự trọng
- nghi luan ve tu trong
- long tu trọng của mỗi con người
- trái với lòng tự trọng
- suy nfhi cua em về lòng tu trọng
- những bài văn mẫu về lòng tự trọng trong cuộc sống
- những bài văn mẫu chọn lọc hay và những bài thuyết minh ;nghị luận hay
- những bài nghị luận về lòng tự trọng hay