28/05/2017, 20:43

Những người đặt bước chân đầu tiên…

Đề bài: Kết thúc tiểu thuyết Suối nguồn, nhà văn Ayn Rand đã để cho nhân vật chính Howard Roark phát biểu như sau: “ Trong những thế kỉ qua, đã có những người đặt bước chân đầu tiên của họ trên những con đường mới; họ không được trong bị vũ khí gì ngoài tầm nhìn riêng của họ. Họ có mục đích ...

Đề bài: Kết thúc tiểu thuyết Suối nguồn, nhà văn Ayn Rand đã để cho nhân vật chính Howard Roark phát biểu như sau: “ Trong những thế kỉ qua, đã có những người đặt bước chân đầu tiên của họ trên những con đường mới; họ không được trong bị vũ khí gì ngoài tầm nhìn riêng của họ. Họ có mục đích khác nhau, nhưng tất cả đều có một số điều chung: bước chân của họ là bước chân đầu tiên, con đường của họ là con đường hoàn toàn mới, nhãn quan của họ không hề do vay mượn, và phản ứng mà ...

Đề bài: Kết thúc tiểu thuyết Suối nguồn, nhà văn Ayn Rand đã để cho nhân vật chính Howard Roark phát biểu như sau:

“ Trong những thế kỉ qua, đã có những người đặt bước chân đầu tiên của họ trên những con đường mới; họ không được trong bị vũ khí gì ngoài tầm nhìn riêng của họ. Họ có mục đích khác nhau, nhưng tất cả đều có một số điều chung: bước chân của họ là bước chân đầu tiên, con đường của họ là con đường hoàn toàn mới, nhãn quan của họ không hề do vay mượn, và phản ứng mà họ nhận được luôn là sự căm ghét. Những nhà phát minh vĩ đại, những nghệ sĩ, những nhà tư tưởng… đều phải đơn độc chống lại những người cùng thời với họ. Động cơ máy đầu tiên bị coi là con ác quỷ. Việc gây mê bị coi là tội lỗi… Nhưng những người đó, với tầm nhìn không vay mượn, vẫn tiếp tục tiến lên. Họ đã chiến đấu, họ đã đau khổ và họ đã phải trả giá. Nhung họ đã chiến thắng”.

Anh (chị) hãy bình luận.

BÀI LÀM

Năm 1543, Nicolas Copecnic cho ra đời thuyết “Nhật tâm”. Thuyết này bị giáo hội phản đối kịch liệt. Ông mất cùng năm 1543. Giordano Bruno nhà triết học Ý đã hăng hái tuyên truyền “học thuyết Copecnic” bất chấp bị giáo hội kết tội là tà đạo. Hơn 100 năm sau, bằng hết tâm huyết của mình, Galile đã phát triển và truyền bá tư tưởng “mặt trời là trung tâm của trái đất”. Ông phải chịu sức ép ghê gớm của giáo hội. Galile bị áp giải đến toà án. Nhưng bất chấp tất cả, ông vẫn nói câu nói bất hủ “Dù sao trái đất vẫn quay!…”

Chúng ta hiểu rằng, để có được những chân lí như thế, biết bao nhiêu người đi trước đã phải hi sinh, “đã dám đặt những bước chân đầu tiên của họ trên những con đường mới…”. Chúng ta liệu có hiểu được từ đâu mà họ có được nguồn sức mạnh lớn lao để vuợt qua số đông những kẻ phản đối, những sự căm ghét, thù địch, những định kiến nhỏ mọn để khẳng định chân lí ấy cho mình và cho cả nhân loại?

Tất cả nguồn sức mạnh mà họ có được ấy chỉ gói trọn trong một chừ “Tôi”. Con người từ khi ra đời đã tồn tại cái tôi. Từ điển Thesaurus định nghĩa về cái tôi (hay bản ngã) là sự tự nhận thức của một người về tư cách, nhân phẩm hoặc giá trị của chính mình, đặc biệt là để phân biệt mình với thế giới bên ngoài và cá nhân khác.

Mỗi con người đều ẩn chứa trong mình một cái tôi. Chỉ hiềm, cái tôi ấy ít hay nhiều, nằm sâu thẳm bên trong hay mạnh mẽ ở vẻ bên ngoài mà thôi. Cái tôi ấy giúp con người nhận ra mình đang ở đâu, mình ra ai, mình làm được những gì và mình có chỗ đứng như thế nào trong xã hội. Con người, nếu ấp ủ một cái tôi quá lớn dễ dẫn tới tự kiêu, tự mãn, không nhận thức được việc mình đang làm, lúc nào cũng cho là mình cao hơn người khác. Nhưng nếu thiếu chữ tôi ấy, liệu con người sẽ làm được gì ngoài việc ngồi than vãn “Sao mình kém cỏi như vậy? Tại sao mình không bằng người khác? Tại sao mình luôn thua thiệt?…”. Thiếu đi cái tôi, con người trở nên trống rỗng. Không chỉ giúp cho con người nhận thức được bản thân, cái tôi, bản thân nó đã mang một sức mạnh vô cùng to lớn giúp con người có thể tự tin vào bản thân mình, tự khẳng định và vững vàng trên con đường mình đã chọn. Chính cái tôi ấy đã làm cho “những người dẫn đường” (illuminati – người khai sáng) có sức mạnh để “đặt những bước chân đầu tiên trên những con đường hoàn toàn mới” với “nhãn quan không hề qua vay mượn” bất chấp “phản ứng mà họ nhận được luôn là sự căm ghét” và thái độ thù địch!

“Hàng ngàn năm trước đây, có một người lần đầu tiên tìm được cách tạo ra lửa. Người đó đã bị thiêu sống bằng chính ngọn lửa mà anh ta dạy những ngươi anh em mình thắp lên. Anh ta bị coi là một kẻ xấu vì đã có quan hệ với ma quỷ. Nhưng từ đó trở đi, loài người có lửa để giữ ấm, nấu nướng… Anh ta đã để lại cho họ một món quà mà họ từng không hiểu và anh ta đã xua tan bóng tối ra khỏi trái đất này” (Suối nguồn).

Vâng! Họ, những “người khai sáng” đã hi sinh quá nhiều: mồ hôi công sức… và cả sự sống. Bằng mọi giá, họ đã giữ “không nhàu nát” một cái tôi nguyên vẹn – như một đức tin, một thứ tôn giáo, sức mạnh tâm linh thần bí – để vượt qua thử thách, khó khăn. Họ nhắm mắt trước khi họ nhìn thấy thành quả mà mình bảo vệ được công nhận, được tôn vinh. Họ giã từ cuộc đời trong tiếng nguyền rủa của những kẻ bảo thủ và định kiến xã hội. Rồi đến hàng trăm năm sau, thậm chí là, nghìn năm, vạn năm sau nữa, thế giói mới tôn vinh họ là những thiên tài, những nhà khoa học, những vĩ nhân. Nhưng hơn hết, họ là những “người chiến thắng”.

“Truyền thuyết kể về một con chim chỉ hót một lần nhưng hót hay nhất thế gian. Có lần nó rời tổ bay đi tìm bụi mận gai và tìm cho bằng được mới thôi. Giữa đám cành gai góc, nó cất tiếng hót bài ca của mình và lao ngực vào chiếc gai dài nhất, nhọn nhất. Vượt lên trên nỗi đau khôn tả, nó vừa hót vừa lịm dần đi. Tiếng ca hân hoan ấy khiến cho cả thế gian phải lắng nghe, và Thượng đế cũng phải mỉm cười, Bởi vì tất cả những gì tốt đẹp nhất chỉ có thể có được khi ta chịu trả giá bằng nỗi đau khổ vĩ đại” (Tiếng chim hót trong bụi mận gai).

Con chim mang chiếc gai của bụi mận theo quy luật bất di dịch của thiên nhiên. Chính nó cũng không hiểu vì sao nó lại làm như vậy. Lúc chiếc gai đâm vào nó, nó không nghĩ đến cái chết sắp tới, nó chỉ hót, hót cho đến khi đứt tiếng, đứt hơi. Nhưng những người khai sáng, khi “lao ngực vào bụi mận gai” họ biết, họ hiểu. Nhưng họ vẫn lao ngực vào “bụi mận gai”, họ vẫn chấp nhận nỗi đau khổ tột cùng ấy. Đó chắc chắn không phải là hành động vô thức. Đó là hành động chấp nhận hi sinh một cách dũng cảm của các bậc vĩ nhân. Họ là những con người thành công, trước hết vì biết vượt qua chính mình. Cái Tôi – bản – ngã đã tiếp sức cho họ vượt qua những khó khăn trên con đường đầy chông gai ây. Vậy nên “cái tôi là tất cả bí mật và sức mạnh của họ”.

Không có cái tôi, động cơ máy nước đầu tiên sẽ không được ra đời vì người ta gọi người sáng chế ra nó là “ngu xuẩn”.

Không có cái tôi, con người sẽ mãi mãi nhìn lên bầu trời và ước được bay lượn như cánh chim vì họ cho rằng: “Chiếc máy bay đầu tiên được coi là điều không tưởng”.

Không có cái tôi, bệnh nhân – những người sẽ mãi cắn răng chịu đựng những cơn đau dữ dội, trong khi người ta vẫn một mực ôm lấy cây thánh giá và than rằng “Việc gây mê mới tội lỗi làm sao!”.

Không có cái tôi, làm thế nào con người có thể đi tới mọi chân trời trên mặt đất khi người đầu tiên tạo nên bánh xe lúc nào cũng tâm niệm rằng “Ta là một kẻ phạm tội vì đã mạo hiểm vào vùng đất cấm”.

Không có cái tôi, con người sẽ sống như thế nào đây? Sống như thế nào khi không một ai dám thay đổi cuộc sống. Cái tôi là nguyên nhân đầu tiên, là nguồn năng lượng, là động lực sống, là cội rễ của tất cả.

Tôi gọi những người “đặt những bước chân đầu tiên, có đường đi hoàn toàn mới và nhãn quan không vay mượn” là “những người khai sáng" hoàn toàn không phải là cách nói quá hoa mĩ. “Người khai sáng”, tôi cũng không chỉ dành để gọi những bậc vĩ nhân có nhiều cống hiến, những con người có chỉ so IQ cao và nhận được những giải Nobel khoa học. “Người khai sáng”, tôi còn muốn dành cái tên đầy cao quý ấy cho những con người bình thường, giản dị, nhưng không hề tầm thường khi biết sống với cá tính và bản ngã của mình.

Nói như vậy để khẳng định rằng trong bản thân mỗi chúng ta luôn tồn tại “tố chất của những người khai sáng”, nói cách khác là cái tôi cá nhân!

Thỉnh thoảng bố có nói với tôi thế này: “Bố mong con lớn lên làm cô giáo, có một mức: lương ổn định, rồi có một người chồng thương yêu mình. Con sẽ có những đứa con. Con sẽ hưởng thụ niềm vui lúc về già mà không phải lo lắng điều gì…”. Tôi cười, vì biết tôi có thể sẽ làm bố thất vọng… Vì có thể một ngày mai tôi không được như bố tôi mong muốn, tôi sẽ làm ông buồn. Nhưng chắc chắn một điều, tôi sẽ làm mọi thứ để bản thân mình không hối hận, không thất vọng về mình. Có thể con đường của tôi sẽ rất dài, rất khó khăn… Nhưng tôi vẫn muốn xưng là “tôi” khi nói về bản thân mình…

Trần Thị Mỹ Hạnh

Lớp 12 Văn – THPT chuyền Nguyễn Huệ – Hà Đông – Hà Nội 


0