13/01/2018, 16:49

Nghị luận xã hội về câu nói của Bác Hồ: Nước ta còn nghèo. Muốn sung sướng thì phải tự lực cánh sinh, cần cù lao động

Nghị luận xã hội về câu nói của Bác Hồ: Nước ta còn nghèo. Muốn sung sướng thì phải tự lực cánh sinh, cần cù lao động – Bài làm số 1 của một bạn học sinh giỏi văn tỉnh Đồng Tháp Trong thời kì kháng chiến chống đế quốc Mĩ xâm lược, đất nước ta có một hoàn cảnh lịch sử thật đặc biệt: miền ...

Nghị luận xã hội về câu nói của Bác Hồ: Nước ta còn nghèo. Muốn sung sướng thì phải tự lực cánh sinh, cần cù lao động

– Bài làm số 1 của một bạn học sinh giỏi văn tỉnh Đồng Tháp

Trong thời kì kháng chiến chống đế quốc Mĩ xâm lược, đất nước ta có một hoàn cảnh lịch sử thật đặc biệt: miền Bắc vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa sát cánh cùng miền Nam đấu tranh chống xâm lược Mĩ và tay sai. Mục tiêu lớn lao mà Đảng và Bác đã đề ra là giải phóng miên Nam, thống nhất đất nước, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Trẽn bước đường đi tới đầy chông gai, máu lửa, Bác Hồ đã động viên nhản dân cả nước: Nước ta còn nghèo. Muốn sung sướng thì phải tự lực cánh sinh, cần cù lao dộng. Câu nói của Bác là lời động viên, cổ vũ toàn Đảng, toàn dần phấn đấu cho mục tiêu chiến lược: giải phóng miền Nam. thống nhất đất nước, xây dựng Tổ quốc Việt Nam giàu mạnh.

Từ trước tới nay, đất nuớc Việt Nam luôn luôn lá nạn nhân của bao cuộc chiến tranh xâm lược. Nén kinh tế tiểu nông thô sơ, lạc hậu cộng thêm sự tàn phá dữ dội. của chiến tranh khiến cho đời sống nhân dân nghèo nàn, khổ cực. thua xa mức sống ở nhiều nước trên thế giới. Đó là một thực tế làm đau lòng Bác – vì Bác là người suốt đời hi sinh, phấn đấu cho mục đích: Đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành.

Làm thế nào để thoát ra khỏi hoàn cảnh sống nghèo nàn ấy? Bác dạy: Muốn sung sướng thì phải tự lực cánh sinh, cần cù lao động. Bởi chỉ có như thê mới làm ra nguồn của cải vật chất dồi dào để phục vụ và nâng cao đời sống toàn dân.

Tự lực cánh sinh là phát huy hết sức lực, khả năng lao động của minh, không ỷ lại, trông chở vào người khác. Tinh thần chủ động, nghị lực phấn đấu trong công việc sẽ đem lại kết quả thiết thực và hữu ích Mỗi người dân trong cộng đồng dân tộc phải cố gắng làm việc để góp phần xây dựng xã hội ngày càng giàu đẹp, văn minh. Con người không chỉ cần ăn no, mặc ấm mà còn cần được ăn ngon, mặc đẹp, được sống tự do, hạnh phúc, dược phát huy năng lực Tất nhiên, tự lực cánh sinh đòi hỏi chúng ta phải có một nghị lực phi thường để vượt lên mọi khó khăn, thử thách trên con đường đi tới tương lai.

Để đạt được một đời sống vật chất sung sướng cho nhân dân, tất yếu đất nước ta phải có nền nông nghiệp, công nghiệp hiện đại và trình độ khoa học phát triển tiên tiến. Cho nên, đi đôi với việc cần cù lao động là sự học hỏi và sáng tạo không ngừng.
Ngày nay, chúng ta đang mở rộng quan hệ giao lưu với các nước trên thế giới, tiếp thu những điểu hay, điều tốt, vận dụng một cách linh hoạt vào hoàn cảnh Việt Nam để sự nghiệp xảy dựng đất nước đạt được hiệu quả cao nhất trong một thời gian ngắn nhất. Tất cả những việc làm đó đều nhằm mục đích dân giàu, nước mạnh như Bác Hô hằng mong muốn.

Bên cạnh sự giúp đỡ của bạn bè kháp năm châu đối với nước ta thì tinh thần tự lực cánh sinh, cần cù lao động của mỗi thành viên trong cộng đổng dân tộc vẫn là yếu tô' cơ bản và quyết định sự nghiệp xây dựng phát triển Việt Nam thành một cường quốc.

Tự lực cánh sinh, cẩn cù lao động vốn là một truyền thống lâu đời vố cùng tốt đẹp của dân tộc ta. Truyền thống ấy đang được nhân dân ta phát huy cao độ trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay. Lời Bác Hồ khuyên nhủ, động viên toàn Đảng, toàn dân ta tuy cách đây đã mấy chục năm nhưng đến nay vẫn còn giữ nguyên ý nghĩa giáo dục to lớn. Đó chính là phương châm hành động duy nhất đúng, là điểu kiện cơ bản và quyết định thành công trên bước đường đi tới tương lai tươi sáng của dân tộc Việt Nam.

– Bài làm số 2

Trong lúc đất nước còn chia đôi hai miền: Miền Bắc đang tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, còn miền Nam đang ráo riết đấu tranh giành độc lập, thì Hồ Chủ tịch đã quan tâm đến đời sống của nhân dân. Nỗi niềm lo lắng của Bác được gói gọn trong câu nói: “Nước ta còn nghèo. Muốn sung sướng thì phải tự lực cánh sinh, cần cù lao động”.

Trong lúc đất nước không còn chia cắt, nhân dân đang sống chung dưới một màu cờ, chúng ta lĩnh hội ý kiến trên của Bác như thế nào?

Đê quán triệt ý nghĩa nhận định này, chúng ta cũng cần làm rõ nghĩa một vài khái niệm. Thế nào là “tự lực cách sinh”? Tự lực có nghĩa là tự dựa vào tài năng, sở trường, sức lực của chính mình, là không nhờ vả, ỷ lại vào người khác, là không nhờ vào sự trợ giúp của người khác. Còn “cần cù lao động” là siêng năng, chăm chỉ miệt mài vào việc làm của mình, là luôn luôn đem hết công sức vượt qua mọi trở ngại, khó khăn để hoàn thành công việc của mình đang đề ra.

Ý kiến của Bác có tác dụng động viên toàn dân ra sức lo lắng cho cuộc sống của chính mình và có ý nghĩa kêu gọi nhân dân ta hãy ra sức làm việc, tự mình giải quyết những khó khăn về đời sống, về kinh tế, đừng trông chò' vào sự trợ giúp của người khác.

Bác bảo rằng “Nước ta còn nghèo” đó là nhận định đúng đắn. Tại sao đúng? Bởi vì đất nước ta trải qua một thời gian dài chinh chiến chống thực dân Pháp, rồi đế quốc Mĩ. Ngót ba mươi năm gian khổ chiến đấu, nhân dân ta phần đông tạm bỏ ruộng vườn, xa rời khoa học kĩ thuật… Cho nên các ngành công nghiệp, nông nghiệp lỗi thời, lạc hậu. Đời sống của nhân dân gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn. Đó là cái nghèo thực tế, không thể phủ nhận. Chính Bác đã thấy rõ điều đó.

Vì vậy Bác khuyên toàn dân “Muốn sung sướng thì phải tự lực cánh sinh” là đúng. Vì sao? Vì Bác đã thấy rõ tiềm năng của dân tộc: dân ta lao động cần cù, tài nguyên thiên nhiên phong phú. Đầu tiên, Bác khuyên dân tà nên “tự lực”, phải tự lực là chính, phải chính mình tập hợp sức người, sức của trong nước để vươn lên. Tự mình xây dựng cơ sở vật chất phục vụ công nghiệp, để làm nền tảng vững chắc đi lên. Từ đó dần dần nâng cao đời sống cho mọi người dân. Chúng ta đừng ngồi không chờ đợi, ngửa tay để xin viện trợ từ nước ngoài, hoặc đi vay nợ của các nước giàu có, mà phải tự mình lo cho chính mình. Ca dao có câu: “Có làm thì mới có ăn – Không dưng ai dễ đem phần đến cho” là có ý nhắc nhở chúng ta phải tự lực làm lụng để có cái ăn, cái mặc, chỗ ở. Đừng bao giờ nhờ người khác “đem phần” đến để hỗ trợ cuộc sống của ta.

Bác còn nhắc “Muốn sung sướng thì phải cần cù lao động”. Vì có lao động sản xuất, ta mới tạo ra của cải, lương thực. Trong lúc đất nước còn thiếu thốn đủ mọi thứ thì người dân phải siêng năng, cần mẫn, chăm chỉ lo làm ăn. Có cần cù lao động, ta mới khai thác hết những tài nguyên mà thiên nhiên đã ưu đãi cho dân tộc ta, ta sử dụng hết năng lực của nhân dân ta, thì chắc chắn rằng dân ta sẽ thoát khỏi cảnh nghèo nàn, lạc hậu và cuộc sống của người dân sẽ được ấm no hạnh phúc. Đúng như Chủ tịch Phạm Văn Đồng nói:

“Lao động là uẻ vang cần thiết, cần thiết cho bản thân mình để sống. Lao động cần thiết cho dan cho nước, lao động là nghĩa vụ”. Thật vậý, chỉ có cần cù lao động, ta mới sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần. Và khi vật chất, tinh thần phong phú thì nhân dân ta sẽ nâng cao được mức sống, cảnh đói nghèo không còn là nỗi băn khoăn, lo lắng nữa.

Đã thấy rõ ý nghĩa và tác dụng cụ thể của lời dạy, chúng ta cần nhận thức rằng: dân tộc ta cần phải tự lực cánh sinh để có cuộc sốngvững vàng. Tự lực cánh sinh không có nghĩa tự cô lập mình với thế giới bên ngoài, không tiếp xúc vổi các nước bạn trên hành tinh, mà phải sẵn sàng hợp tác kinh doanh với các nước khác theo nguyên tắc “đôi bên cùng có lợi”. Đất nước ta, dân tộc ta còn nghèo, vì vậy chúng ta cũng cần có sự hợp tác quốc tế để xây dựng cơ sở hạ tầng, từ đó phát triển nền công nghiệp tiên tiến, nông nghiệp hiện đại để theo kịp sự tiến bộ về khoa học kĩ thuật trên thế giới. Có mở rộng vòng tay hợp tác quốc tế, đất nước ta mới có cơ hội phát triển các mặt: kinh tế, văn hóa, khoa học kĩ thuật. Từ đó dân tộc ta sẽ dần dần có được cuộc sống yên vui, hạnh phúc.

Đất nước ta vừa thoát khỏi hai cuộc chiến tranh đầy gay go, gian khổ. Cảnh đói nghèo vẫn còn đeo đẳng mãi trong cuộc sống, muốn có cuộc sống sung sướng, nhân dân ta phải cần cù lao động, cần cù lao động không có nghĩa là chúng ta chỉ nỗ lực lao động bằng chân tay theo lối thủ công cổ truyền mà phải học tập áp dụng khoa học kĩ thuật tiên tiến, phải cơ giới hóa nông nghiệp để tăng năng suất, phải áp dụng khoa học kĩ thuật tiên tiến trong hoạt động công nghiệp để năng suất lao động tăng cao.

Mặt khác, đất nước ta còn nghèo, dân ta còn sống thiếu thốn, nên cần cù lao động, tự lực cánh sinh là cần thiết. Nhưng khi dân ta thoát khỏi cảnh nghèo đói rồi, chúng ta vẫn tiếp tục cần cù lao động và tự lực cánh sinh để luôn luôn làm chủ được sự phát triển và tích lũy tài sản, có dịp chúng ta sẽ trợ giúp nhau. Cụ thể trong nước, chúng ta mở rộng chính sách “xóa đói giảm nghèo”, đối với nước ngoài, chúng ta sẵn sàng chí viện, cứu trợ các nước anh em đang bị thiên tai, địch họa trong tinh thần “Lá lành đùm lá rách”. Có nghĩ như thế, chúng ta mới hiểu được một phần ý nghĩa lời dạy trên đây của Bác Hồ.

Nói tóm lại, dân ta còn nghèo khổ lắm, đó là một thực tế không thể chối cãi. Vậy muốn cho nhân dân thoát khỏi cuộc sống khổ cực thì mọi người dân phải thấy hết trách nhiệm của mình là tự lực cánh sinh, cần cù lao động. Lời dạy ấy của Bác không chỉ đúng trong cảnh nước ta còn nghèo khổ mà còn có ý nghĩa chỉ đạo cho quá trình xây dựng, phát triển lâu dài của đất nước. Hiện tại, lời Bác dạy là chân lí chẳng những đối với thực tế của đất nước ta mà còn đối với các nước nghèo khổ trên thế giới.

– Bài làm số 3 

Trải qua những năm tháng chiến tranh, nước ta mới có được độc lập. Chúng ta phải xây dựng lại đất nước trong hoàn cảnh nghèo nàn, lạc hậu. Bác Hồ là người đã thấy được thực trạng này của đất nước.

Chính vì thế Bác đã động viên nhân dân: “Nước ta còn nghèo. Muốn sung sưổng thì phải tự lực cánh sinh, cần cù lao động”.

Câu nói của Bác là lời động viên, cổ vũ toàn Đảng, toàn dân phấn đấu cho mục tiêu chiến lược: giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, xây dựng Tổ quốc Việt Nam giàu mạnh.

Từ trước đến nay, đất nước Việt Nam luôn luôn là nạn nhân của bao cuộc chiến tranh xâm lược. Nền kinh tế thô sờ, lạc hậu cộng thêm sự tàn phá dữ dội của chiến tranh khiến cho đời sống nhân dân nghèo nàn, khổ cực, thua xa mức sống ở nhiều nước trên thế giới. Đó là một thực tế làm đau lòng Bác vì Bác là người suốt đời hi sinh, phấn đấu cho mục đích: Dân ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành.

Làm thế nào để thoát khỏi cảnh nghèo nàn ấy? Bác dạy: “Muốn sung sướng thì phải tự lực cánh sinh, cần cù lao động”. Bởi chỉ có như thế mới làm ra nguồn của cải vật chất dồi dào để phục vụ và nâng cao đời sống toàn dân.

Tự lực cánh sinh là phát huy hết sức lực, khả năng lao động của mình, không ỷ lại, trông chờ vào người khác. Tinh thần chủ động, nghị lực phấn đấu trong công việc sẽ đem lại kết quả thiết thực và hữu ích. Mỗi người dân trong cộng đồng dân tộc phải cố gắng làm việc để góp phần xây dựng xã hội ngày càng giàu đẹp, văn minh. Con người không chỉ cần ăn no, mặc ấm mà còn cần được ăn ngon, mặc đẹp, được sống tự do, hạnh phúc, được phát huy năng lực. Tất nhiên, tự lực cánh sinh đòi hỏi chúng ta phải có một nghị lực phi thường để vượt lên mọi khó khăn, thử thách trên con đường đi tới tương lai.

Để nhân dân có được một đời sống vật chất sung sướng, tất yếu đất nước ta phải có nền nông nghiệp, công nghiệp hiện đại và trình độ khoa học phát triển tiên tiến. Cho nên, đi đôi với việc cần cù lao động là sự học hỏi và sáng tạo không ngừng.

Ngày nay, chúng ta đang mở rộng quan hệ giao lưu với các nước trên thế giới, tiếp thu những điều hay, điều tốt, vận dụng một cách linh hoạt vào hoàn cảnh Việt Nam để sự nghiệp xây dựng đất nước đạt được hiệu quả cao nhất trong một thời gian ngắn. Tất cả những việc làm đó đều nhằm mục đích dân giàu, nước mạnh như Bác từng mong muôn.

Bên cạnh sự giúp đỡ của bạn bè khắp năm châu đối với nước ta thì tinh thần tự lực cánh sinh, cần cù lao động của mỗi thành viên trong cộng đồng dân tộc vẫn là yếu tố cơ bản quvết định sự nghiệp xây dựng phát triển Việt Nam thành một cường quốc.

Tự lực cánh sinh, cần cù lao động vốn là một truyền thống lâu đời vô cùng tốt đẹp của dân tộc ta. Truyền thống ấy đang được nhân dân ta phát huy cao độ trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay.

Lời Bác Hồ khuyên nhủ, động viên toàn Đảng, toàn dân ta tuy cách đây đã mấy chục năm nhưng đến nay lời khuyên nhủ ấy vẫn còn giữ nguyên ý nghĩa giáo dục to lớn. Đó chính là phương châm hành động trên bước đường đi tới tương lai tươi sáng của dân tộc Việt Nam.

Hồng Loan tổng hợp

Bài viết liên quan

  • Tả bác nông dân gặt lúa – Văn hay lớp 5
  • Giải thích và chứng minh câu nói “Hai chữ “lần lữa” đủ hại cả đời” – Văn hay lớp 8
  • Tả một người đang xây nhà – Văn hay lớp 5
  • Tả cơn mưa đầu mùa – Văn hay lớp 7
  • Phát biểu cảm nghĩ về bài Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng – Văn hay lớp 6
  • Làm sáng tỏ ý thơ “Bàn tay ta làm nên tất cả, Có sức …” – Văn hay lớp 8
  • Nghị luận xã hội về câu nói: Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương – Văn hay lớp 12
  • Kể lại một câu chuyện cảm động về tình bạn mà em đã chứng kiến – Văn hay lớp 5
0