13/01/2018, 16:49

Bình luận câu ca dao: Ai ơi giữ chí cho bền, Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai – Văn hay lớp 10

Bình luận câu ca dao: Ai ơi giữ chí cho bền, Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai – Văn hay lớp 10 Bình luận câu ca dao: Ai ơi giữ chí cho bền, Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai – Bài làm số 1 của một bạn học sinh giỏi văn tỉnh Ninh Bình Trong cuộc sống hằng ngày, sự tác động của hoàn ...

Bình luận câu ca dao: Ai ơi giữ chí cho bền, Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai – Văn hay lớp 10

Bình luận câu ca dao: Ai ơi giữ chí cho bền, Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai – Bài làm số 1 của một bạn học sinh giỏi văn tỉnh Ninh Bình

Trong cuộc sống hằng ngày, sự tác động của hoàn cảnh khách quan, cùng dư luận dối với mỗi con người là chuyện tất yếu. Song, điểu cơ bản là thái độ của con người trước những tác động đó như thế nào? Nên chủ động, tự tin vào minh hay lệ thuộc vào hoàn cảnh? Từ xưa, nhân dân ta dã có nhận thức rất đúng đắn vể vai trò của ý chỉ, lập trường trong hành động, coi đó là điều kiện quan trọng quyết định thành công hay thất bại. Đổng thời coi ý chí và nghị lực là phẩm chất hàng đầu của người lao động. Quan điểm trên được phản ánh trong câu ca dao mộc mạc giống như một lởi khuyên nhủ chân tình:

Ai ơi giữ chí cho bền
Dù ai xoay hưởng đổi nền mặc ai.

Không phải ngẫu nhiên người xưa mượn chuyện làm nhà để nói lên ý chí con người, có ba việc lớn trong đời mà người ta phải làm. Đó là: Làm nhà, lấy vợ, tậu trâu. Ba việc ấy thể hiện bản lĩnh và khả năng của người đàn ông,- Trong chuyện làm nhà thì việc chọn hướng, đổ nền là cốt yếu. Phải chọn hướng nhà sáng sủa thoáng mát để cuộc sống trở nén dễ chịu, bảo đảm sức khoẻ. Phải đổ nền cho cao, cho chắc để tránh ẩm thấp, tối tăm… Những việc ấy. người làm nhà phải tự chọn, tự quyết, một khi thấy như thế là đúng đắn thì không thể vì lời bàn ra tán vào của những người xung quanh mà hoang mang, dao động, thay đổi chủ định ban đầu. Nghĩa chính của câu ca dao là vậy, và trên cơ sở đó, người xưa muốn bày tỏ quan điểm của mình vổ tính mục đích, ý chí, nghị lực trong hành động.

Thông thường, trước khi bắt tay vào làm một việc gì đó, người ta đểu đặt ra mục đích và luôn luôn mọng ước đạt được mục đích. Nhưng có mục đích không thôi thi chưa đủ mà phải có ỷ chỉ, nghị lực, cùng quyết tâm vượt mọi khó khăn trở ngại mới mong gặt hái được kết quả tốt đẹp.

Trong quá trinh làm việc, không phải tất cả đểu dễ dàng, suôn sẻ. Người tiến hành công việc sẽ gặp những khó khăn trong dự tính và cả ngoài dự tính, tránh sao khỏi lởi bàn tán xung quanh. Thực tế cho thấy khỏng ít người do quá phụ thuộc vào dư luận mà hòng việc, bởi chín người mười ý, chẳng ai giống ai. Giống như anh chàng đẽo cày giữa đường trong truyện cổ dân gian, vừa đáng cười vừa đáng thương. 

Chính những lúc dư luận phức tạp lại là lúc người la cần phải có lập trường vững vàng và quyết tâm cao. Ý chí sẽ đem lại sức mạnh và óc sáng tạo cho con người, giúp con người đi đến đích cuối cùng. Vai trò của ý chí lớn như vậy nên nó được coi là phẩm chất cao quỷ hàng đầu của người lao động.

Chúng ta cổ thể dặt ra giả thuyết: nếu dư luận xúng quạnh việc làm của ta là đúng đốn, thì iiệu ta có nên nghe theo hay cứ khăng khăng giũ chi của minh ngay cả khi sai?'

Giữ chí cho bền không đồng nghĩa với bảo thù, lạc hậu. Trước dư luận, ta phải tỉnh táo, sáng suốt phản tích xem đâu là đúng, đâu là sai, phù hợp hay không phù hợp với công việc và mục đích của mình. Tiếp thu cái đúng, cái hay cũng rất cần thiết bởi nó giúp ta mau chóng đạt được kết quả với chất lượng cao.

Câu ca dao trên đây là một lời khuyên nhủ chân tình và là một bài học sâu sắc rút ra tứ thực tế đời sống trải qua bao thế kỉ của dân tộc ta. Trong hành trang bước vào đời của mỗi con người, không thể thiếu bài học quý giá đỏ. Nhưng để có được một ý chí bền vững, một lập trường kiên định và một quyết tâm cao, chúng ta bắt buộc phải trải qua quá trình phẩn đấu lâu dài, gian khổ, rèn luyện cho minh khả năng vượt khó và niềm tin vững chắc vào bản thân trong quá trình lao động, vào mục dích ban đầu đặt ra đúng đắn và phù hợp với hoàn cảnh khách quan.

Bình luận câu ca dao: Ai ơi giữ chí cho bền, Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai – Bài làm số 2

Ở đời, thường làm công việc gì muốn thành công ta phải bền lòng vững chí. Không vì những lời bàn ra tán vào mà bỏ cuộc hay thay đổi ý kiến của mình. Khi gặp phải khó khăn, ta nên chủ động, bình tĩnh sáng suốt để giải quyết. Để khuyên chúng ta cần phải có nghị lực, giữ vững lập trường trong mọi công việc, ca dao có câu:

“Ai ơi giữ chí cho bền

Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai”

Đầy là lời kêu gọi, nhắc nhỡ chân thành: Phải luôn giữ vững ý chí, giữ vững lập trường, không thay đổi; dù cho nhưng người xung quanh có “xoay lưng”, “đổi nền ” thì việc ta, ta cứ làm. Như vậy mới mong công việc ta làm có kết quả. Khi hắt tay vào công việc, ai cũng muốn đạt được thắng lợi. Như vậy ta phải có bản lĩnh, quyết tâm hành động để đat được mục đích mà mình đề ra. Bất cứ từ việc nhỏ đến việc lớn, từ việc học tập cho đến việc đấu tranh chống giặc, lúc nào và bao giờ cùng gặp phái khó khăn. Những khó khăn ấy có thể do khách quan hoặc chủ quan đưa đến. Lúc này, khi ta có ý chí vững vàng, có bản lĩnh chắc chắn sẽ vượt qua, hoàn thành thắng lợi công việc. Có quyết tâm, có lập trường vững vàng thì ta không phải phân vân, không bị lung lay trước sự hàn tán, sự tác động của môi trường xung quanh. Dầu cho mọi người có “xoay hướng " hay “đổi nền ” ta cũng mặc. Ta cứ theo hướng mình đã vạch ra mà đi tới. "Xoay hướng, đổi nền " ở đây là muốn nói đến việc xoay chiều đổi hướng đi theo ngả khác, con đường khác – đối cái nền móng mà mình đã xây dựng. Rõ ràng, nếu hướng đã chọn, nền đã xây đắp rồi mà lại thay  đổi thì làm sao xây cất cho hoàn thành được ngôi nhà? Cho nên nếu ai cứ mỗi lần làm việc gì cũng bị tác động bởi những lời hàn tán xung quanh và lại "đổi nền", “xoay hướng” thì những con người đó chẳng bao giờ thành đạt cả. Ta hãy nhìn lại những trang sử vàng của dân tộc, có biết bao người anh hùng hào kiệt đã thể hiện ý chí kiên cường, giữ vững lập trường, kiên định đến cùng và đã tao nên chiến thắng. Rõ nhất là trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, Mĩ vừa qua, dân tộc ta luôn thể hiện rõ ý chí của mình, quyết tâm chiến đâu đến cùng vì độc lập tự do cho đất nước. Có những lúc tình hình cách mạng lâm vào thế nguy nan tưởng chừng như không thể gượng dậy nổi, nhưng nhân dân ta vẫn không nản chí ngã lòng, quyết theo Đảng, theo Bác đến cùng và đã giành được thắng lợi vẻ vang. Nếu những lúc lâm nguy như vậy mà cách mạng ta lại "xoay hướng”, “đổi  nền ” thì không biết đất nước này sẽ đi đâu, về đâu?

Càng suy ngẫm ta càng thấy được giá trị thiết thực của bài học kinh nghiệm này: Phải giữ vững ý chí, phải có lập trường kiên định thì mới đi đến thành công. Và nên nhớ rằng, mọi lời “bàn ra tán vào” của dư luận đôi khi không dựa vào cơ sở khoa học nào, không sát với hoàn cảnh thực tế của ta, nên dễ gây ra rối rắm, làm ta hoang mang, có khi hỏng việc. Điều này ta rất dẽ dàng thấy trong quá trình học tập của mình. Biết bao lần làm bài đúng, nghe lời bàn tán sửa lại thành sai. Biết bao lần ta lên kế hoạch học tập cho mình, rồi nghe lời bạn này nói ra, bạn kia nói vào cuối cùng ta không làm được chuyện gì cả.

Tóm lại, bài học về lòng kiên định, ý chí vững bền là một bài học quý, một kinh nghiệm sống rất cần thiết cho mỗi chúng ta. Cho nên câu ca dao trên luôn có tác dụng tốt, nó nhắc nhở ta không được dao động trưđc những hoàn cảnh khách quan. Hãy luôn nhớ:

Dù ai nói ngả nói nghiêng

Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.

Bình luận câu ca dao: Ai ơi giữ chí cho bền, Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai – Bài làm số 3

Từ xa xưa, trải qua nhiều kinh nghiệm sống, ông cha ta đã khẳng định một điều: Con người làm bất cứ việc gì cho dù nhỏ nhặt hay lớn lao, nếu ý chí vững vàng, có lòng quyết tâm cao thì sẽ đi đến đỉnh cao của sự thành đạt. Muốn vậy, con người phải đủ bản lĩnh, vững lập trường, cho dù kẻ khác cố tình lèo lái buộc ta đi hướng này hướng nọ, ta cũng không nghe theo. Vấn đề này, ông cha ta đã đúc kết thành câu ca dao:

Ai ơi giữ chí cho bền
Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai.

Chúng ta cần ngẫm nghĩ để hiểu hết ý nghĩa lắng sâu trong lời ca dao này, để làm cơ sở bàn luận vấn đề một cách tích cực.

 Lời ca dao chứa chan tình nghĩa. Câu thứ nhất là lời nhắn nhủ ân cần, lời kêu gọi thiết tha.

 Ai ơi giữ chí cho bền.

“Giữ chí” nghĩa là vững vàng với ý chí, với lòng quyết tâm của mình, con người phải có lập trường kiên định đủ bản lĩnh chắc chắn. “Bền” nghĩa là bền bỉ, là sự kiên trì theo đuổi công việc mãi mãi, không bị tác động bên ngoài rồi lung lay, đổ vỡ. Câu thứ nhất bảo mọi người phải luôn luôn giữ vững ý chí, phải có lập trường vững chắc trong suy nghĩ hành động. Còn câu thứ hai ngầm ý ngăn cản, là lời cảnh giác khôn ngoan:

Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai.

Câu này hiện lên hình ảnh của sự “xoay hướng đối nền” trong đó có hai hành vi “xoay đổi” nghĩa là bỏ qua việc đang làm, bắt tay làm việc khác, là thay thế việc này bằng việc khác một cách đột xuất, bất ngờ. Có sự thay đối đó là do dư luận, do những tác động bên ngoài. Câu tám chữ khuyên chúng ta đừng để những lời bàn tán bên ngoài lôi kéo, làm cho tinh thần ta hoang mang, chao đảo, rồi sa ngã. Những tác động đó là gì? Có thể là những hành vi đố kị, sự ganh ghét của kẻ khác hay bọn người ích ki thường buông lời dị nghị, dèm pha. Họ thực hiện ý đồ làm cho ta bị mất phương hướng xa rời ý chí, đánh mất tính tự chủ, lúc ấy chúng ta hãy trấn tĩnh mình bằng câu ca dao:

Dù ai nói ngả nói nghiêng
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.

Đúng vậy, nếu chúng ta có đủ bản lĩnh có quyết tâm cao, có lập trường vững thì sự bàn ra tán vào của dư luận cũng thừa thãi mà thôi.

Câu ca dao chứa hai lời khuyên đều có giá trị. Trước hết nó khuyên người đời phải rèn luyện và giữ vững ý chí. Lời khuyên này rất đúng. Bởi vì con người thực hiện thành công một việc gì, người đó phải giữ đức tính kiên trì, nêu rõ lòng quyết tâm cao độ. Vậy thì, người ấy phải vững “chí”, đã được chí thì phải “giữ chí cho bền”, cố giữ lập trường vững như sắt đá. Con người còn phải phấn đấu không mệt mỏi mới đạt được mục tiêu mình đặt ra, theo ước mơ hoài bão riêng. Công việc làm dù đơn giản hay phức tạp, điều kiện quan trọng là phải cố sức, kiên quyết san bằng trở ngại, lướt qua mọi chông gai tiến đến thắng lợi vẻ vang. Ngoài đời đã biết bao nhiêu tấm gương kiên trì luyện rèn ý chí để vượt khó, rồi đứng thăng bằng trên cuộc sống. Tấm gương viết chữ bằng chân của Nguyễn Ngọc Kí, tấm gương kiên trì làm cách mạng của Phan Châu Trinh, của cụ Hồ:

Sống ở trên đời người cũng vậy
Gian nan rèn luyện mới thành công.

Thiếu lòng nhẫn nại, không kiên trì chịu khó, con người làm sao đạt được ý muốn? Người vừng ý chí, đủ bản lĩnh chắc chắn sẽ thành đạt. Có câu ca dao khuyên chúng ta:

Chỗ nào chí quyết một nơi
Làm người nay đổi mai dời sao nên.

Đúng thế, kẻ thích “đổi đời” rốt cuộc chẳng làm nên trò trống gì đâu!

Câu ca dao có tác dụng nhắc nhở mọi người phải giữ vững lập trường cho bền bỉ, đừng để những tác động bên ngoài lung lạc tinh thần rồi hoang mang gục ngã. Chúng ta hân hoan chúc mừng những ai sống đủ bản lĩnh, ý chí vững vàng. Vì họ sống và làm việc mang đến lợi ích cho xã hội. Họ quyết tâm phấn đấu thực hiện thành công mục tiêu mà họ đã đặt ra. Một học sinh có ý chí quyết tâm, bao giờ cũng ham học và học giỏi. Trái lại, những kẻ không đủ lập trường, thiếu tính kiên trì rất dễ sa vào hố sâu thảm bại. Cuộc đời họ sẽ chìm đắm trong vũng lầy thiếu thốn đói nghèo. Tâm lí chung của con người, ai cũng muôn hướng về nơi đầy ánh sáng chứ không kẻ nào muốn chui vào bóng tối bao giờ. Có lòng quyết tâm, có ý chí vững vàng là điều kiện giúp ta tiến thẳng về nơi tràn đầy ánh sáng. Trong nhân gian có câu tục ngữ:

Có cứng mới đứng đầu gió.

Đúng là những ai có ý chí lập trường kiên định mới đứng vững trước bão táp của cảnh đời. Giữ vững ý chí cho bền hoàn toàn đối lập với thái độ bảo thủ, hay ngoan cố: Kẻ bảo thủ không hề muốn tiếp nhận cái mới, cái hay. Chúng ta nghiêm khắc phê phán chủ nghĩa bảo thủ.

Thực tế đôi khi những kinh nghiệm thành công hay thất bại hoặc những ý kiến dồn về ta nhằm mục đích xây dựng, ta phải sẵn lòng tiếp thu để bồ sung điều chỉnh. Tại sao ta bỏ qua? Như vậy, việc “giữ chí cho bền lâu” là cần thiết, nhưng chúng ta cũng phải sáng suốt, linh hoạt thay đổi cho phù hợp với hoàn cảnh cụ thể. Đó là cách nghĩ khôn khéo nhất.

Nói tóm lại, câu ca dao nhắc nhở mọi người phải giữ vững lập trường, rèn luyện ý chí, nêu cao quyết tâm. Những ai đủ bản lĩnh thì không bị dao động khi nghe lời bàn tán bên ngoài. Người xác định ý chí vững vàng thường có tinh thần khoa học, họ sẵn sàng tiếp nhận những sáng tạo mới mẻ. Họ không cố chấp mà luôn đổi mới trong suy nghĩ, trong hành động.

Bình luận câu ca dao: Ai ơi giữ chí cho bền, Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai – Bài làm số 4

Ai chẳng rõ vai trò của ý chí trong mọi công việc hàng ngày. Không có ý chí, người ta dễ bị lung lay bởi những lời bàn ra tán vào vu vơ vô căn cứ. Không có ý chí người ta dễ bị dao dộng bởi những hoàn cánh khách quan tác động vào trong mọi việc từ lớn đến nhỏ.

Bởi vậy, ca dao khuyên ta:

Ai ơi giữ chí cho bền 
Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai.

Đây là một lời khuyên đặt ra cho chúng ta nhiều vấn đề phải suy nghĩ.

Ý nghĩa của câu ca dao trên là gì?

Ta thấy ngay tác giả dân gian đã mượn một hình ảnh gần gũi, cụ thể để làm vật so sánh cho dễ hiểu: đó là ngôi nhà. Mỗi ngôi nhà đều phải có cái nền vững chắc và được dựng theo một hướng nào đó chủ định: hướng đông nam, tây nam, chính nam, hướng đông bắc… Cái hướng ấy được chọn theo một yêu cầu lợi ích hay thẫm mĩ nào đó của người chủ. Tương tự, con người phải có chí hay chí hướng. Nói theo cách nói ngày nay, có thể gọi đó là quan điểm, lập trường hay đúng hơn là mục đích sống, lí tưởng sống của mình.

Câu ca dao khuyên ta khi đã xác định được chí hướng đúng đắn của mình rồi thì phải kiên gan bền chí với bản lình vững vàng giữ chí cho bền thì mới mong thực hiện được hoài bão lí tưởng của mình. Chống lại mọi sự thay đổi xoay hướng, đổi nền, câu ca dao cũng ca ngợi lòng chung thủy, sự kiên định với cái cũ, nếp cũ, gợi ta nhớ đến lời thơ Tố Hữu trong bài Ta đi tới nổi tiếng;
 
Dù ai nói ngả nói nghiêng 
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.

Phải có bản lĩnh vững vàng nếu không sẽ dễ ngả nghiêng theo ý kiến người này, người khác giống như anh chàng đẽo cày giữa đường trong truyện cười dân gian đã nhọc lòng mệt sức tốn công chẳng đạt được kết quả mà còn làm trò cười cho mọi người nữa.

Câu ca dao đúng là một lời khuyên răn chí lí chí tình, một bài học được rút ra từ biết bao kinh nghiệm thành công và thất bại ở đời của biết bao người, tương tự những câu: Có chí thì nên, Có công mài sắt, có ngày nên kim. Có thừa nhận giữ  chí cho bền thì mới có thể gặt hái được kết quả. Điều này xác đáng trong mọi trường hợp, dùng với việc thực hiện sự nghiệp lớn như cứu nươc, làm cách mạng mà cũng hoàn toàn đúng với cả những công việc nhỏ nhặt hàng ngày của đời học sinh chúng ta như làm một bài tập, đọc một quyển sách.. Bởi vậy, Bác Hồ từng khẳng định

Không có việc gì khó
 Chỉ sợ lòng không bền
 Đào núi và lấp biển 
Quyết chí ắt làm nên

Câu ca dao cũng còn là một bài học về sự thuỷ chung trong tình cảm: tình bạn,tình đồng chí, tình yêu… Đó cũng là lời nhắn nhủ đối với những ai như ngựa không cương, như thuyền không lái, trôi dạt lông bông (Vương Dương Minh) dễ dao dộng, dễ bị hoàn cảnh khách quan chi phối dẫn đến đổi hướng xoay dòng phản lại mục đích sống lí tưởng mà mình từng xác định từ đầu.

Trong lịch sử của dân tộc ta, chính nhờ tinh thần giữ chí cho bền mà ông cha ta đã chống lại đươc âm mưu đồng hóa nham hiểm của giặc thù để sau hơn một ngàn năm đô hộ giặc Tàu vẫn có một đất nước Đại Việt độc lập, hùng cường sau gần “một trăm năm nô lệ giặc Tây và hơn hai mươi năm miền Nam bị Mĩ hóa từng ngày về chính trị và kinh tế mà vẫn giữ vững được một đất nước Việt Nam, một con người Việt Nam theo đúng truyền thống dân tộc Việt Nam."

Tuy nhiên, điều cần lưu ý là từ đầu chúng ta phải xác định đúng đắn mục đích và lí tưởng sống, nói một cách khác là chí hướng của mình sao cho phù hợp với chân lí cuộc đời và đạo lí con người. Giữ chi cho bên hoàn toàn không phải là báo thù hay ngoan cố, không tôn trọng chân lí khách quan, không chịu đổi mới trong suy nghĩ. Không nên vin vào truyền thống để bo bo bảo thủ xưa làm sao, nay làm vậy rồi duy trì những hủ tục lỗi thời trong đời sống. Không nhắm mắt làm theo người khác một cách mù quáng là đúng nhung không thèm xem xét người ta đổi thay như thế nào, vì sao lại phải đổi thay như thế thì chẳng qua đó cũng là thái độ cố chấp một cách mê muội mà thôi.

Tóm lại, trong cuộc sống, bất kì ai, làm bất cứ việc gì khi đã xác định mục đích và phương hướng đúng đắn rồi thì phải kiên định giữ chí cho bền, quyết tâm phấn đấu đến cùng mặc dầu đây đó xung quanh có bao kẻ xoay hướng đổi nền cũng không thể nào nao núng hay dao động mà nửa đường bỏ cuộc hoặc thay hướng đổi dòng, chí có thể mới dẫn đến thành công mà thôi.

Câu ca dao đúng là kinh nghiệm sông đẹp trong kho tàng kinh nghiệm phong phú của cha ông ta. Đó vừa là lời động viên khuyến khích mọi người cần có chí hướng và phải kiên định giữ vững ý chí vừa là lời nhắn nhủ răn bảo những kẻ dễ thì làm khó thì bỏ dễ chùn bước khi gặp khó khăn trở ngại hay thất bại liên tiếp nhiều lần…

Hồng Loan tổng hợp

Bài viết liên quan

  • Bình luận câu ca dao “Ai ơi giữ chí cho bền, …” – Văn hay lớp 7
  • Thuyết minh về lễ hội làng – Văn hay lớp 9
  • Giải thích câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm” – Văn hay lớp 7
  • Nghị luận xã hội về câu nói: Nếu không có mục đích, anh không làm được gì cả, Anh cũng không làm được cái gì vĩ đại nếu như mục đích tầm thường – Văn hay lớp 12
  • Nghị luận xã hội về câu nói: Nếu không có mục đích, anh không làm được gì cả. Anh cũng không làm được cái gì vĩ đại nếu như mục đích tầm thường – Văn hay lớp 12
  • Phát biểu cảm nghĩ về Những câu hát than thân – Văn hay lớp 7
  • Thuyết minh về lễ hội chọi trâu – Văn hay lớp 9
  • “Nếu không có mục đích, anh không làm được gì cả. …” – Văn hay lớp 8
0