13/01/2018, 16:37

Nghị luận xã hội về câu cổ ngữ: Ngọc vô cùng quý giá, nhưng ngọc tâm hồn còn quý giá hơn nhiều – Văn hay lớp 12

Nghị luận xã hội về câu cổ ngữ: Ngọc vô cùng quý giá, nhưng ngọc tâm hồn còn quý giá hơn nhiều – Văn hay lớp 12 Nghị luận xã hội về câu cổ ngữ: Ngọc vô cùng quý giá, nhưng ngọc tâm hồn còn quý giá hơn nhiều – Bài làm số 1 của một bạn học sinh giỏi văn tỉnh Nghệ An Dân gian ta có ...

Nghị luận xã hội về câu cổ ngữ: Ngọc vô cùng quý giá, nhưng ngọc tâm hồn còn quý giá hơn nhiều – Văn hay lớp 12

Nghị luận xã hội về câu cổ ngữ: Ngọc vô cùng quý giá, nhưng ngọc tâm hồn còn quý giá hơn nhiều – Bài làm số 1 của một bạn học sinh giỏi văn tỉnh Nghệ An

Dân gian ta có rất nhiều câu tục ngữ hay nói về tâm hồn của con người, ví như tốt gỗ hơn tốt nước sơn hay “ Ngọc vô cùng quý giá, nhưng ngọc tâm hồn còn quý giá hơn nhiều”. Những câu ca nói này đều đề cập đến vấn đề đạo đức tâm hồn của con người trong cuộc sống, mỗi chúng ta cần phải có ý thức, rèn luyện bản thân mình mỗi ngày.

Mỗi chúng ta mỗi ngày không chỉ cố gắng tu dưỡng về mặt trí tuệ, rèn luyện đạo đức mà cần phải trau chuốt hơn về mặt tâm hồn, vẻ đẹp trong tâm hồn là vẻ trong sáng, đáng quý mà mỗi chúng ta cần phải học hỏi và phát huy mỗi ngày. Đúng như câu cổ ngữ trên đã nói: Vật chất được ví như viên ngọc quý, ngọc là một kỉ vật rất có giá trị đối với con người, tuy nhiên nó không thể so sánh với vẻ đẹp ngọc quý trong tâm hồn, bởi vẻ đẹp trong tâm hồn là vẻ đẹp trong sáng, hoàn mĩ.

Câu nói trên là hoàn toàn đúng đắn, nó như một kim chỉ nam nhắc nhở mỗi chúng ta cần phải có ý thức, trách nhiệm hơn với chính bản thân mình, ra sức tu dưỡng, rèn luyện bản thân, điều đó có ý nghĩa to lớn trong việc hình thành nhân cách của mỗi cá nhân.

Vật chất cần thiết để chúng ta tồn tại, tuy nhiên ngọc quý trong tâm hồn sẽ theo chúng ta mãi mãi, kể cả khi về ra, xuống với tổ tiên, ngọc quý tâm hồn của mỗi người vẫn luôn còn mãi với cuộc đời, nó sẽ gắn bó với mỗi chúng ta, gắn bó và tạo nên vẻ đẹp tâm hồn cho mỗi con người.

Vẻ đẹp tâm hồn luôn luôn được đề cao, đó là lý do mà ngày nay mỗi chúng ta đều luôn luôn cố gắng rèn luyện và tu dưỡng đạo đức mỗi ngày. Như chúng ta đều biết trong các trường học, vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên được đẩy mạnh, nó song hành với việc học kiến thức, chính vì thế, với cương vị là học sinh, mỗi chúng ta cần phải có ý thức và trách nhiệm hơn với việc rèn luyện bản thân, tu dưỡng đạo đức.

Trong cuộc sống chúng ta thấy có rất nhiều tấm gương sáng trong việc tu dưỡng và rèn luyện đạo đức của Hồ Chí Minh. Bác luôn dạy chúng ta cần phải phát triển và tu dưỡng một cách toàn diện, cần phải tích cực rèn luyện và phát triển bản thân mỗi ngày. Tích cực rèn luyện và tu dưỡng về mặt đạo đức, bên cạnh đó chúng ta còn phải chủ động rèn luyện về mặt trí tuệ để có thể sánh vai với các cường quốc năm châu trên thế giới.

Đúng như bác Hồ đã từng nói: “ Người có tài mà không có đức là người vô dụng, người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó, chính vì thế mỗi chúng ta cần phải có ý thức, trách nhiệm hơn trong việc rèn luyện bản thân, tích cực chủ động trong việc rèn luyện và phát triển mình nhiều hơn nữa. Điều đó mới thực sự đem lại cho chúng ta những điều hữu ích cho cuộc sống của mình.

Chúng ta cần phải rèn luyện và tu dưỡng đạo đức của bản thân thông qua việc học tập, rèn luyện về văn hóa, biết cách cư xử văn minh, lịch sử, luôn nhã nhặn với mọi người xung quanh. Câu nói trên đã thức tĩnh chúng ta cần phải luôn có thái độ phê và tự phê với bản thân để làm nên được điều tốt hơn cho cuộc sống của mình.

Một đát nước muốn phát triển một cách toàn diện thì công dân của đất nước đó cần phải có đủ đức đủ tài, luôn biết nhìn nhận và đánh giá lại bản thân mình một cách toàn diện và sửa chữa những khuyết điểm trong việc hoàn thiện nhân cách của cá nhân trong xã hội.

Câu nói trên có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, nó nhắc nhở mỗi chúng ta cần phải có ý thức, trách nhiệm hơn với xã hội, mỗi người là một tấm gương sáng để làm nên một xã hội tươi đẹp hơn, chúng ta cần phải luôn luôn tạo dựng được niềm tin, sự hy vọng để mở ra một đất nước tươi sáng và tốt đẹp nhất.

Đạo đức luôn là một vấn đề mà xã hội cũng như mỗi gia đình đều quan tâm trong việc giáo dục con cái, mỗi người có ý thức và trách nhiệm hơn trong việc rèn luyện bản thân, điều đó thật đáng quý và có ý nghĩa to lớn trong việc hình thành một xã hội văn minh, hiện đại…

Bên cạnh những người luôn có ý thức rèn luyện đạo đức thì lại xuất hiện những thành phần làm tụt hậu xã hội, có những hành động suy thoái đạo đức, gây ra những hành vi xấu cho xã hội. Chúng ta cần lên án và có biện pháp để giảm thiểu tình trạng đó.

Mỗi chúng ta cần phải nâng cao được ý thức, trách nhiệm của mình trong việc rèn luyện và tu dưỡng đạo đức, văn hóa của bản thân, luôn tích cực chủ động trong việc tu dưỡng và rèn luyện đạo đức cho bản thân.

Nghị luận xã hội về câu cổ ngữ: Ngọc vô cùng quý giá, nhưng ngọc tâm hồn còn quý giá hơn nhiều – Bài làm số 2

Sống ở trên đời đã mấy người có ngọc làm gia báo, làm đồ trang sức, làm tài sản? Thế mà cổ ngữ lại có câu: “Ngọc vô cùng quý giá, nhựng ngọc tâm hồn còn quý giá hơn nhiều”.

Một sự so sánh nhiều ý nghĩa, giúp cho mỗi chúng ta hiểu rõ và trân trọng giá trị của ngọc tâm hồn.

Ngọc còn có tên là hạt minh châu rất quý hiếm, có giá trị kinh tế cao, hơn hẳn vàng, Ngọc rất cứng, có màu sắc lóng lánh, đủ loại: bạch ngọc, hồng ngọc, ngọc lam, huyền ngọc, ngọc lưu li… Ngọc được chế tác thành nhiều vật dụng tuyệt đẹp: chén ngọc, ấn ngọc, tượng ngọc, đồ nữ trang… Trên thị trường thế giới, có những viên ngọc giá nhiều triệu đô la.

Thật vậy, ngọc vô cùng quý giá. Đã mấy ai sỡ hữu được ngọc; có ngọc làm tài sản, làm đồ gia bảo?

“Nhưng ngọc tâm hồn còn quý giá hơn nhiều” – tại sao?

Trong câu cổ ngữ này, ngọc tâm hồn là một ẩn dụ, một hình tượng nhằm khẳng định, ngợi ca tâm hồn đẹp hơn, trong sáng hơn, quý giá hơn thứ ngọc vật chất.

Tâm hồn thì người nào chẳng có. nhưng ngọc tâm hồn thì không phải ai cũng có. Không phải đá nào cũng có ngọc. "Người ba đấng, của ba loài” (Tục ngữ). Không phân biệt tuổi tác, giới tính, học vấn, địa vị xã hội… mà có ngọc tâm hồn.

Một em bé học sinh nhảy xuống hồ Bảy Mẫu cứu bạn thoát khỏi chết đuối. Một cụ già “thất thập cổ lai hi”, trước lúc qua đời gửi lại số tiền tiết kiệm, với lời trăng trối “gửi tặng các cháu mồ côi”. Một thầy thuốc giàu y đức cứu chữa được nhiều người bệnh mà không hề lấy tiền công, tiền thuốc,… Đó là những tấm gương sáng ngời ngọc tâm hồn mà báo chí từng ngợi ca, hàng triệu người ngưỡng mộ.

Không phải có học vấn cao, chức vụ cao, giàu sang phú quý… mà có ngọc tâm hồn. Người có ngọc tâm hồn là người giàu tình thương, thương mình, thương người, biết san sẻ, đồng cảm, cưu mang đồng loại. Có tấm lòng “thương người như thể thương thân", coi trọng tình người hơn vàng bạc… là có ngọc tâm hồn.

Phong cách sống của người có ngọc tâm hồn rất đẹp: thanh cao, bao dung, lễ độ. Khổng Tử có nói: “Văn nhã, hòa khí, khiêm tốn là cốt cách kẻ sĩ”. Phải chăng văn nhã, hòa khí, khiêm tốn là ngọc tâm hồn?

Cách ứng xứ của người có ngọc tâm hồn bất cứ hoàn cảnh nào, tình thế nào đều thể hiện một tâm thế, một bản lĩnh rất đẹp, như người xưa đã nói: “Phú quý bất năng dăm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất”.

Ngọc tâm hồn là một giá trị tinh thần, có thể biến đổi trong thời gian và không gian. Nó có thể phai mờ, cũng có thể mỗi ngày thêm tỏa sáng. Cho nên phải tu dưỡng, rèn luyện như ông cha từng nhắc nhở: “Ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”.

Trang sách giáo khoa và những lời dạy dỗ, giáo huấn của thầy cô giáo là những nhân tố bồi đắp nuôi dưỡng ngọc tâm hồn của tuổi trẻ.

Tiếng ru, điệu hát của bà, của mẹ là chất liệu hình thành và làm sáng trong ngọc tâm hồn của tuổi thơ. Có đứa con, đứa cháu nào dám quên?

 Mẹ ru cái lẽ ở đời,

 Sữa nuôi phần xác, hát nuôi phần hồn.

Bà ru mẹ, mẹ ru con,

Liệu mai sau các con còn nhớ chăng?

(Ngồi buồn nhở mẹ ta xưa – Nguyễn Du)

Nhân dân ta có nhiều câu ca trở thành điệu ru, tiếng hát nói về ngọc tâm hồn, mà nhiều người luôn nhắc nhở để làm bài học:

-Thà chết vinh còn hơn sống nhục.

-Chết trong còn hơn sống đục.

-Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

-Ngọc kia có giũa có mài,

Mới thành hữu dụng kẻo hoài ngọc đi.

Tóm lại, “Ngọc vô cùng quý giá, nhưng ngọc tâm hồn còn quý giá hơn nhiều”. Ngọc tâm hồn là thứ tài sản tinh thần vô giá của đời người. Người có ngọc tâm hồn thật đáng quý trọng. Tuổi trẻ cần phấn đấu học tập văn hóa ngoại ngữ, khoa học kĩ thuật, và rèn luyện tu dưỡng đạo đức để có ngọc tâm hồn, ngẩng cao đầu trước thiên hạ. Đừng nên “ăn xổi ở thì”, mà phải biết: “Vô kiến tiểu lợi, vô cầu tốc thành”, nghĩa là không coi trọng cái lợi nhỏ trước mắt, không vội vàng để mong thành đạt.

Nghị luận xã hội về câu cổ ngữ: Ngọc vô cùng quý giá, nhưng ngọc tâm hồn còn quý giá hơn nhiều – Bài làm số 3 

Mỗi con người sống trong xã hội này đều luôn luôn mong muốn mình có tâm hồn đẹp và trong sáng chính vì vậy họ tu dưỡng đạo đức từng ngày và từ đó tâm hồn của họ trong sáng và mở mang nhiều giá trị có ý nghĩa hơn, có câu nói “ ngọc vô cùng quý giá nhưng ngọc tâm hồn còn quý giá hơn nhiều”.  

Không chỉ đối với những thứ vật chất cao xa, trong chính tâm hồn của chúng ta cũng đã xuất hiện những hình ảnh mang giá trị và nó có ý nghĩa to lớn hơn rất nhiều những hình ảnh vật chất và chỉ có giá trị hữu hạn trong cuộc sống này. Cuộc sống của mỗi người luôn luôn mong muốn có được những giá trị sống thực sự mang lại ý nghĩa và vô cùng hạnh phúc, ngọc chỉ là thứ trang sức cao xa, nó trang trọng và lấp lánh trên những bàn trang sức quý giá, khi đeo vào người nó làm cho con người rạng rỡ lên, nhưng điều đó không có ý nghĩa quan trọng bằng viên ngọc của tâm hồn con người, những viên ngọc trang sức khi tháo ra khỏi con người nó chỉ rạng rỡ trước những ánh hào quang và lấp lánh của chính nó nhưng bộ trang sức nào cũng đều có giá trị hữu hạn nhưng đối với tâm hồn của con người nó không chỉ dừng lại ở đó mà cò nở rộ đến muôn đời.

Từ khi chúng ta cắp sách tới trường mỗi người chúng ta đã đều được họ những cách thức làm người và giá trị của những điều đó đối với cuộc sống của chính mình, cuộc sống của chúng ta sẽ nở rộ và mở mang nhiều hơn khi cuộc sống của chúng ta tràn ngập niềm vui và cả hạnh phúc, niềm hạnh phúc đó sẽ ngày càng được phát triển và nó trở nên có ý nghĩa và mang lại nhiều giá trị hơn, cuộc sống của mỗi người sẽ luôn luôn được bồi đắp và tu dưỡng từng ngày nếu chúng ta biết được giá trị của mỗi chúng ta đối với cuộc sống của mình, mỗi người luôn luôn sống và phát triển bản thân từng ngày, tu dưỡng đạo đức và phẩm chất cao quý để từ đó nó đem lại những giá trị thực sự có ý nghĩa và giá trị cho cuộc sống của chính mình, cuộc sống của mỗi chúng ta sẽ ngày càng phát triển mạnh mẽ và nó dường như là tiếng vang lớn cho mỗi con người.

Vẻ đẹp tâm hồn bên trong mỗi con người là viên ngọc có giá trị và có ý nghĩa nhất, nó không chỉ để cho mỗi người hiểu được giá trị và ý nghĩa của cuộc sống, nó còn để cho chúng ta hiểu được giá trị của bản thân chúng ta là vô hạn khi chúng ta biết vận dụng nó một cách có ý nghĩa và tốt đẹp nhất, tầm hồn đẹp sẽ giúp cho cuộc sống của chúng ta hạnh phúc và nó ngày càng trở nên có ý nghĩa khi chúng ta biết cố gắng để đạt được những điều có giá trị và ý nghĩa của cuộc sống này. Viên ngọc tâm hồn càng sáng thì cuộc sống mà chúng ta đang sống nó càng phát huy được nhiều vẻ đẹp và có giá trị, mỗi một con người đều phải phát triển được tầm khả năng cao lớn của mình đối với xã hội và con người.

Tâm hồn sáng sẽ làm cho cuộc sống của mỗi người lành mạnh và không ngừng phát triển mạnh mẽ điều đó nó giúp cho mỗi chúng ta phát triển được khả năng của chính mình với nhiều những yếu tố khác. Mỗi người đều cần phải tạo dựng cho bản thân mình những điều tuyệt vời và mạnh mẽ nhất, mỗi người chúng ta không chỉ làm nên được những điều tuyệt vời và có giá trị cho cuộc sống, mà những phẩm chất đó sẽ thấm sâu và gợi lên nhiều những cảm xúc đáng nhớ và tự hào nhất, mỗi người chúng ta đã và đang đi lên không ngừng khi xã hội ngày càng phát triển nhưng để làm được điều đó mỗi chúng ta cần phải biết làm nên những giá trị sống riêng và có ý nghĩa vô cùng to lớn. Phẩm chất đạo đức tốt là nguồn sống và động lực của mỗi người, biết gây dựng và phát triển nó ngày càng mạnh mẽ và sáng tạo hơn.

Những thứ vật chất phù phiếm bên ngoài xã hội, giá trị tiền bạc của nó tuy cao nhưng nó thực sự không đem lại được hạnh phúc cho mỗi người, mỗi chúng ta cần phải học hỏi và biết được những điều đó để từ đó coi trọng giá trị của bản thân nhiều hơn, không nên chỉ vì những thứ xa xỉ trước mắt mà đánh mất đi hạnh phúc của chính mình. Ngọc tuy quý và có giá trị về mặt vật chất nhưng viêm ngọc trong tâm hồn nó sẽ bừng sáng và có giá trị hơn rất nhiều mỗi chúng ta nên ý thức được những điều đó để có cách sống đúng và ngày càng văn minh và hiện đại hơn, mỗi người chúng ta nên sống và tu dưỡng phẩm chất của chính mình để từ đó có được những phẩm chất cao quý và đáng tự hào. Những thứ tài sản của chúng ta đều có hạn sử dụng, viêm ngọc quý giá đến đâu nó cũng sẽ bị hao mòn, nhưng rồi vẻ đẹp tâm hồn của con người sẽ ngày càng sáng và tỏa ra những ánh hào quang bởi sự thuần khiết và những vẻ đẹp tâm hồn trong sáng. Câu trên đã mang lại cho con người rất nhiều những ý nghĩa đúng đắn và điều đó đã làm nên rất nhiều những vẻ đẹp đáng quý và nó lớn lao đến vô ngần, sự thay đổi đó không chỉ để lại những giá trị nhất định mà trong tâm hồn của mỗi chúng ta, nó sẽ làm nên được những vẻ đẹp hào nhoáng và vô cùng choáng lệ. Tình yêu và cả những thử thách trong cuộc sống nó sẽ là tiền đề giúp cho chúng ta hạnh phúc và ngày càng trưởng thành và hiểu rõ về cuộc đời hơn.

Câu trên ngoài ý nghĩa nhắc nhở con người, nó còn là kim chỉ nan soi sáng cho rất nhiều người đang lầm lạc trước những thứ phù du và những thứ lợi ích trước mắt, những đau đớn đó không thể nào lý giải được khi chúng ta biết tĩnh tâm suy nghĩ, tâm hồn sáng sẽ làm cho chúng ta sung tác và hạnh phúc với cuộc sống này nhiều hơn, mỗi người nên biết sống đúng đắn và không ngừng bù đắp vẻ đẹp bên trong con người của mình. Xưa kia đã có câu tốt gỗ hơn tốt nước sơn, nó là câu nói đã thể hiện được vẻ đẹp tâm hồn bên trong con người, vẻ đẹp của con người ở bề ngoài nó cũng có giai đoạn, cũng có thời xuân sắc, và rồi lại tàn phai, nhưng vẻ đẹp bên trong sẽ còn mãi với thời gian và không ngừng để lại những giá trị có ý nghĩa nhất cho mỗi con người, hạnh phúc của mỗi chúng ta do chúng ta lựa chọn và phát triển.

Ngày nay khi xã hội ngày càng phát triển con người thường có xu hướng chạy theo thời đại mà quên đi những thứ tốt đẹp vốn đang hiện hữu xung quanh cuộc sống của mình, cuộc sống của chính mình do mình vun đắp và ngày càng hoàn thiện hơn, nó mạnh mẽ và vô ngần trong sáng, tình yêu thương và sự yêu mến đối với cuộc sống và chính bản thân mình là những vẻ đẹp bên trong, những cách cư xử, cách đối đãi với mọi người, vẻ đẹp tâm hồn bao gồm những yếu tố bên trong con người như hạnh phúc và thái độ, đã tạo nên những điều tuyệt vời và vô cùng ý nghĩa, mỗi chúng ta nên học hỏi và phát triển những điều đó một cách có ý nghĩa nhất. Vẻ đẹp tâm hồn cao thượng trong sáng chính là viêm ngọc cao quý và có giá trị nhất nó sẽ vượt khỏi tầm giá trị của viêm ngọc, và rồi mọi những điều trong cuộc sống này đem lại sẽ có giá trị lớn lao và hạnh phúc của mỗi người sẽ ngày càng được vun đắp và dựng xây từng ngày. Những thứ bên trong tâm hồn, từ vẻ đẹp nội tâm đến vẻ đẹp ngoại hình cũng làm nên rất nhiều giá trị, nhưng vẻ đẹp bên trong mỗi con người luôn được đề cao và thể hiện một cách mạnh mẽ và sâu sắc nhất.

Mỗi chúng ta nên biết được những điều cực kì có ý nghĩa và giá trị trong cuộc sống của mình, để từ đó ý thức được vai trò và trách nhiệm của bản thân đối với những điều có giá trị của cuộc sống, vẻ đẹp tâm hồn của con người là vẻ đẹp bền bỉ và có giá trị nhất như một viêm ngọc sáng.

Nghị luận xã hội về câu cổ ngữ: Ngọc vô cùng quý giá, nhưng ngọc tâm hồn còn quý giá hơn nhiều – Bài làm số 4

Có một câu nói vô cùng nổi tiếng đó là: “Bi kịch của con người trong thời đại chúng ta là thừa trí tuệ, thiếu tâm hồn”. Thật vậy ngày nay chúng ta hay chú tâm vào những trí tuệ, vào những kinh tế tự nhiên hơn là bồi dưỡng tâm hồn mình. Một cây hoa phát triển cần có đầy đủ cả hương và sắc một con người hoàn chỉnh thì không thể thiếu đi trí tuệ và tâm hồn. Hai thứ ấy gắn bó chặt chẽ với nhau, phải phát triển và tồn tại song song, thiếu đi một thứ nào cũng không được nói đúng hơn là rơi vào bi kịch. Trí thức cần thiết thì tâm hồn cũng vô cùng quan trọng. Có câu nói rằng: “Ngọc vô cùng quý giá nhưng ngọc tâm hồn còn quý giá hơn nhiều”.

Câu nói trên nên hiểu như thế nào?. Ngọc là một vật vô cùng quý giá chính vì thế mà không biết bao nhiêu người tranh giành vì nó, nó không những mang tích chất thẩm mỹ mà nó còn mang đến những giá trị rất lớn về tiền tệ. Thế nhưng ngọc tâm hồn lại quý giá hơn. Tâm hồn là gì? Là tất cả những mặt tư tưởng tình cảm của con người chúng ta. Đó là bảy trạng thái tình cảm hỉ, nộ, ai, lạc, ái, ố, dục và còn là những suy nghĩ về cuộc sống và con người. tâm hồn ấy còn quý hơn cả ngọc kia. Ngọc kia dẫu cho có giá trị hàng triệu đô thì nó cũng vẫn dừng lại ở một mức giá nào đó còn tâm hồn của con người chúng ta thì là vô giá không có cái gì có thể đem ra so sánh được. So sánh tâm hồn ta vói ngọc để cho thấy được sự trong sáng, thánh thiện, đẹp đẽ ngay trong chính tâm hồn ta vậy. Tóm lại câu nói nhằm đề cao giá trị cao cả của tâm hồn mỗi con người.

Trước hết tâm hồn của con người là một yếu tố để đánh giá và nhận xét về một con người. Mỗi con người chúng ta đều có một tâm hồn, điều đáng nói ở đây là tâm hồn ấy vô cùng quý giá. Tâm hồn đẹp không phân biệt tuổi tác giới tính hay lứa tuổi. Từ một em bé cho đến một cụ già đều mang những nét tâm hồn đáng quý ấy.

Đối với một cậu bé thì tâm hồn nó như một tờ giấy trắng, tờ giấy ấy có đẹp hay không, trong sáng như ngọc hay không một phần còn phụ thuộc vào chính sự dậy dỗ của gia đình và nhà trường. Tuy nhiên thì đa số những em đều có một tâm hồn trong sáng ngây thơ, mới bé được đi học học gì nghe theo đó chứ nó chưa suy nghĩ được nhiều về sự hai mặt, hay sâu sa của cuộc sống. Cô dạy nó làm người tốt đi qua đường thấy người già thì phải dắt và nó cũng chỉ cần biết rằng như thế thôi. Tâm hồn của những đứa trẻ ấy vốn dĩ đã trong sáng đẹp hơn cả ngọc rồi. tuổi nhỏ nhưng có nhiều em đã thể hiện được vẻ đẹp tâm hồn mình. Giống như em bé Lượm trong bài thơ của Tố Hữu, vẻ đẹp tâm hồn em là yêu nước và không sợ gian nguy. Lại chẳng có người anh hùng nhỏ tuổi nào đã từng tẩm xăng vào người chạy thẳng vào kho vũ khí của giặc. Hay đơn giản hơn tâm hồn đẹp là khi các em yêu đời yêu mọi người xung quanh.

Rồi những người trưởng thành và những người già cả. Cuộc sống có nhiều khi tính ích kỉ được lên ngôi tranh giành quyền lợi chính vì thế mà nét đẹp tâm hồn có nhiều khi bị biến đổi. Vì thế mà chúng ta hãy nên biết giữ gìn nét đẹp tâm hòn mình. Vẻ đẹp ấy không phải cao siêu gì cả chỉ đơn giản là khi bạn xem mọt bộ phim đồng cảm với số phận nhân vật trong phim bạn khóc. Những giọt nước mắt thật sự ấy đã chứng tỏ vẻ đẹp tâm hồn bạn. đó là vẻ đẹp thương yêu con người. hay khi bạn vui vẻ yêu đời đó cũng là một tâm hồn đẹp. Một cụ già chẳng để lại tiết kiệm biết bao nhiêu tiền về con cái. Hay Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao vẫn ngày đem trông ngóng con trai thà chết con hơn sống nhờ người khác. Đó là một sự tự trọng vô cùng lớn. Hơn thế nữa ngay chính nhân vật Chí Phèo cũng có nét đẹp tâm hồn mình. Anh là một con quỷ dữ của làng Vũ Đại đúng vậy. Nhưng anh khao khát làm người lương thiện, quý trọng giây phút ở bên Thị Nở. Như vậy đã thể hiện được vẻ đẹp tâm hồn anh rồi.

Như vậy ta thấy tâm hồn con người vô cùng quý giá, tuy nhiên nó không tồn tại một cách tuyệt đối, cuộc sống có rất nhiều yếu tố chi phối nó. Vậy nên chúng ta phải thường xuyên bồi dưỡng tâm hồn mình không để cho những cái yếu tố ngoại cảnh tiêu cực tác động đến. Mỗi chúng ta hãy luôn biết yêu thương trân trọng và bồi dưỡng tâm hồn mình bằng những tác phẩm văn học, những bộ phim, những câu chuyện.

Hồng Loan tổng hợp

Bài viết liên quan

  • Nghị luận xã hội về tính tự tin và tự phụ – Văn hay lớp 12
  • Nghị luận xã hội về câu tục ngữ: Tiên học lễ, hậu học văn – Văn hay lớp 12
  • Ca dao có câu “Ngọc kia chẳng dũa chẳng mài …” – Văn hay lớp 8
  • Bình luận câu tục ngữ “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” – Văn hay lớp 7
  • Bình luận câu tục ngữ “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” – Văn hay lớp 9
  • Nghị luận xã hội về câu tục ngữ: Giấy rách phải giữ lấy lề – Văn hay lớp 12
  • Bình luận câu tục ngữ: “Có chí thì nên” – Văn hay lớp 9
  • Nghị luận xã hội về câu nói: Lí tưởng là ngọn đèn soi sáng – Văn hay lớp 12
0