Nghị luận về tôn sư trọng đạo
Đề bài: Nghị luận về tôn sư trọng đạo Bài làm "Muốn sang thì bắc cầu kiều Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy" Câu ca dao từ ngàn đời nay đã đánh giá cao vai trò của người thầy. Nghề giáo là một nghề cao quí nhất trong các nghề cao quí. Những con người luôn thầm lặng chở những bến đò qua ...
Đề bài: Nghị luận về tôn sư trọng đạo Bài làm "Muốn sang thì bắc cầu kiều Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy" Câu ca dao từ ngàn đời nay đã đánh giá cao vai trò của người thầy. Nghề giáo là một nghề cao quí nhất trong các nghề cao quí. Những con người luôn thầm lặng chở những bến đò qua sông, đưa những lớp học sinh bước lên đài vinh quang của kiến thức. Không chỉ dạy dỗ về tri thức nhân loại, người thầy còn truyền đạt đến những hịc sinh ...
Đề bài:
Bài làm
"Muốn sang thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy"
Câu ca dao từ ngàn đời nay đã đánh giá cao vai trò của người thầy. Nghề giáo là một nghề cao quí nhất trong các nghề cao quí. Những con người luôn thầm lặng chở những bến đò qua sông, đưa những lớp học sinh bước lên đài vinh quang của kiến thức. Không chỉ dạy dỗ về tri thức nhân loại, người thầy còn truyền đạt đến những hịc sinh của mình bài học làm người, cách sống, đạo lý ở đời. Với công lao to lớn đó, không một ai có thể phủ nhận. Và đạo lý tôn sư trọng đạo đã được hình thành từ đó.
"Tôn sư trọng đạo" gồm bốn từ Hán Việt rất rõ nghĩa. Bốn từ vỏn vẹn ấy chứa đựng cả một đạo lý truyền thống của con người Việt Nam. "Sư"chính là người thầy. "Tôn sư" là tôn trọng người thầy. "Trọng đạo" là xem trọng những đạo lý tốt đẹp vốn có. "Tôn sư trọng đao" là biết ơn trân trọng, tôn trọng công ơn của người thầy. Đã có câu: "Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy". Không ai được phép quên đi công ơn người thầy. Thầy là người đã dạy cho chúng ta những kiến thức, tri thức, cách sống để ta có một hành trang vững chắc để bước vào đời. Để có được ngày hôm nay, bạn không bao giờ có thể tự mình làm được nếu không có công lao, sự tận tụy của người thầy. Ông cha ta cũng đã nói: "Không thầy đố mày làm nên". Bởi vậy, nếu bạn phủ nhận truyền thống này thì thực sự bạn chưa học được hết những gì mà thầy cô đã truyền đạt. Tại sao tôi lại nói vậy? Giáo viên thực sự là một người tuyệt vời. Họ đâu chỉ dạy chúng ta những kiến thức trọng trương trình học. Với cái tâm làm thầy, họ luôn luôn lo lắng cho học sinh. Họ luôn tìm cách giảng dạy sao cho phù hợp với từng học sinh của mình. Bởi học sinh đâu phải là ai cũng giống ai. Mỗi người là một tính cách, một trình độ khác nhau. Để cho học sinh của mình có thể phát triển cả về mặt nhân cách lẫn trí tuệ, thầy cô luôn phải tìm tòi, đổi mới nghiên cứu. Những trang giáo án luôn chứa đựng nhiệt huyết, hàng đêm chấm bài kĩ càng với những lời phê, sự nhận xét quí báu. Tất cả những thứ đó luôn là công sức là tâm huyết của người thầy. Vì sự nghiệp trăm năm trồng người mà Bác đã để lại, người thấy với sứ mệnh kĩ sư tâm hồn luôn tìm cách giáo dục tốt học sinh của mình. Dù không thể biến học sinh của mình trở thành vĩ nhân nhưng cũng làm cho nó trở thành một người có ích cho gia đình và xã hội. Hay đơn giản nhất chỉ là giúp học sinh sống một cuộc sống bình thường mà chúng muốn. Người thầy chính là người chỉ đường dẫn lối cho học sinh của mình. Đã có câu: "Dạy con từ thuở còn thơ". Học sinh chính là những đứa con nhỏ của người thầy. Chính vì vậy mà cho dù bạn có ra khỏi trường, ra khỏi lớp học, không còn nhận những lời dạy bảo của thầy cô, thì đâu đó vẫn có những bài giảng, tiếng nói, lời mắng của cô thầy. Hình ảnh người thầy đã trở nên gần gũi với mọi hế hệ học sinh. Từ khi còn tấm bé là những cô giáo mầm non nhẹ nhàng ân cần, lớn hơn là thầy cô ở trường. Chưa một học sinh nào có thể đến trường mà không có thầy cô. Yêu thầy mến bạn đã trở thành một nét văn hóa trong giáo dục học đường. Ở Việt Nam, ngày 20 tháng 11 hàng năm luôn là một dịp đặc biệt và thiêng leeng để thể hiện tấm lòng tôn sư trọng đạo của học sinh đối với người thầy muôn vàn kính yêu của mình. Đối với mỗi người theo đuổi sự nghiệp nghề giáo, ngày 20 háng 11 luôn là môn ngày quan trọng trong một năm. Những hoạt động kỉ niệm ngày này luôn được tổ chức và diễn ra một cách sôi nổi. Những hoạt động đó đều thể hiện sự tôn sư trọng đạo đối với người thầy. Nhân đây tôi cũng muốn kể một câu truyện cổ về đạo lý tôn sư trọng đạo. câu truyện này là truyện cổ Trung Hoa. Tằng Tham là một học trò của Khổng Tử. Ông luôn ghi nhớ bài học của Khổng Tử và tôn trọng thầy hết mực. Khi cùng hầy từ nước Sở về nước Lỗ, ông không tham gia giữ chức vụ gì trong triều đình. Nhưng vua nước Lỗ nghe danh Tằng Tham đã cấp cho ông một thực cấp. Nhưng nhớ lời dạy của Khổng Tử, ông nhất định không nhận. Đến ngày Khổng Tử mất, Tằng Tham cùng một số học trò khác để tang thầy ba năm. Sau ba năm, mọt học trò của Khổng Tử có diện mạo giống thầy, họ mới nảy ý coi anh ta là thầy nhưng Tằng Tham nổi giận và nói: "Không thể coi một người có tướng mạo giống thầy là thầy được". Sự kính trọng của Tằng Tham dành cho Khổng Tử thật đáng quí. Có thể thấy tôn sư trọng đạo không chỉ là biết ơn, kính trọng thầy cô mà còn là luôn ghi nhớ những bài giảng, những bài học quí báu mà thầy cô đã ruyền đạt cho chúng ta.
"Tôn sư trọng đạo" – một đạo lý hết sức tốt đẹp không chỉ của riêng Việt Nam mà còn là toàn thế giới. Với công lao to lớn không thẻ phủ nhận của người thầy, đạo lý ấy như một điều tất lẽ dĩ ngẫu. Người thầy như một người lái đò thầm lặng. Ai đã sang sông thì đừng quên người đã không ngại nguy hiểm đưa bạn đến bến an toàn.
Kim Oanh