24/05/2017, 12:58

Nghị luận về tình yêu đất nước qua thơ văn thế kỉ X - nữa thế kỉ XV

Tình cảm yêu nước và tự hào dân tộc trong thơ văn thế kỉ X - Nửa thế kỉ XV. Dùng các bài “Nam quốc sơn hà”, “Thuật hoài'' và “Bạch Đằng giang phú” để chứng minh. Bài thơ Nam quốc sơn hà của Lí Thường Kiệt: » Tự hào về chủ quyền đất nước “Sông núi nước Nam, vua ...

Tình cảm yêu nước và tự hào dân tộc trong thơ văn thế kỉ X - Nửa thế kỉ XV. Dùng các bài “Nam quốc sơn hà”, “Thuật hoài'' và “Bạch Đằng giang phú” để chứng minh.

Bài thơ Nam quốc sơn hà của Lí Thường Kiệt:

» Tự hào về chủ quyền đất nước “Sông núi nước Nam, vua Nam ở”, “Nước Nam, vua Nam” => khẳng định nền độc lập và chủ quyền của dân tộc Việt Nam => đánh đổ quan niệm của bọn phong kiến phương Bắc vẫn quen coi Việt Nam như một quận, một châu của chúng, vua Việt Nam là do chúng lập ra. Bây giờ Việt Nam đã hoàn toàn tự chủ, vua Việt Nam cũng là Hoàng đế nước Nam như Hoàng đế Tàu => Việt Nam hoàn toàn bình đẳng với Trung Quốc. Đó là một lời khẳng định đanh thép, có chứng cớ có cơ sở: “Rành rành định phận tại sách trời” + trời đã quy định nên kẻ nào nghịch mệnh trời sẽ bị trừng trị.

•      Tự hào về khả năng chiến đấu và chiến thắng của dân tộc Việt Nam. “Như hà nghịch lỗ lai xàm phạm, nhữ đẳng hành khan thủ hại huf’. Có yêu nước sâu sắc mới tự hào dược như thế, có yêu nước mới có đủ dũng cảm tuyên bố về nền độc lập và chủ quyền công khai trước áp lực của quân giặc Tống như thế. Có yêu nước mới nêu được quyết tâm sắt đá và đủ bản lĩnh để báo trước bản án tử hình đối với giặc Tống như thế.

Bài Thuật hoàicủa Phạm Ngũ Lão:

•      Tự hào về sức mạnh toàn quân, tự hào về sự đóng góp của người trai đời Trần và công cuộc kháng chiến chống quân Nguyên, tự hào vì được góp sức bảo vệ non sông, góp sức làm nên chiến thắng hào hùng cho triều đại, cho dân tộc.

•      Yêu nước thể hiện thông qua tinh thần chiến đấu, niềm tự hào còn thể hiện sâu đậm qua niềm trăn trở, khát vọng của chính bản thân tác giả.

Bài Bạch Đằng giang phúcủa Trương Hán Siêu:

•      Tự hào và rất yêu vẻ đẹp của non sông đất nước nên đã rất nhạy cảm khi tiếp nhận vẻ đẹp của dòng sông Bảo Định: vẻ đẹp hữu tình của cảnh sắc thiên nhiên, và vẻ đẹp lịch sử: Nơi ghi dấu chiến thắng ba lần oanh liệt chống giặc Tàu: Ngô Quyền thắng Nam Hán, Lê Hoàn thắng Tống, nhà Trần thắng Nguyên.

•      Tự hào và rất yêu đất nước nên tác giả đã say mê cảnh đẹp và thích thú du ngoạn khắp nơi để tìm hiểu quê hương đất nước “mà tráng chí bốn phương vẫn còn tha thiết... Học Tử Trường chừ thú phiêu diêu.. Qua cửa Đại Than, Ngược bến Đông Triều, đến sông Bạch Đằng”.

•      Tự hào về vẻ đẹp nên thơ bát ngát của dòng sông Bạch Đằng: “Bát ngát sóng kinh muôn dặm, Bập bềnh đuôi trĩ liền nhau, Nước trời một sắc, Phong cảnh ba thu, Ngàn lau xào xạc”...và nơi chiến địa “đây là cảnh chiến địa buổi Trùng Hưng nhị thánh bắt o Mã”.

•      Yêu nước nên trước dòng sông lịch sử, tác giả không thể ngăn nổi cảm xúc nghẹn ngào khi nhớ về những anh hùng đã chiến đấu ba năm để bảo vệ đất nước, nhất là nhớ về chính người chủ tướng của ông là Đức Trần Hưng Đạo đã qua đời: “Thương nỗi anh hùng đâu vắng tá...”.

•      Tự hào về sức mạnh của quân dân đời Trần đến nỗi ông đã dựng lại bức tranh về cuộc thư hùng trên sông Bảo Định với những đường nét kì vĩ, màu Sắc tươi tắn sáng chói rực rỡ, hào khí ngất trời:

“Đương, khi ấy Thuyền hè muôn đội Tinh kì phất phới Tì hổ ha quân Giáo gươm sáng chói...”

=> Cảm hứng thật mãnh liệt, hơi văn cuồn cuộn chẳng khác chi sông Bảo Định! Thật hả hê, thật sảng khoái khi được .ca ngợi chiến thắng oanh liệt Bảo Định Giang!

•      Yêu nước là yêu vua, yêu chủ tướng, nên Trương Hán Siêu đã tỏ ra rất thán phục hai vua Trần “Anh minh hai vị thánh quân" (nên nhớ tình cảm yêu nước ở giai đoạn này gắn liền với yêu vua vì vua là tượng trưng cho đất nước). Biết ơn Trần Hưng Đạo cũng như các vị anh hùng dân tộc đã làm nên chiến thắng “Cũng là nhờ trời đất cho nơi hiểm yếu. Nhân tài giữ cuộc diện an... Trận Bạch Đằng mà đại thắng, Bởi Đại Vương coi thế giặc nhàn”.

•      Căm ghét khinh bỉ quân xâm lược cũng là cách bộc lộ lòng yêu nước “Mà nay nước sông tuy chảy hoài. Mà nhục quân thù khôn rửa nổi”.

=> Bạch Đằng giang phú mãi mãi là bài ca ca ngợi đầy hào hứng về dòng sông huyền thoại Bạch Đằng Giang. Là bản hùng ca mà cũng là bản tình ca về tình yêu nước và tự hào dân tộc.

•     Chú ỷ:Khi làm bài cần dẫn chứng thơ văn cụ thể, phân tích thơ văn để làm rõ các ý trên.

Nguồn:
0