Nghị luận xã hội về lòng kiên trì – Văn mẫu lớp 9
Nghị luận xã hội về lòng kiên trì – Văn mẫu lớp 9 4.8 (96%) 380 votes Nghị luận xã hội về lòng kiên trì – Bài làm 1 của một bạn học sinh giỏi Văn tỉnh Nghệ An Kiên trì là một phẩm chất tốt mà mỗi người cần phải có để rèn luyện bản thân mình. Cha ông ta đã từng dạy :” Có công mài ...
Nghị luận xã hội về lòng kiên trì – Văn mẫu lớp 9 4.8 (96%) 380 votes Nghị luận xã hội về lòng kiên trì – Bài làm 1 của một bạn học sinh giỏi Văn tỉnh Nghệ An Kiên trì là một phẩm chất tốt mà mỗi người cần phải có để rèn luyện bản thân mình. Cha ông ta đã từng dạy :” Có công mài sắt có ngày nên kim “ Lời khuyên trên hoàn toàn đúng. Sắt ...
Nghị luận xã hội về lòng kiên trì – Bài làm 1 của một bạn học sinh giỏi Văn tỉnh Nghệ An
Kiên trì là một phẩm chất tốt mà mỗi người cần phải có để rèn luyện bản thân mình. Cha ông ta đã từng dạy :” Có công mài sắt có ngày nên kim “
Lời khuyên trên hoàn toàn đúng. Sắt là một kim loại cứng nhưng nếu ra sức mài dũa lâu ngày thì có thể trở thành một cây kim sáng bóng, hữu dụng. Từ việc mài sắt nên kim nhân dân ta đã nêu lên một bài học sâu sắc về việc rèn luyện đứa tính kiên trì. Kiên trì là luôn giữ vững, không thay đổi ý định, ý chí để làm một việc gì đó mặc dù gặp nhiều khó khăn trở ngại.
Vậy tại sao phải kiên trì? Vì tất cả mọi việc trên đời này không phải dễ dàng mà thành công được. Nó là kết quả của một quá trình rèn luyện phần đầu không ngừng. Hơn nữa, trong cuộc sống con người luôn phài đương đầu với biết bao thử thách, khó khăn, nếu nãn lòng, thoái chí chắc chắn chúng ta chỉ nhận được sự thất bại, cay đắng.
ví dụ như Bác Hồ là một tấm dương sáng ngời về lòng kiên trì để chúng ta noi theo, Bác đã kiên trì con đường cứu nước dù gặp nhiều khó khăn, và nhờ kiên trì mà Bác đã biết hơn hai mươi thứ tiếng trên đời. Thầy Nguyễn Ngọc Kí cũng là một tấm gương về ý chí kiên trì, dù bị liệt mất đôi tay nhưng vẫn cố gắng rèn luyện viết bằng chân và trờ thành thầy giáo giỏi Nguyễn Đình Chiểi dù bị mù hai đôi mắt nhưng vẫn kiên trì vượt qua khó khăn và trỡ thành một thầy giáo, người thầy thuốc để bốc thuốc chữa bệnh nhân dân….những người có đức tính kiên trì sẽ đạt được những thành công và đc mọi người yêu mến,cảm phục.
Đồng thời, bên cạnh những người biết kiên trì để đạt được thành công trong cuộc sống vẫn có những người có biểu hiện thiếu sự kiên trì trong cuộc sống cũng không ít nhừng người thiếu ý chí, nghị lực, dễ nãn lòng thoái chí ví dụ như những người chĩ biết dựa vào người khác,sự giúp đỡ người khác đễ nhận được thành công về mình .Những người đó chắc chắn sẽ không nhận đc sự cãm phục yêu mến kính trọng từ mọi người sẽ nhận lấy những thất bại
Nói tóm lại, kiên trì là một đức tính cần có ở mỗi người.Là học sinh chúng ta cần cố gắng nổ lực , học tập, rèn luyện một ý chí vững vàng, để đối mặt với những khó khăn phía trước để khiến đất nước ngày càng xanh đẹp và phát triển đến tầm cao.
Hãy nhớ rằng :” Chúng ta chĩ thật sự thất bại mọi khi chúng ta từ bỏ mọi cố gắng “.
Nghị luận xã hội về lòng kiên trì – Bài làm 2
Trong cuộc sống, chúng ta thường thấy có rất nhiều người đã thành công ở lĩnh vực mà họ đang làm. Để đạt được thành công rực rỡ như vậy, họ đã phải cố gắng rất nhiều trong việc tu dưỡng tri thức, kĩ năng và trên hơn hết là đức tính kiên trì , nhẫn nại. Nếu muốn cuộc sống sung túc và hạnh phúc thì chúng ta cần kiên trì và nỗ lực trong công việc.
Vậy kiên trì là gì? Kiên trì là biết nhẫn nại, chờ đợi, phải có sự quyết tâm khi làm bất cứ công việc nào mà mình đang mong muốn. Nhờ có kiên trì học tập thì ta mới có thành quả tốt đẹp và được mọi người trân trọng, đạt được những lợi ích quý giá. Nhờ có kiên trì mà ta không bị thất bại. Kiên trì giúp cho chúng ta đạt được ước mơ. Ví dụ như tôi mơ ước được trở thành bác sĩ thì tôi phải kiên trì, nỗ lực nhiều hơn trong học tập, rồi mai đây tôi cũng sẽ trở thành bác sĩ như mình đã hằng mơ ước. Các bạn sẽ thực hiện được ước mơ của mình nếu có sự kiên trì, nhẫn nại. Những người thành công trong cuộc sống đó là những người luôn biết phấn đấu, kiên trì, nhẫn nại. Bởi họ đặt hết niềm tin, quyết tâm vào công việc thì chắc chắn họ sẽ thành công. Ví như Ê-đi-xơn đã tìm tòi, nghiên cứu cách tạo ra bóng đèn tròn nhưng ông vẫn kiên trì nhẫn nại tiếp tục trong công việc nghiên cứu sau 10.000 lần thất bại. Cuối cùng ông cũng thành công.
Thế nhưng trong cuộc sống vẫn còn đâu đó một số người hay nản chí, chỉ thất bại lần đầu đã vội bỏ cuộc. Những người thiếu ý chí như vậy chắc chắn trong tương lai sẽ không bao giờ thành công được. Trong đời sống hàng ngày ta vẫn thấy có rất nhiều người nghèo nàn đó là do họ không ăn học đàng hoàng ngày trước chỉ biết trốn học, không thích học. Sau này họ phải buôn bán vé số hay phải trộm cắp… bởi họ sống mà không có một mục đích rõ ràng, không kiên trì phấn đấu để vươn lên trong cuộc sống. Những đối tượng này sẽ dễ sa vào con đường phạm pháp.
Nếu trong cuộc sống ta không kiên trì, nhẫn nại thì khó mà dẫn đến thành công trong mọi việc được. Vì vậy ta hãy cố gắng học tập, phấn đấu đến mục tiêu mà mình đã đặt ra. Tôi sẽ kiên trì nhiều hơn nữa để có thể đạt được thứ mình mong muốn và được mọi người tôn trọng.
Nghị luận xã hội về tính kiên trì – Bài làm 3
“Có chí thì nên”: một bài học giáo dục cho con trẻ rất hay của người xưa, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ hiện nay. Đôi khi chính chúng ta phải nhìn nhận rằng số người thiếu sự quyết tâm, ý chí phấn đấu cầu tiến ngày càng nhiều trong xã hội. Dường như chính bản thân họ, đúng hơn là sự tự giác, tự thân vận động đã bị mất đi trong cái tiện nghi đầy đủ. Vì lẽ đó mà học lại sống một cách an nhàn, thiếu sự nỗ lực, ý chí cầu tiến. Và sẽ tai hại hơn khi chính họ chưa được rèn luyện, được dạy cách thích ứng với mọi tình huống bất ngờ xảy đến.
Mặc khác còn có những người lại bi quan, không có sự kiên trì, quyết tâm, thấy việc nặng nhọc trước mắt là đùn đẩy, có suy nghĩ là sẽ không làm được, từ bỏ tất cả mọi thứ. Những con người ấy chỉ nhìn sự việc qua một khía cạnh, một khía cạnh bó hẹp trong cái khuôn khổ mà họ từ tạo ra. Một cái vỏ bọc của sự bi quan. Họ chỉ thấy cái xấu, cái bất lợi trước mắt nhưng lại quên đi lợi ích lâu dài.
Bên cạnh đó lại có những người mới vừa gặp thử thách đầu tiên là lại tự bỏ cuộc. Chuyện này đã quá quen thuộc. Việc từ bỏ nhanh chóng ấy là do người đó thiếu sự tự tin, cầu tiến, họ sợ thất bại, họ không dám nhìn nhận sự thật dù có thể là phủ phàng. Và cũng đôi khi có nhiều người đã nổ lực hết sức mình để vượt qua thử thách nhưng lại không đạt được kết quả mong muốn. Điều đó lại càng dẫn đến việc người ấy sẽ bị áp lực đè nặng, để rồi nản chí, dừng cuộc đua nửa chừng trong khi bản thân học chỉ mới đi một phần ba chặng đường.
Thật ra chẳng có gì mới lạ cả. Con người từ cổ chí kim vẫn chạy đường trường trên cái lối mòn, ngặt nghèo này. Bù lại-và cũng chính từ đó mà ra? Xã hội loài người vẫn luôn trọng vọng những ai đạt được mục đích của mình, và mục đích càng cao lại càng thêm vinh dự.
Cái chính yếu và được đề cao vẫn lài cái quyết tâm, chừng nào còn bền gan trên đường; cho dù đã thất thểu, hay chỉ còn thoi thóp thì tệ lắm cũng vẫn được người đời khen tặng là có chí hướng, có nghị lực. Vì vậy, chúng ta cứ cố gắng hết sức của mình, hãy sử dụn chính khả năng, con người thật của ta thì dù có thất bại đi chăng nữa, chúng ta cũng vui long. Điều đó đâu đáng để ta buồn, có thật bại mới có thành công, có nghị lực mới đạt được kết quả.
Văn hóa con người vẫn chỉ quảng bá và đề cao sự kiên cường. Chúng ta đều được dạy từ lúc nằm nôi là một khi đã quyết định hướng đi và mục tiêu thì nhất định phải vững lòng theo đuổi đến cùng. Phải theo đuổi cho đến khi thắng lợi vẻ vang hay thất bại hào hùng, nhưng chúng ta tuyệt không được dạy cách rút lui kịp thời, cách bỏ cuộc đúng lúc. Sa lầy trong cuộc chiến, bám trụ một cách bền gan, chôn vùi thêm bao sinh mạng cũng mặc kệ.
Nhưng để lập trường bị lung lạc hay mất niềm tin là tệ hại, xét lại mục tiêu hay đường hướng đạt ra-cho dù trên cơ sở nào cũng vậy thì quả phạm vào tối kị. Điều này nghe chừng như chỉ là một sự ràng buộc về văn hóa hay xã hội, song thực sự lại có vẻ được đóng khuôn sẵn trong tâm trí, tư duy con người. Theo đó, chính những con người có khả năng lí luận sâu sắc lại là những người ít sẵn sang tự chuyển đổi cách nhìn.
Trái lại, họ là thành phần bám víu mạnh mẽ nhất vào đường hướng đã từng lựa chọn. Lẽ nào, con người ta lại tâm niệm cuộc sống chỉ là những quảng đường việt dã nối tiếp và đã lên thì không thể dừng hay quay lại. Nói thẳng ra là chính chúng ta cần phải biết lượng sức mình, đừng lấy cái tính bền chí của mình mà lại làm dụng nó vì mục đích thiếu thiết thực.
Nếu nói một vận động viên chỉ cần tính bền bỉ, kiên cường là có thể chinh phục đường đua 42km thì quả là một sai lầm. Họ hiểu rằng chỉ một yếu tố “ý chí” thì không thể giúp họ hoàn thành chặng đường nếu thiếu “sức lực”. Chúng ta cũng như học nhưng thay vào đó là “cơ hội”. Chính chúng ta tạo nên cơ hội và cần phải khôn ngoan trong việc tận dụng nó. Đừng ngồi đó mà há miệng chờ sung, một việc ngu xuẩn, phung phí thời giờ. Và khi biết cách tạo ra cơ hội cho bản thân mình thì ắc hẳn người ấy sẽ có được lợi thế.
Việc để có được ý chí bền bỉ cần phải dựa vào chính chúng ta. Nó dễ có, nhưng cũng dễ mất nếu như không biết gìn giữ và di dưỡng nó hằng ngày. Đừng cố tạo ra áp lực cho ta, điều đó sẽ gây ra việc phản tác dụng trong việc hình thành tính “kiên trì”. Mối quan hệ giữa “chí” và “cơ hội” là sự liên kết chặt chẽ mà một người muốn thành công có.
Nghị luận xã hội về lòng kiên trì – Bài làm 4
Bác Hồ đã từng viết:
“Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên”
Thực sư, điều làm nên sự thành công của một người không thể không kể đến lòng kiên nhẫn của họ khi theo đuổi mục tiêu của mình. Đó làm một trong những yếu tố vô cùng quan trọng quyết định sự thành bại của chúng ta.
Vậy lòng kiên nhẫn là gì? Đó là khi chúng ta biết bình tĩnh nhìn nhận, đánh giá mọi việc, không vội vàng ,bực bội, nản chí khi những khó khăn. Kiên nhẫn là khi bản thân tập trung, tin tưởng vào việc mình đang làm đồng thời khi vấp ngã cũng tự mình đứng dậy chứ không buông xuôi.
Lòng kiên nhẫn đem lại nhiều lợi ích trong cuộc sống. Một người bản tính kiên nhẫn sẽ luôn thành công trong công việc và học tập. Sự kiên nhẫn là chìa khóa để giải quyết mọi khó khăn, giúp chúng ta lấy những vấp ngã làm bài học mà quyết tâm cố gắng đến cùng để đạt được mục tiêu. Hẳn nhiều người còn nhớ thầy Nguyễn Ngọc Kí – một người bị liệt cả hai tay nhưng với lòng kiên nhẫn, thầy đã làm được mọi việc như một người bình thường. Không chỉ vậy, thầy nay đã trở thành một thầy giáo mẫu mực, là tấm gương về nghị lực sống và lòng kiên nhẫn với nhiều người.
Tuy nhiên, nhiều bạn trẻ ngày nay không tự rèn luyện cho mình bản tính kiên nhẫn. Khi gặp khó khăn trong cuộc sống, họ dễ chán nản và buông xuôi. Khi gặp những chuyện không vừa ý, thay vì bình tĩnh tìm cách giải quyết, họ bực bội, nóng vội, cáu gắt khiến cho chuyện lại càng rắc rối, rơi vào bế tắc hơn. Sống thiếu kiên nhẫn khiến họ trở nên dễ dãi với chính bản thân mình, sống thờ ơ và không có mục đích rõ ràng. Cuộc sống của họ trở nên vô nghĩa.
Sự kiên nhẫn có thể được rèn luyện từ những hành vi rất nhỏ trong đời thường. Là học sinh, chúng ta sự kiên nhẫn được thể hiện qua việc tự giác học hành, những môn yếu kém thì chịu khó nghe giảng trên lớp, làm bài ở nhà, hỏi bạn bè… Sự nỗ lực không ngừng sẽ giúp bạn đạt kết quả cao trong một tương lai không xa.
Thực sự lòng kiên nhẫn là vô cùng cần thiết cho mỗi một người. Tự rèn bản thân có đức tính kiên nhẫn, bạn sẽ gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống.
Từ khóa tìm kiếm
- Bai văn kiên tri
- mot so cau tho hay noi ve dat tinh kien tri vuon len chi kho
- nghị luận về lòng kiên trì
- nghị luận về tính kiên trì
- phải chăng nổ lực và kiên trì sẽ gặt hái được thành công?lớp 9
- Suy nghĩ về lòng kiên trì