31/03/2021, 15:32

Nghị luận "Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng" số 9 - 10 Bài văn nghị luận về câu nói "Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng" (lớp 12) hay nhất

Trong xã hội ngày càng tiến bộ, phát triển, việc không ngừng nỗ lực vươn lên để đạt được mục đích đã đặt ra chiếm một phần rất lớn đối với thành công. Giống như nhà văn nổi tiếng Trung Hoa Lỗ Tấn đã nói: “Trên con đường đi đến thành công không có dấu chân của những kẻ lười biếng”. ...

Trong xã hội ngày càng tiến bộ, phát triển, việc không ngừng nỗ lực vươn lên để đạt được mục đích đã đặt ra chiếm một phần rất lớn đối với thành công. Giống như nhà văn nổi tiếng Trung Hoa Lỗ Tấn đã nói: “Trên con đường đi đến thành công không có dấu chân của những kẻ lười biếng”.


Thành công là đạt được một mục đích cao quý, là cái đích cuối cùng của mỗi người trong cuộc đời. Thành công cũng có thể đơn thuần là đạt được một mong ước, khát vọng nhỏ bé nào đó. Một cậu học sinh mong ước thi đậu vào một trường đại học danh tiếng, cậu chăm chỉ học tập và đạt được mục tiêu. Đó là thành công của cậu ta. Một cô bé mong ước tặng cho mẹ một món quà sinh nhật ý nghĩa, cô dành dụm tiền hằng ngày và đạt được mong ước của mình. Không thể phủ nhận rằng đó cũng là thành công đối với cô. “Con đường thành công” là con đường của đỉnh cao vinh quang thắng lợi nhưng cũng có thể là đạt được mục đích nhỏ bé nào đó.


Trái ngược với “thành công” là lười biếng. Lười biếng là một ĩhói quen xấu, là trây ì, không làm gì cả mà chỉ dựa dẫm vào người khác. Lười biếng là chọn lựa nghỉ ngơi khi phải làm việc. Lười biếng là chọn lựa việc chỉ ngồi ước mơ khi thực tế phải hành động để thực hiện ước mơ đó. Một chàng thanh niên luôn nghĩ rằng một ngày nào đó mình sẽ lập một công ti lớn. Nhung việc đó sẽ là của quá khứ nếu anh ta không bắt tay vào làm việc. Vậy sẽ “không có dấu chân của kẻ lười biếng” trên con đường đi tới thành công; không có ai thành công mà không do cố gắng nỗ lực.


Nói tóm lại: Những kẻ lười biếng không bao giờ chạm tay được tới vinh quang của thành công. Không có thành công nào đến với ta một cách dễ dàng. Thành công luôn phải trả giá bằng sự lao động không ngừng nghỉ, mồ hôi và công sức đổ ra. Thành công không phải là con đường dành cho những kẻ biếng nhác. Chỉ những người luôn luôn nỗ lực phấn đấu mới có thể bước trên con đường vinh quang này.


Vậy, tại sao con đường thành công không có dấu chân của những kẻ lười biếng? Chỉ đơn giản là dọ cuộc sống không phải là con đường trải bằng hoa hồng mà đầy những chông gai, cuộc sống không phải là con sông êm đềm mà cuồn cuộn dữ dội. Tưởng chừng như lí do đó không liên quan tới thành công nhưng thực chất chúng lại gắn bó mật thiết với nhau. Con đường cuộc sống chính là con đường thành công, đó là vinh quang đối với những ai cố gắng hết mình để vượt qua nó nhưng lại chính là vũng lầy chôn vùi những ai dễ từ bỏ, buông xuôi. Việc nhỏ mà không làm thì không bao giờ thành, có ước mơ mà không thực hiện thì chỉ là viển vông. Sự chăm chỉ là một chiếc chìa khoá quan trọng giúp ta mở cánh cửa thành công.


Thật đúng như vậy, chỉ những người luôn miệt mài lao động, nghiên cứu, sáng tạo, nỗ lực không ngừng để vươn lên mới có thể đạt thành công. Những người nổi tiếng mà chúng ta được biết đến hôm nay cũng phải trải qua quá trình làm việc không mệt mỏi. Thomas Edison – nhà phát minh tài ba người Mĩ đã phải cố gắng rất nhiều mới có thể trở nên nổi tiếng và giàu có. Ông sinh ra trong một gia đình đông con và lại có sức khỏe không tốt nhưng trái lại, ông không ngừng tìm tòi nghiên cứu về thế giới. Đó là khi còn nhỏ, đến khi trưởng thành, ông cũng đã rất cố gắng. Đặc biệt, để tìm ra dây tóc bóng đèn như ngày nay, ông đã phải tiến hành hơn 1000 thí nghiệm. Cuối cùng, bóng đèn đã trở thành phát minh được áp dụng rộng rãi nhất và vĩ đại nhất của ông. Không chỉ có Edison, minh chứng gần gũi hơn đối với chúng ta chính là Bác Hồ. Cả cuộc đời Bác là quá trình nỗ lực không ngừng nghỉ. Bác đã dành trọn đời mình cho cách mạng. Dù trải qua bao tháng năm nguy hiểm, vất vả, cực khổ nhưng cuối cùng, Bác đã đạt được mong ước của mình – một nước Việt Nam độc lập và phát triển như ngày hôm nay.


Xung quanh ta cũng không thiếu những tấm gương về lòng quyết tâm, sự kiên trì, cố gắng vượt khó vươn lên. Một tấm gương rất quen thuộc thôi, đó là chuyện về chị học sinh Đào Thu Hương dù bị khiếm thị nhưng vẫn học giỏi. Từ nhỏ, thị lực của chị cũng đã rất kém nhưng chị vẫn cố gắng học tập và trở thành một học sinh giỏi toàn diện. Đến năm học Tiểu học, chị được tư vấn đi phẫu thuật mắt nhưng kết quả cuộc phẫu thuật không như mong muốn nên mắt chị đã lịm hẳn. May mắn thay, khi học Trung học cơ sở, chị được thầy giáo Văn Như Cương nhận thẳng vào trường do kết quả học quá xuất sắc. Chị được nhiều tổ chức, cá nhân trao học bổng, tặng bằng khen. Chị luôn cố gắng vượt lên số phận và gặt hái nhiều thành quả cao.


Học sinh chúng ta càng phải nỗ lực để đạt được thành công. Rất dễ thấy, trong lớp học của ta, những học sinh lười nhác, ỷ lại không bao giờ có cơ hội đạt thành công. Lười nhác thì không thể tự rèn mình vào khuôn khổ kỉ luật, càng không thể học tốt. Trái lại, những học sinh chăm chỉ luôn luôn có cơ hội gặt hái thành công. Chăm chỉ thì họ có thể tự giác luyện cho mình ý thức kỉ luật, chăm chỉ thì họ sẽ nắm chắc kiến thức. Họ xứng đáng được bước trên con đường của vinh quang vì đã rất kiên trì nỗ lực.


Câu nói đã khẳng định vai trò quan trọng của sự nỗ lực đối với việc gặt hái thành công. Sự nỗ lực là rất cần thiết, nếu bạn có chiến lược, có ý tưởng mà không cố gắng thực hiện nó thì tất cả chỉ là con số 0. Là học sinh, chúng ta cần không ngừng học tập cũng như tu dưỡng đạo đức để đạt được thành công trong cuộc sống.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Nguyễn Mỹ Hương

187 chủ đề

43907 bài viết

Cùng chủ đề
Có thể bạn quan tâm
0