Nghị luân câu nói Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước của Bác Hồ
Đề: Hồ Chủ tịch có nói: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước”. Bằng thơ văn giai đoạn thê kỉ XI-XV, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên. Bài làm Từ thời vua Hùng dựng nước, trải qua bôn ngàn năm lịch sử, đất nước ta, dân tộc ta đã có một truyền thông hào hùng: đó là ...
Đề: Hồ Chủ tịch có nói: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước”. Bằng thơ văn giai đoạn thê kỉ XI-XV, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
Bài làm
Từ thời vua Hùng dựng nước, trải qua bôn ngàn năm lịch sử, đất nước ta, dân tộc ta đã có một truyền thông hào hùng: đó là lòng yêu nước vô bờ bến, tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm. Tiếp nối những bậc anh hùng dân tộc bất tử như: Hai Bà Trưng, Mai Thúc Loan, Bà Triệu, thì đến giai đoạn thế kỉ mười một - mười lăm, đất nước ta lại nổi lên những vị anh hùng xả thân vì đất nước: Lí Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Phạm Ngũ Lão, Trần Quang Khải, Nguyễn Trãi,...
Truyền thông hào hùng đó được diễn tả một cách sâu sắc và lắng đọng trong câu nói của Bác: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. ” Văn học là tấm gương phản ánh rõ nét quá trình phát triển của lịch sử và xã hội cho nên song song với thời đại của các anh hùng dân tộc thì những tác phẩm văn học bất hủ cũng ra đời. Bằng thơ văn thế kỉ XI - XV, chúng ta sẽ làm sáng tỏ nhận định trên của Bác để cùng hiểu thêm về truyền thống dân tộc Việt Nam.
Lòng yêu nước là một tình cảm thiêng liêng nhất, cao quí nhất của mỗi công dân đối với đất nước mình. Lòng yêu nước thể hiện ở rất nhiều mặt. Đó chính là lòng tự hào dân tộc, lòng yêu thiên nhiên, căm thù giặc, thương dân sâu sắc, tinh thần vượt khó khăn gian khổ trong cuộc sống chiến đấu cũng như lao động, niềm lạc quan tin tưởng vào sự thắng lợi của đất nước... Tất cả những điều đó chứa đựng hết trong danh từ thật thiêng liêng “lòng yêu nước”.
“Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập. Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương. Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau, song hào kiệt đời nào cũng có.
(Cáo binh Ngô).
Nguyễn Trãi, một tiêu biểu cho khí phách, tinh hoa của dân tộc đã viết lên những áng văn của lòng tự hào của một người dân nước Việt. Những áng văn đã khắng định chỗ đứng của Việt Nam, khẳng định những truyền thông, những con người Việt Nam tài ba và hào kiệt. Những con người Việt Nam yêu nước đã viết được những áng văn đó từ thực tế của lòng yêu nước nồng cháy của nhân dân, lưu truyền đến tận ngày nay cho con cháu biết được truyền thống tự hào dân tộc. Nguyễn Trãi phải có một khí phách như thế nàomới viết ra được những lời văn bất hủ đó.
Tự hào về dân tộc, về đất nước Việt Nam nên những con người Việt Nam kiên quyết bảo vệ nó. Trên sông Như Nguyệt, giọng nói hào hùng của Lí Thường Kiệt đã vang lên như sấm, bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của đất nước:
Sông núi nước Nam vua Nam ở
Rành rành định phận ở sách trời
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời.
Đất nước Việt tuy bé nhỏ nhưng nó là tất cả của người Việt Nam. Hàng vạn, hàng triệu con người Việt Nam đứng bên dòng Như Nguyệt thở cùng với từng lời văn, nhịp tim đập cùng với từng câu nói của bài thơ “thần”.
Lúc bài thơ kết thúc cũng là lúc hàng vạn, hàng triệu con người đó với lòng kiên quyết tột độ đã xông lên diệt giặc và lịch sử đã ghi nhận chiến tích hào hùng này. Đó chẳng phải là một chứng minh hùng hồn cho lòng yêu nước của dân tộc ta hay sao?
Sức mạnh nào đã cho dán ta lòng kiên quyết đánh đuổi quân xâm lược? Quân xâm lược nào mà chẳng tàn ác dã man. Chúng giày xéo, chà đạp những con người bị thống trị một cách tàn nhẫn, vô nhân đạo. Với lòng yêu nước nồng nàn nhân dân ta sao khỏi đau xót trước cảnh mất nước! Nguyễn Trãi đã phải viết ra những lời văn rướm máu:
Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ
(Cáo bình Ngô)
Đó là tiếng rên xiết của những con người bị đầy đọa, đó cũng là lời cáo trạng đanh thép kết tội giặc Minh. Tuy khác thời với Nguyễn Trãi nhưng trước sự xâm lăng của giặc phương Bắc, Hưng Đạo Vương: “Ta thường tới bữa quên ăn, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa”. Lòng yêu nước không chỉ dừng ở những trằn trọc, những tình cảm xót thương mà biến thành ngọn lửa căm thù và đã bùng cháy thành hành động. Cả hai ông đều thét lên sự quyết tâm diệt giặc của mình:
Lẽ nào trời đất dung tha
Ai bảo thần dân chịu được?
(Cáo bình Ngô)
Đây là tiếng thét của Nguyễn Trãi hòa cùng vận con người Việt Nam.
Còn đây là sự quyết tâm sắt đá của Trần Quốc Tuấn cùng vạn binh lính:
Dẫu cho trăm thân ta phơi ngoài ngọn cỏ, nghìn xác ta gói trong da ngựa, cũng nguyện xin làm.
(Hịch tướng sĩ)
Có phải, chỉ có lòng yêu nước vô hạn mới căm thù giặc sâu sắc như vậy?
Chính lòng yêu nước cộng thêm viên ngọc quí nhất của truyền thông dân tộc. đã hun đúc lên những vị anh hùng bất tử như Lí Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Trãi... Họ là tinh hoa của dân tộc, chắt lọc những tinh hoa từ bao đời thể hiện trong sự hi sinh to ân trước vận mệnh đất nước:
Đau lòng nhức óc chốc đà mười mấy năm trời,
Nếm mật nằm gai há phải một hai sớm tối.
(Cáo Bình Ngô)
Lòng yêu nước được thể hiện ở Nguyễn Trãi rất rõ nét và tột đỉnh. Ông đã dành tất cả cho sự nghiệp đất nước, cho sự ấm no và hạnh phúc của nhân dân:
Bui một tấc lòng ưu ái cũ
Đêm ngày cuồn cuộn nước triều dâng
(Tấc lòng ưu ái- Nguyễn Trãi)
Ông sẵn sàng hi sinh tất cả; quên đi những vị kỉ cá nhân để lấy cái nhân nghĩa làm đầu. Cái nhân, cái nghĩa của ông chẳng phải xuất phát từ lòng yêu nhân dân, đất nước đó sao?
Chỉ có lòng yêu nước mới làm xuất hiện các chiến lược, chiến thuật thật kì diệu, những thông minh lạ kì của các vị lãnh tướng:
Thế trận xuất kì lấy yểu chống mạnh
Dùng quân mai phục lấy ít địch nhiều
(Cáo bình Ngô)
Bởi vì quyết tâm quét sạch quân thù, quyết giành lại đất nước nhỏ bé nhưng chói lọi những trang sử vàng mà nhân dân ta đã hai lần thắng nhà Tông, ba lần thắng quân Nguyên - Mông, mười năm kháng chiến anh dũng chông Minh.
Một đất nước thật hào hùng, một dân tộc nồng nàn yêu nước mới có thể có những người con bất tử như Nguyễn Trãi, Trần Hưng Đạo,...
Không chỉ trong công cuộc chông ngoại xâm mà cả trong hòa bình, Phạm Ngũ Lão, một tướng tài của đời nhà Trần, với khí thế của ba lần chông Nguyên Mông vẫn chưa thật sự hài lòng với những gì mình đã làm cho đất nước:
Công danh trai trẻ còn vương nợ
Huống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu
(Thuật hoài- Phạm Ngũ Lão)
Và đây một Lê Thánh Tông luôn luôn mong ước một nền hòa bình thịnh trị, đời sông nhân dân ấm no, hạnh phúc:
Nhà Nam nhà Bắc đều no mặc
Lừng lẫy cùng ca khúc thái bình.
(Vịnh năm canh)
Truyền thống yêu nước của dân tộc ta càng được nâng lên khi có ánh sáng của Đảng soi đường.
Như cha ông thuở trước, người Việt Nam không thể ngồi yên trước bọn giặc xâm lược. Trong cuộc kháng chiến chông Pháp, chống Mĩ, những người dân Việt Nam từ giã nhưng gì thân thương, yêu quý nhất của mình để lên đường bảo vệ đất nước:
Ruộng nương anh để bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
{Đồng chí -Chính Hữu)
Lòng yêu nước đã thúc giục họ ra đi. Họ mang theo bao nỗi nhớ thương mà không hề chùn bước bởi vì tất cả đều có lí tưởng là quyết tâm tiêu diệt quân thù, giành lại nền độc lập tự do cho đất nước với một niềm tin tưởng tuyệt đôi vào Đảng.
Văn học Việt Nam từ thế kỉ XI - XV đã khẳng định giá trị cao đẹp lời dạy của Bác đúc kết truyền thống quý báu của dân tộc ta từ bao đời nay. Tự hào thay, Tổ quốc em là một đất nước giàu đẹp và anh hùng!
Truyền thông yêu nước của dân tộc ta ngày càng phát triển cao hơn, cao mãi, nhất là từ khi có Đảng lãnh đạo. Con người mới xã hội chủ nghĩa đã nối tiếp cha anh mình. Với lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần trách nhiệm cao, lạc quan, yêu đời,... chúng ta, lớp người kế tục sự nghiệp cách mạng phải trau dồi cho mình những đức tính đó và phải nâng cao lòng yêu nước, yêu dân tộc. Nó là kim chỉ nam của mọi hoạt động của chúng ta. Riêng em, khi còn ngồi ở ghế nhà trường sẽ quyết tâm trau dồi không chỉ về trình độ văn hóa, khoa học kĩ thuật mà còn tự phấn đấu về đạo đức cách mạng để ghi nhớ lời dạy của Bác:
Các vua Hùng đã có công dựng nước
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ nước.