24/05/2017, 13:11

Nêu suy nghĩ của em về truyện ngụ ngôn về Ngọn nến ngữ văn 12

Đề bài: Anh chị có suy nghĩ gì về câu chuyện ngụ ngôn về ngọn nến trong chương trình văn học lớp 12. Con người bên cạnh những đức tính tốt đẹp thì cũng có những tật xấu rất phổ biến. Những tật xấu ấy rất dễ hiện hữu trong con người ta nếu như ta buông thả, không ...

Đề bài: Anh chị có suy nghĩ gì về câu chuyện ngụ ngôn về ngọn nến trong chương trình văn học lớp 12. Con người bên cạnh những đức tính tốt đẹp thì cũng có những tật xấu rất phổ biến. Những tật xấu ấy rất dễ hiện hữu trong con người ta nếu như ta buông thả, không nghiêm khắc với bản thân mình. Có một danh ngôn đã nói tật xấu ban đầu chỉ như người khách qua đường sau đó thành người bạn của bạn và sau đó là ...

Đề bài: Anh chị có suy nghĩ gì về câu chuyện ngụ ngôn về ngọn nến trong chương trình văn học lớp 12.

Con người bên cạnh những đức tính tốt đẹp thì cũng có những tật xấu rất phổ biến. Những tật xấu ấy rất dễ hiện hữu trong con người ta nếu như ta buông thả, không nghiêm khắc với bản thân mình. Có một danh ngôn đã nói tật xấu ban đầu chỉ như người khách qua đường sau đó thành người bạn của bạn và sau đó là trở thành tri kỉ. Những tật xấu được nhiều nhà văn truyền tải qua những câu chuyện. Tiểu biểu trong đó có câu chuyện ngụ ngôn về ngọn nến. Qua câu chuyện ta rút ra được nhiều bài học chủ yếu.

Câu chuyện kể về một cây nến tỏa sáng lung linh khi bỗng dưng mất điện. Nến thấy hân hoan khi mọi người trâm trồ : “ May quá nếu không có cây nến thì chúng ta sẽ không thấy gì mất”. Thế rồi sáp nến chảy ra nên ngắn dần. Nến thầm nghĩ tại sao mình phải thiệt thòi như vậy. Sau đó nến mượn cơn gió nhẹ tắt phụt ngọn lửa đi. Thế nhưng mọi người lại tìm thấy một ngọn đèn dầu thay thế. Và cây nến bị vứt vào trong ngăn kéo không ai nhớ đến nó nữa. Nến hiểu rằng hạnh phúc của nó là được cháy sáng, dù là ánh lửa nhỏ. Bởi vì nó là ngọn nến. Có thể thấy câu chuyện ý muốn nói tới thói ích kỉ của con người.

Điều đầu tiên ta rút ra về thói ích kỉ là gì? Ích kỉ là một thói xấu của con người mà biểu hiện là chỉ biết nghĩ đến lợi ích của bản thân không để ý đến lợi ích của người khác. Mà thậm chí có thể vì lợi ích của mình bất chấp sự có hại đến người khác. Thói ích kỉ là một thói vô cùng xấu của con người vì thế nếu không cẩn thận ta sẽ rất sẽ mắc phải và rất khó có thể sửa đổi. Ích kỉ chính là một phạm trù trong đạo đức của con người mà đạo đức thì phải rèn luyện trong suốt quá trình sống.

truyen ngu ngon ve ngon nen

Qua câu chuyện tác giả muốn nói đến biểu hiện của tính ích kỉ. Con người chúng ta rất muốn mình là trung tâm của tất cả mọi việc, thích được mọi người chsu ý quan tâm thế nhưng đọng chạm đến quyền lợi thì lại chỉ nghĩ đến bản thân mình. Chúng ta thường muốn người khác trầm trồ khen ngợi mình, cần đến mình nhưng lại không muốn vì người khác mà mất đi quyền lợi hay lợi ích của mình. Chính vì thế ta chỉ làm những việc có lợi cho ta mà thôi.

Ích kỉ trong học tập, đơn giản là vấn đề giúp bạn của mình học tập tốt hơn. Trong giờ học ấy bạn có hỏi ta về một câu hỏi nhưng sợ rằng bạn sẽ giỏi hơn mình và mình không được thầy cô chú ý tới nữa thì ta lại quyết định không nói. Hay trong việc thi hay kiểm tra cô giáo cho đề cương ôn tập thì không nói với bạn. Hành động ấy nói rõ thói ích kỉ trong học tập. Nói tóm lại ích kỉ trong học tập là chỉ muốn mình tốt còn không muốn ai tốt hơn mình cả.

Đó là ích kỉ trong học tập còn trong công việc thì ích kỉ là khi công ty thưởng nóng cho một bộ phận đã có tinh thàn và kết quả làm việc tốt. Tuy nhên trưởng phòng ví không muốn cuỗm hết số tiền thưởng mà không nói với nhân viên một câu nào coi như không có vụ thưởng đó. Hay là nếu có đưa thì anh ta cũng chi đưa một ít trong số đó và nói chỉ được hưởng thế thôi. Đó không chỉ à ích kỉ mà còn là tư lợi một cách trắng trợn. Hay cùng là đồng nghiệp trong một công ty nhưng cả hai đều được tuyên dương để một trong hai người đó sẽ trở thành người được một phần thưởng lao động tiên tiến. Một người nhà khá giả còn một người nhà khó khăn. Dẫu biết điều đó nhưng người khá gải nọ lại không muốn nhường phần thưởng ấy. Mặc cho mọi người trong công ty khuyên bảo nhưng nhất quyết người đó vẫn cố gắng để lấy cho băng được.

Hay đơn giản trong cuộc sống thường ngày, ích kỉ được biểu hiện khá rõ ràng. Cùng một làng xóm với nhau nhưng lại chi lo nhà mình. Rác rưởi ở nhà mình thì lại mang sang cổng nhà hàng xóm để đốt. Họ chỉ nghĩ đến cái lợi ích của bản thân, họ sợ đốt rác ở nhà họ thì đen sân chứ không quan tâm đốt ở nhà người ta thì như thế nào. Hay có mọt câu chuyện khác đó là cùng chung một cổng ra vào thế nhưng không giữ vệ sinh chung nhà thì bày nhà thì dọn. Nhưng nhà bày ra chẳng bao giờ biết ý, có khi quét được cái cổng thì lại chừa phần gần nhà của người kia.

Đó là những thói ích kỉ dễ thấy trong cuộc sống, vì sao gọi nó là thói xấu đều có nguyên nhân của nó cả. Bởi vì sau những việc làm ấy thì người ta sẽ đánh giá mình là con người như thế nào. Đó có thể nói là chỉ mang lại tác hại chứ không mang lại điều tốt đẹp. Đôi khi cái lợi trước mắt lại là cái hại về sau. Như câu chuyện ngọn nến kia, nến ích kỉ sợ mình thiệt mà quyết đinh tắt đi thì ngay sau việc làm ấy không ai còn nhớ đến sự tồn tại của nến trong ngăn kéo nữa. Còn chúng ta một khi đã ích kỉ thì không ai còn muốn nhìn thấy ta họ sẽ xa lánh và những người ích kỉ sẽ bị lãng quên. Ích kỉ sẽ làm cho mọi người không còn muốn giao tiếp quan hệ với bạn nữa.

Qua câu chuyện ta cũng thấy được nến đã nhận ra bài học cuộc đời mình thì chúng ta cũng nên giúp ra bài học cho mình. Nếu hạnh phúc của nến là được cháy sáng thì hạnh phúc của chúng ta là khi mọi người hạnh phúc. Hãy cho đi mà không tính toán hãy nghiêm khắc với bản thân để không vướng phải thói xấu này. Cái gì lợi cho mình thì làm là đúng nhưng điều kiện là cái lợi đó không được ảnh hưởng đến quyền lợi của ai, không làm hại đến ai. Khi đã mắc sai lầm thì chúng ta vẫn có thể sửa sai vì không ai đánh kẻ chạy lại cả. Điều cơ bản ở đây là hãy biết rèn luyện phẩm chất của mình để được mọi người yêu mến.

Như vậu có thể thấy câu chuyện ngụ ngôn về ngọn nến thật sựu rất có ý nghĩa. Qua hình ảnh cây nến ta nên biết tránh xa với những thói hư tật xấu đặc biệt là thói ích kỉ. Hãy biết sống chan chứa tình yêu thương con người, hãy cho đi rồi một ngày nào đó bạn sẽ được nhận lại có thể không phải người bạn đã cho mà là một người khác cho. Bởi lẽ “ sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.

0