Nêu suy nghĩ của em về tài và đức
Đề bài: Bài làm Bác Hồ kính yêu, vị lãnh tụ vĩ đại, người cha già của đân tộc ta đã có một châm ngôn sống vô cùng chân lý “ Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó” để có thể thấy rằng mối quan hệ tài đức là ...
Đề bài:
Bài làm
Bác Hồ kính yêu, vị lãnh tụ vĩ đại, người cha già của đân tộc ta đã có một châm ngôn sống vô cùng chân lý “ Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó” để có thể thấy rằng mối quan hệ tài đức là vô cùng quan trọng. Để trở thành công dân có ích đòi hỏi cần có sự tổng hòa của nhiều yếu tố, trong số đó có sự kết hợp của cả tài và đức.
Tài là trình độ, năng lực, khả năng sang tạo cũng như nắm bắt tình huống giỏi và biết cách xử lý khéo. Tuy nhiên tài năng không chỉ là năng khiếu bẩm sinh, nó còn là kết hợp của nhiều yếu tố năng khiếu, sự cần cù trọng học tập, sự rèn luyện chăm chỉ trong cuộc sống và lao động. Tài biểu hiện cả trong lao động trí óc, lao động chân tay và và các ngành nghệ thuật.
Đức là phẩm chất và nhân cách của con người. Đức là kết quả của nhiều yếu tố: bản chất, môi trường sinh sống, môi trường học tập, sự dạy dỗ, hướng phát triển từ gia đình, nhà trường , xã hội. Và đặc biệt là sự tự tu dưỡng bản thân. Đức biểu hiện trong suy nghĩ, lời nói, hành động của con người và trở thành một lẽ sống đẹp.
Tài và đức thể hiện vẻ đẹp nhân cách con người, cũng là hai yếu tố cơ bản làm nên thành công của một con người.
Một người có tài năng trong một lĩnh vực nào đó có thể giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, có năng lực làm tốt nhiều công việc trong cùng một lúc, làm việc một cách chỉnh chu và khoa học, nhạy bén với các vấn đề có liên quan và có khả năng giải quyết tốt nếu có sự việc nào đó phát sinh. Tài năng giúp cuộc sống của người phát triển tiến bộ một cách nhanh chóng.
Người có đức có thể hiểu chung là người có tâm lòng thiên lương trong sáng, luôn nghĩ cho người khác, luôn giúp đỡ người khác, đặt lợi ích tập thể lên trên lợi ích cá nhân. Những người như vậy sẽ luôn hướng đến những điều tốt đẹp cho cộng đồng. Đức giúp con người sống tốt, có lí tưởng cao cả, có lẽ sống cao đẹp, là sức mạnh tinh thần giúp con người vượt qua khó khăn. Phẩm chất đạo đức giúp mối quan hệ giữa người và người tốt đẹp hơn, cuộc sống có chất lượng hơn.
Những người tài đức vẹn toàn thật sự là những người có phẩm chất tốt đẹp và có nhiều đóng góp hữu ích cho xã hội. Bác Hồ, đại tướng Võ Nguyên Giáp là những tấm gương sáng điển hình về tài và đức giúp nhân dân Việt Nam ta giành lại quyền độc lập qua bao nhiêu gian khổ. Nhà nông học Lương Định Của cũng là một tấm gương như thế. Trong suốt sự nghiệp của mình, ông đã gắn bó với người nông dân và đã có nhiều cống hiến và đóng góp cho ngành công nghiệp nước nhà, nghiên cứu và lai tạo được nhiều giống cây trồng có năng suất cao.
Tài và đức có mối quan hệ khăng khít với nhau. Tài là kỹ năng , đức là phẩm chất. Rèn luyện được tài và đức là điều kiện cần và đủ cho lý tưởng phấn đấu vì một xã hội tốt đẹo hơn. Đặc biệt, cần có sự dung hòa giữa hai yếu tối này vì có tài mà không có đức sẽ dễ dẫn đến sự lệch lạc trong suy nghĩ và hành động, thiếu sự phấn đấu, tu dưỡng và rèn luyện bản thân. Người có tài mà không biết đem tài để phục vụ nhân dân, làm giàu đất nước , tài mà chỉ biết thu vén cho lợi ích cá nhân thì cái tài đó hoàn toàn vô ích. Người có tài mà vô đạo đức thậm chí sẽ gây ra nhiều tác hại xấu cho bản than và cộng đồng khi họ tài năng, thong minh và có thể giải quyết được mọi chuyện một cách dễ dàng. Ví dụ như những những lãnh đạo cấp cao trong bộ máy quản lý nhà nước hoặc doanh nghiệp rất có tài nhưng lại tham ô tư lợi thì cũng sẽ ảnh hưởng xấu đến công việc chung, ảnh hưởng xấu cho cộng đồng.
Người có đức thường được mọi người kính mến, quý trọng, nhưng có đức mà không có tài thường khó thực hiện được chức trách, khó hoàn thành nhiệm vụ, kết quả đạt được nhiều khi không được như mong đợi, ví dụ như cán bộ có tư chất đạo đức tốt nhưng lại kém năng lực trong cách nắm bắt, xử trí công việc hay không hiểu thấu đáo am tường nghiệp vụ chuyên môn thì sẽ kéo theo sự thụt lùi trong cơ cấu chung mà anh ta quản lý.
Như vậy có thể thấy được con người nếu thiếu một trong hai giá trị trên đều là người không trọn vẹn. Đức và tài bổ sung, hỗ trợ cho nhau để con người trở thành toàn diện, đạt hiệu quả cao trong quá trình làm việc và cống hiến.
Cách nói giản dị và cụ thể trong lời khuyên của Bác giúp ta nhận thức đúng đắn hơn về vai trò quan trọng của đức và tài trong quá trình hoàn thiện phẩm chất, nhân cách của một con người. Trong hai yếu tố ấy thì “đức” là gốc, là yếu tố quan trọng hàng đầu. “Tài” là biểu hiện cụ thể của “đức”, không có khái niệm đạo đức chung chung, tách rời hiệu quả việc làm. Giá trị của một con người là những đóng góp hữu ích cho cộng đồng. Trên cơ sở nhận thức đầy đủ về mối quan hệ giữa tài và đức, bản thân mỗi chúng ta phải biết trau dồi, rèn luyện bản thân cả về trình độ, năng lực và phẩm chất để thật sự trở thành người lao động toàn diện, có ích cho đất nước.
Có quyết tâm phấn đấu, rèn luyện bản thân trở thành người thật sự có tài, có đức góp phần vào sự nghiệp xây dựng đất nước trong giai đoạn hội nhập hiện nay.
Nguyễn Lưu