Nêu suy nghĩ của em về Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ (Bài 2)
Nêu suy nghĩ của em về Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ (Bài 2) Chuyện người con gái Nam Xương thể hiện niềm thương cảm sâu sắc của tác giả đối với người phụ nữ dưới chế độ phong kiến xưa. Đồng thời, tác phẩm cũng có những giá trị hiện thực và nhân đạo rất đáng quý. ...
Nêu suy nghĩ của em về Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ (Bài 2)
Chuyện người con gái Nam Xương thể hiện niềm thương cảm sâu sắc của tác giả đối với người phụ nữ dưới chế độ phong kiến xưa. Đồng thời, tác phẩm cũng có những giá trị hiện thực và nhân đạo rất đáng quý.
Tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương được trích trong tập truyện Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ. Chính trong tác phẩm này, Nguyễn Dữ đã đặt ra vấn đề phụ nữ trong xã hội phong kiến, dưới những áp bức, bất công của xã hội xưa.
Trong tác phẩm, ông đã gửi gắm ý tưởng của mình vào một người phụ nữ bất hạnh tên là Vũ Nương. Đây là nhân vật được coi là hội tụ đầy đủ những vẻ đẹp về nhan sắc và tâm hồn. Vũ Nương lấy người chồng gia trưởng, đa nghi và đề phòng vợ quá sức, nhưng nàng luôn giữ gìn khuôn phép, không để xảy ra bất hoà, vì vậy gia đình luôn êm ấm, hạnh phúc. Khi chồng đi lính, Vũ Nương dặn dò những lời đầy tình nghĩa, tỏ ý rằng nàng không trông mong vinh hiển, chỉ mong chồng bình an trở về đoàn tụ. Nàng cảm thông sâu sắc với nỗi vất vả của chồng, bày tỏ nỗi nhớ khắc khoải. Khi xa chồng, Vũ Nương lại là người vợ thuỷ chung, yêu chồng tha thiết. Nàng còn là nàng dâu thảo, là người mẹ hiền, một mình vừa nuôi con nhỏ, vừa chăm sóc mẹ chồng già yếu. Và để vơi bớt nỗi nhớ chồng, để con khỏi vắng cha, nàng trỏ bóng mình trên vách mà bảo con ràng đó là cha nó. Với chi tiết này, Nguyễn Dữ đã gián tiếp khắc hoạ vẻ đẹp phẩm giá và tình yêu thương, lòng chung thuỷ của Vũ Nương. Đức hạnh của nàng đã chinh phục cả người mẹ chồng. Lời trăn trối của bà đã khẳng định nhân cách, công lao của nàng đối với nhà chồng, nàng đã làm tròn bổn phận của người vợ, người con, người mẹ.
Với nhan sắc xinh đẹp và những đức hạnh đáng quý, lẽ ra Vũ Nương phải có cuộc sống hạnh phúc lắm. Nhưng khi Trương Sinh đi lính về, lời nói của đứa con nhỏ vốn vẫn nghĩ cái bóng trên tường là cha nó đã gieo vào lòng chàng nhừng hoài nghi, ghen tuông. Và vậy là Vũ Nương bị chồng nghi oan mà không làm sao tự minh oan cho mình được. Nàng đã cố gắng phân trần nỗi oan của mình, đã cố gắng hàn gắn hạnh phúc gia đình nhưng người chồng lại không tin nàng. Cuối cùng, vì bị chồng đối xử bất công, nàng đã quá tuyệt vọng, đau đớn. Vũ Nương không còn cách nào khác ngoài việc mượn dòng nước quê hương để giãi bày tấm lòng và nỗi oan của mình. Nàng Vũ Nương đã phải chịu một số phận bi thảm, phải chết một cách oan uổng, đau đớn vì sự ghen tuông của người chồng. Cuối truyện, Vũ Nương được Linh Phi cứu sống, đến sống ở cõi tiên, nhưng nàng không có được hạnh phúc gia đình với chồng, con. Tuy danh tiết của nàng đã được minh chứng: xuống nước làm ngọc minh châu, lên bờ làm cỏ Ngu mĩ nhưng nàng vẫn không thể tìm thấy được hạnh phúc của riêng mình. Có lẽ việc nàng đi vào cõi tiên cũng chỉ là bế tắc.
Bên cạnh nhân vật Vũ Nương đức độ, thuỷ chung là người chồng nhà giàu vô học Trương Sinh. Anh ta là người đàn ông gia trưởng, vốn tính đa nghi và hoàn toàn có cái thế của người chồng trong xã hội phong kiến. Cuộc hôn nhân của Trương Sinh và Vũ Nương là cuộc hôn nhân không có tình yêu. Trương Sinh mến vì dung hạnh nên đem trăm lạng vàng cưới về. Và khi Trương Sinh đi lính về, tâm trạng lại nặng nề vì tin mẹ mất. Sự nặng nề đó kết hợp với thói đa nghi và lời nói của đứa con nhỏ đã kích động thói ghen tụông của Trương Sinh. Anh ta đinh ninh là vợ hư, mối nghi ngờ ngày càng sâu, không có gì gỡ ra được. Trương Sinh đã xử sự hồ đồ, độc đoán, la mắng, đánh đuổi vợ, không bình tĩnh phán đoán, phân tích sự việc, cũng không tin hàng xóm bênh vực Vũ Nương và những lời phân trần cua nàng. Đó là thái độ độc đoán, vũ phu, hồ đồ, đẩy người vợ đến cái chết oan nghiệt.
Tuy nhiên, chi tiết chiếc bóng và tính ghen tuông mù quáng của Trương Sinh chi là nguyên nhân trực tiếp đẩy Vũ Nương đến cái chết. Đằng sau tất cả những nguyên nhân đó còn có xã hội phong kiến thối nát và cuộc chiến tranh phi nghĩa. Xã hội phong kiến cho người đàn ông quyền làm chủ, quyền được gia trưởng, còn người phụ nữ lại bị chà đạp phũ phàng, không được bảo vệ về quyền lợi. Còn cuộc chiến tranh phi nghĩa lại được nhìn nhận như một thế lực đe cfòạ quyền sông, đối chọi với hạnh phúc gia đình, gây ra thảm cảnh sinh li tử biệt như trong truyện. Nếu không có chiến tranh thì sẽ không có cảnh xa cách, không thể sinh ra chuyện về chiếc bóng oan nghiệt, gia đình Vũ Nương sẽ không tan nát, Vũ Nương sẽ không phải tự tử cho dù chồng nàng có cậy thế cậy quyền, đa nghi hay vô học. Sẽ là rất hợp lí nếu coi Chuyện người con gái Nam Xương là lời tố cáo xã hội phong kiến và cuộc chiến phi nghía trên lập trường nhân đạo, từ lòng thiết tha bảo vệ quyền được sống hạnh phúc của con người.
Cuối tác phẩm là những yếu tố kì ảo xen vào yếu tố thực. Vũ Nương không chết, nàng được Linh Phi cứu sống, lại được sống ở chốn làn mây cung nước và trở nên càng xinh đẹp hơn. Nhưng Vũ Nương vẫn nặng tình với đời, nhớ chồng, nhớ con mà chẳng thể trở về nhân gian được nữa. Chi tiết Vũ Nương gửi hoa vàng về cho chồng và trở về trong giây lát giữa dòng Hoàng Giang chứng tỏ nàng vẫn quan tâm đến chồng con, đến tổ tiên của mình. Nhưng dù sao nàng cũng không thể trở về nhân gian được nữa. Kết thúc của truyện thể hiện ước mơ ngàn đời của nhân dân ta về sự công bằng của cuộc đời: người tốt dù có oan khuấtt rồi cũng sẽ được đền trả. Hình ảnh Vũ Nương trở về trong giây lát chỉ là ảo ảnh, thể hiện tính bi kịch của truyện. Đó là số phận con người, hạnh phúc thực sự không thể làm lại được nữa. Trương Sinh phải trả giá cho những sai lầm của mình.
Cùng với cách xây dựng truyện, xây dựng nhân vật tài tình và các yếu tố tự sự, trữ tình, kịch, Chuyện người con gái Nam Xương thể hiện niềm thương cảm sâu sắc của tác giả đối với người phụ nữ dưới chế độ phong kiến xưa. Đồng thời, tác phẩm cũng có những giá trị hiện thực và nhân đạo rất đáng quý.
Trích: soanbailop6.com