04/06/2017, 23:52
Nêu cảm nhận của em về chất thơ trong truyện “tôi đi học” của Thanh Tịnh.
Chất thơ là một nét đẹp tạo nên giá trị tư tưởng và nghệ thuật của truyện ngắn “Tôi đi học”. Chất thơ được biểu hiện một cách đậm đà qua những cảnh vật, tình tiết, tâm trạng… dạt dào cảm xúc. Cảnh một buổi mai “đầy sương thu và gió lạnh”, mẹ “âu yếm” dẫn con trai bé nhỏ đi ...
Chất thơ là một nét đẹp tạo nên giá trị tư tưởng và nghệ thuật của truyện ngắn “Tôi đi học”. Chất thơ được biểu hiện một cách đậm đà qua những cảnh vật, tình tiết, tâm trạng… dạt dào cảm xúc.
Cảnh một buổi mai “đầy sương thu và gió lạnh”, mẹ “âu yếm” dẫn con trai bé nhỏ đi đến trường trên con đường làng thân thuộc “dài và hẹp”. Cảnh mấy cậu học trò nhỏ “áo quần tươm tất, nhí nhảnh” gọi tên nhau, trao sách vở cho nhau xem. Con đường tựu trường của tuổi thơ đông vui như ngày hội. Cảnh sân trường Mĩ Lí “dày đặc cả người”, tất cả đều áo quần “sạch sẽ”, gương mặt “vui tươi và sáng sủa”. Cảnh học trò mới “bỡ ngõ đứng nép bên người thân”, “ngập ngừng e sợ”. “Một mùi hương lạ xông lên trong lóp”, một con chim đến đậu bên cửa sổ lớp học, rụt rè hót rồi vỗ cánh bay cao, cảnh bàn ghế, những hình treo trên tường… đều làm cho chú học trò bé nhỏ ngỡ ngàng “mới lạ và hay”.
Chất thơ tỏa ra từ giọng nói ân cần, cặp mắt “hiền lạ” của ông đốc đến hình ảnh thầy giáo lớp Năm đón 28 học trò mới với “gương mặt tươi cười”.
Chất thơ là lòng mẹ hiền rất thương yêu con. Bốn lần Thanh Tịnh nói về bàn tay mẹ: “Mẹ tôi ân cân nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng ; bàn tay mẹ cầm thước bút cho con lúc đứng xếp hàng, đứa con cảm thấy “có một bàn tay dịu dàng” của mẹ đầy con tới trước như khích lệ.
Lúc đứa con trai bé bỏng ngơ ngác thì bàn tay mẹ hiền “một bàn tay quen nhẹ miết mái tóc” con. Có thể nói hình tượng bàn tay mẹ hiền được thể hiện một cách tinh tế.
Chất thơ của truyện “Tôi đi học” còn được thể hiện ở các hình ảnh so sánh đầy thi vị, ở giọng văn nhẹ nhàng, trong sáng, gợi cảm. Đọc hai câu văn đầu truyện ta cảm nhận chất thơ ấy mà lòng xúc động bâng khuâng:
Chất thơ được thể hiện cả ở nội dung và hình thức của văn bản.
“Hàng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường.
Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đảng”…
Thật vậy, ‘Tôi đi học” là những dòng hồi ức về ngày tựu trường của tuổi thơ rất thơ và xúc động.
Chất thơ tỏa ra từ giọng nói ân cần, cặp mắt “hiền lạ” của ông đốc đến hình ảnh thầy giáo lớp Năm đón 28 học trò mới với “gương mặt tươi cười”.
Chất thơ là lòng mẹ hiền rất thương yêu con. Bốn lần Thanh Tịnh nói về bàn tay mẹ: “Mẹ tôi ân cân nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng ; bàn tay mẹ cầm thước bút cho con lúc đứng xếp hàng, đứa con cảm thấy “có một bàn tay dịu dàng” của mẹ đầy con tới trước như khích lệ.
Lúc đứa con trai bé bỏng ngơ ngác thì bàn tay mẹ hiền “một bàn tay quen nhẹ miết mái tóc” con. Có thể nói hình tượng bàn tay mẹ hiền được thể hiện một cách tinh tế.
Chất thơ của truyện “Tôi đi học” còn được thể hiện ở các hình ảnh so sánh đầy thi vị, ở giọng văn nhẹ nhàng, trong sáng, gợi cảm. Đọc hai câu văn đầu truyện ta cảm nhận chất thơ ấy mà lòng xúc động bâng khuâng:
Chất thơ được thể hiện cả ở nội dung và hình thức của văn bản.
“Hàng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường.
Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đảng”…
Thật vậy, ‘Tôi đi học” là những dòng hồi ức về ngày tựu trường của tuổi thơ rất thơ và xúc động.