Nếu băng ở hai cực tan hết, thế giới có chìm hoàn toàn trong biển nước không?
Theo tạp chí National Geographic (Mỹ), nếu tình trạng đốt nhiên liệu hóa thạch và phát thải carbon tiếp diễn thì biến đổi khí hậu cuối cùng sẽ dẫn đến tan băng ở hai cực và trên núi . Điều này sẽ dẫn đến tăng mực nước biển toàn cầu lên khoảng 68,9m, nhấn chìm các thành phố ven biển trong bể nước. ...
Theo tạp chí National Geographic (Mỹ), nếu tình trạng đốt nhiên liệu hóa thạch và phát thải carbon tiếp diễn thì biến đổi khí hậu cuối cùng sẽ dẫn đến tan băng ở hai cực và trên núi. Điều này sẽ dẫn đến tăng mực nước biển toàn cầu lên khoảng 68,9m, nhấn chìm các thành phố ven biển trong bể nước.
Trang Business Insider đã tạo bản đồ minh họa thế giới trông sẽ ra sao khi băng trên thế giới tan hết. Theo đó, viễn cảnh cả thế giới chìm trong biển nước có thể không xảy ra mà chỉ có những khu vực nhất định, đặc biệt là vùng trũng và ven biển.
Theo các nhà khoa học dự đoán, đến cuối thế kỷ này, có nhiều phần trên Trái Đất mà con người sẽ không thể sống ở đó được nữa. Thảm họa do biến đổi khí hậu sẽ có nạn đói diện rộng, hạn hán, lũ lụt nghiêm trọng, bệnh dịch, đại dương ô nhiễm và nắng nóng kỷ lục.
Nhà nghiên cứu David Wallace-Wells dự doán các thảm họa này sẽ gia tăng khả năng bùng nổ chiến tranh và khủng hoảng tài chính kéo dài.
Tốc độ tan băng ngày càng nhanh đang làm tăng mực nước biển và thay đổi địa hình bờ biển. Miami và toàn bộ bờ biển phía Đông của Bắc Mỹ sẽ chìm dưới nước nếu băng tan hết. (Ảnh: National Geographic).
Châu Âu sẽ phải nói tạm biệt với London, Venice và toàn bộ nước Hà Lan. (Ảnh: Alex Kuzoian/Business Insider).
Nước biển sẽ nhấn chìm toàn bộ Bangladesh, nơi sinh sống của hơn 160 triệu người, và Kolkata, dân số 4,6 triệu người. Nước từ lưu vực sông Mekong sẽ ngập hết các quốc gia khu vực này, biến dãy núi Cardamom thành đảo. (Ảnh: Alex Kuzoian/Business Insider).
Australia sẽ mất nhiều vùng đất ven biển, nơi sinh sống của 80% cư dân. (Ảnh: Alex Kuzoian/Business Insider).
Thượng Hải sẽ bị biển Hoa Đông nuốt trọn. (Ảnh: Alex Kuzoian/Business Insider).
Ở Nam Mỹ, lưu vực sông Amazon và lưu vực sông Paraguay sẽ biến mất, thủ đô Buenos Aires của Argentina và phần lớn Paraguay cũng bị hủy. (Ảnh: Alex Kuzoian/Business Insider).
Châu Phi sẽ mất ít đất liền hơn so với các châu lục khác. Tuy nhiên nắng nóng quá mức sẽ khiến nhiều khu vực của châu Âu trở nên khắc nghiệt đến không ai có thể sinh sống ở đó. (Ảnh: Alex Kuzoian/Business Insider).
Một số nhà khoa học cho biết, với hơn 5 triệu mét khối băng toàn Trái Đất, sẽ phải mất hơn 5.000 năm để toàn bộ băng ở hai cực tan chảy. Tuy nhiên trong thế hệ kế tiếp, một số thành phố có thể không còn tồn tại nếu các quốc gia không giảm phát thải carbon. (Ảnh: Alex Kuzoian/Business Insider).