Muốn làm được bài thi trắc nghiệm cần học sâu

TS Nguyễn Tùng Lâm cho hay: việc đổi mới thi lần này sẽ có điều chỉnh rất lớn từ phía học sinh, giáo viên và các trường học. “Các thầy cô, học sinh ngay lập tức phải thay đổi cách dạy - học. Cách thi trắc nghiệm đánh giá phẩm chất, năng lực không đơn thuần là đánh giá kiến thức. Nhiều người ...

TS Nguyễn Tùng Lâm cho hay: việc đổi mới thi lần này sẽ có điều chỉnh rất lớn từ phía học sinh, giáo viên và các trường học.

 “Các thầy cô, học sinh ngay lập tức phải thay đổi cách dạy - học. Cách thi trắc nghiệm đánh giá phẩm chất, năng lực không đơn thuần là đánh giá kiến thức. Nhiều người cho rằng, cách thi này sẽ khiến học sinh lười học, tìm thủ thuật, học mẹo để thi chống đối, trông chờ may rủi. Tôi cho rằng không phải vậy. Để làm được bài thi trắc nghiệm tốt học sinh cần học sâu chứ không thể hời hợt, kiến thức phải có hệ thống, biết chọn lọc, so sách, phân tích... Các em sẽ không thể học tủ, học lệch nữa” -TS Lâm nói.

Muon lam duoc bai thi trac nghiem can hoc sau

TS Nguyễn Tùng Lâm – Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội

Cũng theo TS Lâm với phương án thi THPT 2017, học sinh sẽ phải học tập và ôn thi vất vả hơn. Bởi lẽ, số môn thi đã tăng (từ 4 môn lên 6 môn thi bắt buộc). Trong đó, có những môn thi lần đầu áp dụng hình thức thi mới trắc nghiệm là toán, địa, sử, lại có môn thi lần đầu tiên trong lịch sử được đưa vào là môn chính như môn giáo dục công dân. Trong khi đó, chương trình sách giáo khoa của chúng ta vẫn chưa thay đổi. Nhiều phần kiến thức trong sách giáo khoa còn rườm rà, thừa thãi và không có trọng tâm.

Cũng theo TS Lâm, đã đến lúc Bộ cần sớm có một phương án thi tốt nghiệp ổn định, lâu dài để xã hội yên tâm chứ không cần chờ đến khi thay đổi chương trình sách giáo khoa vào năm 2018 mới có phương án ổn định. “Thi môn giáo dục công dân là cần thiết, nhất là trong bối cảnh việc giáo dục ý thức đạo đức cho học sinh càng ngày càng phải tăng cường hơn như hiện nay. Tôi cho rằng, học sinh không cần quá lo lắng về môn thi này. Những kiến thức cần học và ôn tập sẽ sớm được Bộ GDĐT khoanh vùng, định hướng. Sau khi có đề minh họa, sẽ có nhiều tài liệu từ các giáo viên, nhà trường, các Sở để các em tham khảo và học tập” – TS Lâm nói.

Liên quan tới việc giao cho các Sở GĐĐT chủ trì các cụm thi, TS Lâm nói: Bộ cần quyết liệt trong việc quy trách nhiệm cho người đứng đầu tỉnh đó nếu có vi phạm về quy chế thi, tiêu cực thi cử bị phát hiện. Nếu có thể, Bộ nên triển khai lắp camera theo dõi trong phòng thi để đảm bảo tính nghiêm túc, công bằng tuyệt đối.

Theo Dân Việt

0