Một số vấn đề kỹ thuật trong thương mại điện tử
Giải pháp thương mại điện tử của Microsoft Corp Vào tháng 4 năm 1998 Microsoft Corp. cho ra đời phiên bản Microsoft WEB site Server 3.0 Commerce Edition một sản phẩm dùng cho thương mại điện tử nhằm vào các doanh nghiệp ...
Giải pháp thương mại điện tử của Microsoft Corp
Vào tháng 4 năm 1998 Microsoft Corp. cho ra đời phiên bản Microsoft WEB site Server 3.0 Commerce Edition một sản phẩm dùng cho thương mại điện tử nhằm vào các doanh nghiệp vừa và lớn quan tâm đến việc xây dựng các WEB site thương mại điện tử cho cả hai mô hình doanh nghiệp-tới-người dùng (B2C) và doanh nghiệp-tới-doanh nghiệp (B2B). "Kinh doanh trực tuyến không đơn thuần chỉ là việc nhận các giao dịch trên WEB", Gytis Barzdukas, giám đốc sản phẩm của bộ phận tiếp thị Internet tại Microsoft giải thích về chiến lược thương mại điện tử của Microsoft, "cần phải tự động hoá toàn bộ quá trình kinh doanh trong thực tế từ bộ phận lãnh đạo, nghiên cứu thị trường và quảng cáo cho đến các đối tác kinh doanh".
Microsoft WEB site Server 3.0 Commerce Edition bao gồm ba phần chính sau:
Tiến hành-Engage
Thành phần này giúp cho các doanh nghiệp tạo dựng các WEB site thương mại điện tử, tiến hành các công việc tiếp thị và quảng cáo trên WEB site cũng như tạo các trang WEB động phù hợp với sở thích của mỗi cá nhân khi truy nhập vào WEB site này. Các đặc tính của phần này bao gồm:
- Ad Server, công cụ thực hiện các quảng cáo trực tuyến.
- Intelligent CrossSell, tự động thực hiện các chương trình khuyến mại riêng biệt hoặc đan chéo.
- Buy Now, công cụ tiếp thị trực tiếp cho phép các công ty trình bày thông tin sản phẩm và các mẫu đơn đặt hàng trên WEB cũng như thu thập các thông tin của khách hàng trong các pano quảng cáo hoặc dưới các khuôn dạng trực tuyến khác.
- WEB site Server Personalization and Membership, công cụ cho phép tự động tạo ra các kịch bản của Active Server Page (một dạng ngôn ngữ kịch bản lập trình của Microssoft sử dụng trên WEB).
- Database and Database Schema Independence, kết nối với các hệ cơ sở dữ liệu và kiến trúc cơ sở dữ liệu độc lập.
- WEB site Foundation Wizard, cho phép người quản trị hệ thống tạo dựng các cấu trúc nền tảng của WEB site bao gồm cả thư mục ảo và thư mục vật lý.
- WEB site Builder Wizard, cho phép các chủ cửa hàng trên mạng tạo các cửa hàng riêng biệt hoặc cửa hàng với nhiều cấp khác nhau.
- Commerce Sample WEB sites, năm cửa hàng mẫu sẵn có được xây dựng bằng Active Server Pages giúp cho người sử dụng có được một ví dụ hoàn chỉnh về một hệ thống thương mại điện tử ở nhiều mức.
- Integration with Microsoft Visual InterDev, một hệ thống phát triển tích hợp cho phép xây dựng các ứng dụng WEB động.
- Content Deployment, cho phép người quản trị WEB site tách rời các phần đang phát triển với các phần sẵn có và đang hoạt động của WEB site.
- Pipeline Configuration Editor, một công cụ soạn thảo cho phép người quản trị sửa đổi các quá trình đặt hàng hoặc các đường kết nối chuyển đổi thông tin thương mại.
- Commerce Server Software Development Kit (SDK), công cụ để xây dựng các thành phần của một quá trình xử lý đơn đặt hàng.
- Microsoft Wallet Software Development Kit (SDK), công cụ cho các nhà phát triển thứ ba mở rộng hệ thống thanh toán của Microsoft với các kiểu thanh toán của họ.
- Migration and Comptibility from Commerce Server 2.0, khả năng nâng cấp và tương thích ngược với các ứng dụng từ phiên bản 2.0 trước đó.
Giao dịch-Transact
Cho phép người quản lý hệ thống kiểm soát các giao dịch tài chính trực tuyến với các khả năng bảo mật, tiếp nhận các đơn đặt hàng nhiều mức, quản lý và định hướng các giao dịch. Các đặc tính của thành phần này bao gồm:
- Corporate Purchasing Support, gồm các tính năng kiểm tra quyền truy nhập hệ thống của nhân viên, các lưu đồ và đánh dấu phê chuẩn một quá trình mua hàng của công ty, sơ đồ lưu trữ thông tin về các sản phẩm cần mua, hỗ trợ các đơn mua hàng có nhiều khuôn dạng đầu ra cần xử lý khác nhau.
- Commerce Interchange Pipeline, một hệ thống cho phép trao đổi thông tin với các hệ thống thông tin kinh doanh có cấu trúc sử dụng Internet hoặc các hệ thống EDI sẵn có.
- Order Processing Pipeline, một hệ thống các bước xử lý đơn đặt hàng tương ứng theo các quy tắc kinh doanh khác nhau.
- Windows NT Integration, tích hợp với Windows NT.
- Windows NT Security Support, hỗ trợ các cơ chế bảo mật của Windows NT.
- Integration with Microsoft Internet Information Server 4.0, tích hợp với Microsoft Internet Information Server 4.0.
- Integration with Microsoft Transaction Server, tích hợp với Microsoft Transaction Server.
- Microsoft Wallet Integration, tích hợp với Microsoft Wallet.
3.Phân tích-Analyze: Giúp các công ty đánh giá được các giao dịch mua bán của khách hàng và bạn hàng, các mức sử dụng dữ liệu để có thể đưa ra được các quyết định thay đổi nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình kinh doanh điện tử. Các đặc tính của thành phần này bao gồm:
- Analysis, phân tích chi tiết các giao dịch mua bán và tần số truy nhập của WEB site
- Purchase and Order Hístory, lưu trữ các thông tin về các lần mua hàng của khách hàng trong qúa khứ.
- WEB site Server Administrator, cung cấp một công cụ quản lý tập trung cho tất cả các chức năng của hệ thống.
- Promotion and Cross Sell Manager, hỗ trợ cho giám đốc tiếp thị thực hiện các chương trình khuyến mại cho một sản phẩm hoặc đan chéo nhiều sản phẩm.
- Order Manager, quản lý toàn bộ các dữ liệu bán hàng theo tháng, năm, sản phẩm, chủng loại hoặc toàn bộ các sản phẩm.v.v..
Giải pháp của Microsoft là một hệ thống mở và có khả năng mở rộng kết nối với các hệ thống khác cung cấp các chức năng phức tạp hơn như xử lý thanh toán của CyberCash hoặc xử lý các giao dịch nền của các công ty như Open Market Inc.
Giải pháp thương mại điện tử của IBM
Chiến lược thương mại điện tử của IBM được gọi là e-business, nó bao gồm cả phần cứng và phần mềm cho an toàn trên mạng thông qua xử lý giao dịch. Ðối với thương mại trên WEB, IBM có sản phẩm được gọi là Net.Commerce một phần mềm chạy trên máy chủ cho cả hai ứng dụng doanh nghiệp-tới-doanh nghiệp (B2B) và doanh nghiệp-tới-người dùng (B2C). Giá khởi đầu của Net.Commerce là 4,999 USD, dành cho các doanh nghiệp hoặc chủ kinh doanh muốn thiết lập một cửa hàng trực tuyến riêng của họ hoặc bán trực tiếp cho người tiêu dùng. Ngoài ra nếu các công ty có nhu cầu mở rộng các ứng dụng của Net.Commerce thì họ có thể nâng cấp lên phiên bản hỗ trợ nhiều vi xử lý và phải chi thêm một khoản tiền nhất định. Net.Commerce là một phần mềm mà trên đó các giải pháp về thương mại điện tử của IBM được thực hiện. "Chúng tôi tập trung toàn bộ vào khả năng nâng cấp của hệ thống và tích hợp với các hệ thống cơ sở dữ liệu cỡ lớn", Tom Patterson, giám đốc về chiến lược thương mại điện tử của IBM cho biết. Các khách hàng lớn của IBM sử dụng giải pháp Net.Commerce có thể kể đến bao gồm, Borders Books and Music với doanh số 1 tỷ USD một năm dùng giải pháp Net.Commerce để thiết lập một cửa hàng trực tuyến trên WEB. Aero-Marine Products, nhà sản xuất có doanh thu 5 tỷ USD một năm, có kế hoạch giới thiệu 80,000 linh kiện điện tử của mình trên mạng. Net.Commerce bao gồm các tính năng sau:
- SET Support: Hỗ trợ chuẩn công nghiệp cho Giao dịch Ðiện tử An toàn-Secure Electronic Transactions (SET), được phát triển bởi một tổ hợp các công ty bao gồm MasterCard, Visa, IBM, Netscape, VeriSign
- Intelligent Catalog Technology: Cung cấp một "trợ giúp bán hàng ảo" cho việc xem xét và thu nhận các thông tin về sản phẩm trên WEB.
- ODBC support: Cho phép người quản lý sử dụng hệ thống với các hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu cớ lớn như Oracle, Sybase, Informix…
- Support for Netscape Enterprise Web Servers: Cho phép các công ty mở rộng các WEB site đạng chạy trên nền Netscape Server với các tính năng được thiết lập cho một cửa hàng điện tử trên mạng.
Ngoài ra IBM còn kết hợp với các công ty khác như Taxware International, First Virtual Holding để cung cấp cho khách hàng các các ứng dụng như tính thuế, xử lý thanh toán và các chức năng khác mà IBM không cung cấp. Ðiểm mạnh của Net.Commerce là khả năng tích hợp nền với các hệ thống cơ sở dữ liệu như Oracle , Informix đồng thời cho phép tạo dựng một cách mềm dẻo các gian hàng trên WEB với khả năng tìm kiếm thông minh hàng chục nghìn sản phẩm và hoàn toàn tương thích với SET.
Lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ mạng (ISP), và thuê máy chủ, thiết kế web
Hiện nay số lượng các nhà cung cấp các dịch vụ mạng (ISP) và số các nhà thiết kế mạng tăng lên nhanh chóng khiến cho chúng ta có nhiều cơ hội để lựa chọn. Các ISP và các nhà thiết kế mạng thông thường đưa ra năm kiểu dịch vụ: truy cập thông qua hệ thống điện thoại hoặc sử dụng các đường thuê riêng (leased line), các dịch vụ web hosting, phát triển website và đặc biệt là các dịch vụ thiết kế web cho các cơ sở dữ liệu và việc đào tạo qua mạng. Khi lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ internet, ta cần lưu ý các nội dung sau:
o Giá cả và chất lượng
o Khả năng hỗ trợ kỹ thuật
o Nội dung các loại dịch vụ
o Tốc độ truy cập..
o Độ ổn định của mạng
Khi lựa chọn thuê máy chủ (Web hosting) thì phải lưu ý:
o Tốc độ kết nối Internet và so sánh với ISP khác
o Dung lượng bộ nhớ cho một người thuê là bao nhiêu MB
o Dịch vụ đăng ký tên miền và chi phí
o Kế hoạch phát triển website và công cụ cần thiết để duy trì
o Có sử dụng dịch vụ Telnet và FTP để truy cập tới website
Khi lựa chọn nhà thiết kế web thì chú ý:
o Kinh nghiệm thiết kế web, xem các website tốt nhất của họ
o Chi phí cực đại và cực tiểu
o Thời gian thiết kế một website
o Giải pháp đồ hoạ trong các website
o Kế hoạch quảng bá website
o Ðăng ký với các nhà cung cấp dịch vụ tìm kiếm
Để thiết kế một website, đầu tiên ta phải xác định các mục tiêu kinh doanh cho website, trên cơ sở các mục tiêu kinh doanh đó ta xác định các chức năng cần thiết của hệ thống cần phải có và xác định các yêu cầu thông tin cần phải có để thực hiện các chức năng đó. Ví dụ:
Kiến trúc một website
Mục tiêu kinh doanh | Chức năng hệ thống | Yêu cầu thông tin |
Hiện thị hàng hoá trên web | Catalog điện tử | Văn bản động và catalog dạng hình ảnh |
Cung cấp thông tin về sản phẩm | CSDL sản phẩm | Các thuộc tính của sản phẩm |
Mô tả sản phẩm, mã sản phẩm, các mức quản lý kho | Các sản phẩm may đo theo yêu cầu của khách | Theo dõi (tracking) khách hàng trên website |
Thực hiện một giao dịch | Hệ thống giỏ mua hàng và thanh toán | Bảo mật các thanh toán qua thẻ tín dụng và cung cấp cho khách hàng nhiều sự lựa chọn khác |
Tích luỹ thông tin khách hàng | Xây dựng CSDL khách hàng, Đăng ký khách hàng trực tuyến | Mã khách hàng, tên, địa chỉ, điện thoại, e-mail |
Cung cấp dịch vụ sau bán | CSDL bán hàng | Mã khách hàng, tên, ngày đặt, thanh toán, ngày giao hàng, quá trình cung cấp dịch vụ sau bán |
Điều phối các chương trình quảng cáo và tiếp thị | Ad-server, E-mail server, quản lý chiến dich e-mail, quản lý ad-banner | Xác định các khách hàng tiềm năng để thực hiện quảng cáo, gửi thư điện tử |
Đánh giá hiệu quả tiếp thị | Hệ thống báo cáo và theo dõi nhật ký website | Số lượng khách, số đơn hàng, số trang web khách đến xem, số sản phẩm mua trong đợt quảng cáo |
Cung ứng vật tư và liên kết với các nhà cung cấp | Hệ thống quản lý kho | Hệ thống các cấp kho sản phẩm, địa chỉ và danh sách các nhà cung cấp, số liệu số lượng sản phẩm đặt của các đơn hàng. |
Sau khi xác định các chức năng của hệ thống, các nhà lập trình sẽ xác định cấu trúc logic và cấu trúc vật lý của website. Khi xây dựng website, phải xác định kiến trúc của website.
Kiến trúc hệ thống website bao gồm việc lựa chọn phần mềm, phần cứng và phân bổ các nhiệm vụ trong hệ thống thông tin nhằm đạt được các chức năng của hệ thống nêu trên. Thông thường website có các kiểu kiến trúc sau:
Kiến trúc hai lớp: Là kiến trúc sử dụng một web server để đáp ứng các yêu cầu của đọc các trang web và một server CSDL để cung cấp thông tin. Web server và CSDL server đều dùng trên một máy
Kiến trúc nhiều lớp: Gồm một web server liên kết với các lớp trung gian bao gồm các server ứng dụng thực hiện một nhiệm vụ nào đó, mỗi server ứng dụng sử dụng một hoặc nhiều máy chủ. Các nhiệm vụ đó thường là backend
![](/pictures/picfullsizes/2018/05/24/guu1527146161.jpg)
Cấu trúc logic của một website điển hình
![](/pictures/picfullsizes/2018/05/24/nfn1527146161.jpg)
Cấu trúc vật lý của một website
![](/pictures/picfullsizes/2018/05/24/xjt1527146161.jpg)
![](/pictures/picfullsizes/2018/05/24/hpp1527146161.jpg)
![](/pictures/picfullsizes/2018/05/24/gpa1527146161.jpg)
Kiến trúc một website 2 lớp và 3 lớp
Ðể tạo ra một Website có chất lượng đòi hỏi có sự nghiên cứu kỹ về Web, phải biết mình sẽ làm gì và không nên làm gì để đưa tất cả các ý tưởng đó vào việc xây dựng một Website. Ðể tạo ra một Website cần phải theo làm theo những bước sau đây:
Bước 1: Ðây là giai đoạn định hướng. Cần phải nghiên cứu đến những vấn đề sau đây:
- Những ý tưởng tổng quan
- Mục đích cần đạt tới đối với website
- Ðối tượng cần nhắm tới là ai
- Thông tin gì đã có trong tay và sử dụng chúng như thế nào
Bước 2: Sau khi xác định được các điểm trên ta sẽ:
- Tiến hành tổ chức các phần mục và các thông tin có trên site. Tạo ra các nhánh, các tiêu đề và các tiêu để phụ để có thể tìm kiếm thông tin hữu ích một cách dễ dàng để không lãng phí thời gian đối với các thông tin mà ta không quan tâm.
- Lựa chọn các từ khoá thích hợp để thuận tiện cho việc tìm kiếm và sử dụng các dịch vụ tìm kiếm.
Bước 3:
- Lựa chọn các hình ảnh đưa lên site từ thư viện điện tử hoặc từ trên đĩa CDROM. Ðó có thể là những hình ảnh về sản phẩm, về văn phòng làm việc, các chuyên gia chính của công ty.
- Chuyển đổi các hình ảnh đến vị trí thích hợp và có sự chỉnh sửa về mầu sắc và kích cỡ cho phù hợp.
Bước 4:
- Khi đã có bộ khung của mình thì ta bắt đầu chuẩn bị tạo ra website bằng việc sử dụng ngôn ngữ siêu văn bản (HTML). Tiến hành chuyển đổi các văn bản text của mình tới HTML mà có thể làm bằng World, Netscape, Homesite và một vài các gói thông tin được lựa chọn khác. Chúng ta đã có một vài chương trình phần mềm rất thuận tiện cho người sử dụng mà có thể chuyển đổi một cách tự động từ dạng text thành ngôn ngữ HTML mà có thể không cần biết một chút gì về HTML. Ví dụ như Frontpage
- Ta có thể tự thiết kế website hoặc là tham gia vào các khoá đào tạo về thiết kế web hoặc có thể thuê các chuyên gia bên ngoài về thiết kế web.
Bước 5:
Lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ Internet để đưa website lên Internet
Bước 6:
- Thiết lập tên miền
- Ðăng ký tên website với các nhà tìm kiếm
- Quảng cáo và khuyếch trương website đối với các khách hàng mục tiêu. Có thể thực hiện được điều này thông qua các phương pháp truyền thống như gửi thư, truyền thanh, truyền hình cũng như có các biển hiệu quảng cáo.
- Một điều quan trọng là thông qua các công cụ tìm kiếm tiện ích như (Lycos, Alta Vista, Google...) để đảm bảo rằng website phải thật nổi bật. Ðây là việc tốn rất nhiều thời gian.
- Một điều rất quan trọng là các thông tin phải được cập nhật hàng ngày
* Tên miền và đăng ký tên miền
Trong mạng internet người ta sử dụng địa chỉ IP để vận chuyển dữ liệu. Địa chỉ IP khó nhớ vì vậy người ta sử dụng khái niệm tên miền để dễ nhớ. Tên miền sẽ được lưu trong cơ sở dữ liệu DNS là hệ thống tên miền.
DNS được duy trì và kiểm soát bởi Hiệp hội Internet về đăng ký tên và chữ số (ICANN) là một tổ chức cá nhân phi lợi nhuận mà tiền thân được thành lập với mục đích hỗ trợ chính phủ Mỹ. Tên miền được chia thành 2 cấp độ cao nhất: tên miền quốc tế và tên miền quốc gia. Tên miền quốc tế là những tên miền có phần đuôi là .com, .net, .org và sẽ có thêm tên miền .biz và .info.
Tên miền quốc gia có phần đuôi là ký hiệu của mỗi quốc gia. Ký hiệu này do ICANN tổ chức và quản lý. Việt nam có phần đuôi là VN, Australia có tên là AU, Pháp là FR,...Hiện nay có hơn 200 tên miền quốc gia khác nhau. Dưới mỗi tên miền quốc gia có tên miền cấp 2 và cấp 3 (ví dụ COM.VN, EDU.VN,...).
Hiện nay vấn đề đăng ký và bảo vệ tên miền là một trong những vấn đề nổi cộm. Về phía các doanh nghiệp họ cần phải có những hiểu biết cơ bản về bản quyền và về sở hữu trí tuệ để có tìm cách bảo vệ tên miền và nội dung mà mình đưa lên trang Web. Ðể bảo vệ tên miền Internet một điều cần thiết và tương đối đơn giản là đăng ký tên miền đó với các tổ chức quốc tế có các chức năng lưu trữ và quản lý tên miền. Nói chung, khi doanh nghiệp thiết kế trang Web nên giao việc đăng ký tên miền cho nhà thiết kế hoặc cho nơi đặt nội dung trang Web (Web hosting).
Nếu doanh nghiệp tự đăng ký, trước hết chúng ta nên xem tại trang Web có địa chỉ (http://www.internic.com) hoặc http://www.registerfly.com xem tên mình định đăng lý có trùng với một tên nào đó đã đăng ký trước hay không, nếu không chỉ việc gửi tên miền của mình tới InterNIC theo mẫu được hướng dẫn ngay trên trang Web của InterNIC
Có những website kinh doanh nổi tiếng trên toàn thế giới thành công về bán hàng qua mạng như: Yahoo.com, Amazon.com, Buy.com… và cũng có vô số website trải qua bao năm tháng mà vẫn không bán được hàng. Vậy điểm khác biệt giữa 2 loại website này là gì? Điều này phụ thuộc nhiều yếu tố, song bạn hãy điểm lại những điều sau đây để thấy những yếu tố quan trọng tạo nên sự thành công của một website kinh doanh:
- Có một chiến lược kinh doanh và tiếp thị hiệu quả: bạn phải xác định đối tượng khách hàng của bạn là ai? Làm sao để họ biết tới website của bạn? Ngày nay các website kinh doanh trên mạng Internnở rộ, bạn có thể mua rất nhiều loại sản phẩm trên mạng. Việc làm sao để khách hàng biết tới website của bạn là một khâu đầu tiên quan trọng ảnh hưởng tới sự thành công của việc kinh doanh. Để biết các cách thực hiện Marketing qua mạng, mời bạn đọc các bài viết của chúng tôi trong mục e-marketing.
- Tại sao khách hàng lại muốn mua hàng thông qua website của bạn?
Phải có nhiều lý do trả lời cho câu hỏi này:
+ Hàng hóa trên website có phong phú, đa dạng, đáp ứng mọi yêu cầu của người xem?
+ Giá cả hàng hóa có hấp dẫn người mua? Người xem có chấp nhận được các chi phí như chi phí vận chuyển, chi phí thanh toán…
+ Bố cục website có hợp lý, dễ sử dụng, quan trọng nhất là chức năng tìm kiếm: người xem có dễ dàng tìm kiếm sản phẩm phù hợp với nhu cầu của họ?
+ Các dịch vụ hỗ trợ khách hàng : bạn có phần thông tin tư vấn cho khách hàng, có bộ phận sẵn sàng trả lời các yêu cầu của khách hàng trong thời gian nhanh nhất ?
+ Các chính sách bảo vệ quyền lợi của khách hàng: trả, đổi hàng, thanh toán…
+ Quan trọng nhất là bạn có đăng những thông tin rõ ràng để khách hàng có thể tin tưởng vào uy tín của bạn?
Thế là doanh nghiệp của bạn vừa có một website (hệ thống web) của riêng mình! Bạn đã mất nhiều thời gian để viết nội dung cho website, bạn cũng đã đầu rư chi phí để thuê đội ngũ kỹ thuật web xây dựng website cho công ty bạn, và bạn có thể “thở phào” khi website của bạn đã được hòa nhập vào Internet với hàng tỷ website khác? Bạn tin rằng từ đây, mọi người trên thế giới biết đến website của bạn, và cái khó hơn nữa là làm sao cho đối tượng khách hàng của bạn còn quay trở lại website của bạn lần 2, lần 3 và nhiều lần nữa? Vì thế, bạn nên đọc và ghi nhớ một số “bí quyết” để thu hút và giữ chân người xem website của bạn. Thật ra, bí quyết này chỉ gói gọn trong 3 yếu tố : xây dựng cộng đồng, nội dung, phần thưởng.
Xây dựng cộng đồng: bạn nên dành chỗ trên website của bạn để làm “sân chơi” cho những người cùng yêu thích một lĩnh vực nào đó. Ví dụ: website của bạn về du lịch Việt Nam, thì bạn nên làm một diễn đàn (forum) trên web của mình để mọi người có thể đăng ý kiến, bài viết, hình ảnh về các chuyến du lịch Việt Nam của họv.v…Diễn đàn này có tác dụng trong việc giữ chân người xem và thu hút người mới. Nhũng thành viên trong cộng đồng đã góp phần rất lớn vào việc quảng cáo cho website của bạn.
Nội dung: nội dung của các trang trên website của bạn có giá trị quyết định trong việc thu hút và giữ chân người xem. Hãy đặt mình vào vị trí đối tượng khách hàng của bạn để quyết định đăng tải những thông tin gì, hãy đặt câu hỏi “Họ muốn biết những gì?”, “Những gì là bổ ích cho họ?”v.v… Nên chú ý tạo sự tiện lợi cho người xem khi xem các trang web của bạn. Sự tiện lợi quan trọng nhất là: làm sao trong thời gian ngắn nhất, người xem tìm được cái họ muốn xem. Đăng tải nhiều thông tin quá cũng không tốt, người xem sẽ có cảm giác bị rối tung trong một mớ hỗn độn thông tin và sẽ nhanh chóng chán và rời khỏi website của bạn, mang theo ấn tượng không tốt về mức độ chuyên môn của website của bạn. Cuối cùng, nhưng rất quan trọng, là việc cập nhật thông tin thường xuyên. Đảm bảo với bạn là người xem sẽ rất bực mình và có ấn tượng không tốt nếu như thấy trang web họ đang đọc được cập nhật lần cuối cách đây vào năm
Phần thưởng: bạn có biết hiện có bao nhiêu trang web trên Internet không? Theo số liệu thống kê, có không dưới 8 tỉ trang web tồn tại trên Internet vào thời điểm tháng giêng năm 2005. Nếu một người đọc mỗi ngày 100 trang web thì anh ta phải mất 50 năm mà chỉ đọc được chưa đầy 2 triệu trang web trong cuộc đời. Cho nên, người ta đọc có chọn lọc. Vì thế, bạn phải có những “chiêu thức” khiến người xem cảm thấy thích và có ích lợi khi đọc các trang web của bạn. Hiện nay trên thế giới, rất nhiều website trả tiền cho người đọc, ví dụ bạn vào xem trang web của họ, bạn sẽ được cộng điểm hoặc trả tiền (chỉ vài xu đô – la Mỹ), khi điểm của bạn nhiều, bạn có thể đổi điểm để lấy hàng hóa hay dịch vụ hay được giảm giá khi mua hàng,v.v…. Chúng ta có thể không làm như thế, nhưng phần thưởng ở đây có nghĩa là những lợi ích dành cho người đọc web, ví dụ như cái để download (tải về) miễn phí, những dịch vụ ưu tiên hay quà khuyến mãiv.v… Có như thế bạn mới giữ chân được người xem.
Tóm lại, để thu hút và giũ chân người xem web, bạn phải mang lại cho họ lợi ích thật sự, những lợi ích đó có thể là tiền bạc, dịch vụ hay sản phẩm miễn phí, giá trị tinh thần, thông tin hữu ích v.v…